Ái dục nguy hiểm ra sao?
Chiêm nghiệm cuộc sống, chúng ta thấy có năm nhóm thực thể chi phối mạnh đời sống con người: Sắc đẹp, tiếng hay, hương thơm, vị ngon và xúc chạm êm dịu.
Đức Phật Gotama gọi năm nhóm thực thể này là năm dục. Ái dục chính là say mê năm dục, chìm đắm và mất tự do trong năm dục. Đức Phật Gotama cho biết ái dục chính là nguyên nhân làm chúng sinh mê mờ và đau khổ. Ái dục cũng giống như cỏ hoang. “Cỏ hoang làm hại ruộng vườn; Ái dục làm hại con người”.[1]
Sắc đẹp, tiếng hay, hương thơm, vị ngon và xúc chạm êm dịu là những quà tặng có điều kiện của thế giới sống. Sự có mặt của nó đem lại những vị ngọt nhất định cho con người. Nhưng một khi con người say mê và chìm đắm trong nó, con người sẽ bắt đầu ảo tưởng, mê mờ và đi về nẻo chết (đau khổ).[2] Nó là độc mật. Năm dục là năm độc mật. Sự nguy hiểm và cay đắng bên trong năm dục là rất lớn. Sự trói buộc, lệ thuộc và si mê bên trong năm dục là rất lớn. Một người không thấy được chân tướng của ái dục, người ấy sẽ không bao giờ có được hạnh phúc chân thật hay sự thoả mãn cuối cùng.
Say mê, tham đắm trong sắc đẹp, sẽ mê mờ và khổ đau vì sắc đẹp. Say mê, tham đắm trong tiếng hay, sẽ mê mờ và khổ đau vì tiếng hay. Trong dục nào con người say mê và chìm đắm, trong dục đó con người mê mờ và đau khổ.
Bất cứ ai, dù màu da, tôn giáo, địa vị, học vấn hay quyền lực như thế nào, khi say mê và chìm đắm trong năm dục đều có kết thúc chung là u tối và khốn khổ.
Ái dục không chỉ nhận chìm con người trong khổ đau hiện kiếp. Ái dục còn làm con người bị động tái sinh. Nghiệp nhân từ lời nói, ý nghĩ và hành vi mê mờ, bất thiện do ái dục làm duyên sẽ đẩy đưa con người đi qua vô số kiếp bất hạnh trong nhiều hình thức sống.
Trong bài chia sẻ đầu tiên sau ngày giác ngộ cùng năm người bạn đồng tu, Đức Phật Gotama khẳng định: Ái dục là nguyên nhân dẫn đến đau khổ. Ái dục hết, khổ sẽ hết. Sự tắt nghỉ tận cùng của ái dục là sự có mặt của Niết-bàn (sự mãn nguyện vô tận hay hạnh phúc tối thượng).[3]
Một người muốn có sự mãn nguyện vô tận hay hạnh phúc tối thượng, người ấy cần phải đoạn tận ái dục. Một người muốn đoạn tận ái dục, người ấy phải hiểu biết trọn vẹn về ái dục. Hiểu về vị ngọt của dục, hiểu về u tối và khổ đau khi say mê và chìm đắm trong dục, hiểu về hạnh phúc tối thượng của sự đoạn tận ái dục cũng như con đường đưa đến đoạn tận ái dục, về cả ba phương diện nhận thức, kinh nghiệm và giải thoát, là sự hiểu biết trọn vẹn về về ái dục.
Người hiểu biết trọn vẹn về ái dục, ảo tưởng về ái dục sẽ chấm dứt, tâm ái dục sẽ không còn sanh, khổ đau sẽ rơi xuống như nước rơi xuống từ lá sen[4], sự mãn nguyện trọn vẹn tự nhiên sẽ tràn ngập. Nói cách khác, như Rahula: Khi vượt qua được ái dục, những trói buộc của ma bị cắt đứt, tham muốn bị nhổ tận gốc, người ta sẽ mát lạnh, tịch tịnh.[5]
Nhuận Đạt
---------------
[1]Pháp Cú (Dhammapada), 359.
[2]Kinh Tuổi Trẻ và hạnh Phúc.
[3]Kinh Chuyển Pháp Luân.
[4]Kinh Malunkyaputta, Tiểu Bộ Kinh III.
[5]Kinh Rahula, Tiểu Bộ Kinh III.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ý nghĩa cúng Rằm tháng 10
Phật giáo thường thức 15:04 15/11/2024Rằm tháng 10 là một ngày lễ mang nhiều ý nghĩa tâm linh và truyền thống trong văn hóa Việt Nam. Đây là dịp để mọi người không chỉ tri ân tổ tiên mà còn tạo cơ hội tích phước lành, sống hướng thiện và gìn giữ truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Thiền trong mỗi phút giây
Phật giáo thường thức 14:37 15/11/2024Chúng ta nên đưa sự thực tập trong thiền đường vào trong đời sống hàng ngày. Thực tập như thế nào để hiểu được cảm thọ, tri giác của mình. Chúng ta không chỉ xử lý cảm thọ, tri giác trong lúc ngồi thiền mà phải xử lý chúng suốt ngày.
Vì sao “không cần tha thứ cũng tha thứ”?
Phật giáo thường thức 14:35 15/11/2024Có câu hỏi của một thiền sinh, làm sao để buông xuống, tha thứ cho người đã gây ra lỗi lầm, khổ đau cho mình?
“Chỉ khi nào không mong cầu gì thì vạn sự mới như ý”
Phật giáo thường thức 11:00 15/11/2024Hỏi: Kính thưa Thầy, thật sự thì pháp đang muốn chỉ ra cho con bài học gì vậy Thầy?
Xem thêm