Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 26/03/2020, 15:50 PM

Vụ Buddha bar, giảng viên ĐH Paris 5 gửi tâm thư tới Chủ tịch quận 2

TS.BS Lương Cần Liêm, giảng viên ĐH Paris 5 vừa gửi tới Ban Biên tập Phatgiao.org.vn bức tâm thư mà ông đã gửi đến Chủ tịch UBND quận 2 lên tiếng vụ Buddha bar. BBT xin đăng lại nguyên văn để rộng đường dư luận.

Mở quán ăn chơi mang tên Đức Phật – quả báo không nhẹ đâu

Không chỉ có tên gọi

Không chỉ có tên gọi "Buddha Bar", trong không gian của quán còn có nhiều tranh ảnh về Đức Phật được trang trí, trưng bày ở nhiều vị trí khác nhau. Ảnh minh họa: Fanpage quán

"Kính gửi Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận 2, Tp. HCM.

Kính chào quí vị,

Được các tin về sự kiện cơ sở "Buddha Bar" mở cửa hàng tại quận 2, tôi có thông thư gửi cho các cơ quan chính quyền TP gửi kèm dưới đây.

Dù thương hiệu "Buddha bar" là một hệ công thương quốc tế nhưng theo ý của tôi, trên lãnh thổ văn hóa Việt Nam và nhất trên địa bàn thành phố mang tên Người thì không thể nào chấp nhận được.

Đại cương là lấy tên Phật lợi dụng làm nhà kinh doanh và lấy địa điểm tên Phật để làm nơi đến nhậu nhẹt. Nhất là quận 2 là khu mới đón nhiều người nước ngoài. Hình ảnh của một thành phố không tôn trọng tôn giáo của dân như thế nào?

Tôi yêu cầu ủy ban quận 2 và Sở Văn hóa sớm xử lý tốt đẹp. Tôi mong được hồi âm. Không giải quyết là đồng lòng với việc Buddha Bar này đang làm, theo ý riêng của tôi.

Kính thư!"

Ngoài ra, trong bức thư khác, TS Liêm có viết: 

Kính gởi Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài Thành Phố Hồ Chí Minh,

Đồng kính gởi Ủy ban Nhân dân Thành phố, 

Đồng kính gởi Sở Văn Hóa Thành Phố, 

Đồng kính gởi ông Thiệp, đại sứ VN tại Pháp,

Kính thưa quí vị,

Tôi tên Lương Cần Liêm - Việt kiều Pháp đọc tin này trên mạng. Tôi xin các cơ quan nghiên cứu tin này và cho biết ý kiến về quán bar này.

Về phía tôi nhận xét, thêm đây một sự kiện chứng minh tình hình giảm đạo đức công cộng và trình độ kém văn hóa của một số người lập nghiệp ở thành phố.

Tự do thương mải cũng phải lịch sự và nghiêm chỉnh.

Tôi mong muốn các cơ quan giúp người dân tôn trọng những gì thiêng liêng nhất của dân tộc tại thành phố mang tên Người!

Kính thư".

TS.BS Lương Cần Liêm.

TS.BS Lương Cần Liêm.

Tiến sĩ tâm lý, bác sĩ tâm thần học Lương Cần Liêm đang giảng dạy tại Đại học Y Paris (Pháp), là chủ tịch Hội khoa học hữu nghị tâm lý tâm thần Pháp- Việt. Không chỉ có kiến thức tâm lý, tâm thần học sâu rộng, tiến sĩ, bác sĩ Lương Cần Liêm còn là người có kiến thức uyên thâm về Đạo Phật và văn hoá Á Đông. 

Tiến sĩ tâm lý, bác sĩ tâm thần học Lương Cần Liêm còn là tác giả của hàng chục đầu sách về tâm lý, tâm thần và đạo Phật được phát hành rộng rãi ở Pháp và châu Âu. Hằng năm, ông đều trở về Việt Nam để chủ trì các hội thảo quốc tế.

Cập nhật những thông tin liên quan đến quán bar Buddha tại đây

> Xem video giảng pháp rất thú vị của sư Thích Tâm Nguyên:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Lắng nghe những lời thị phi

Góc nhìn Phật tử 16:02 16/04/2024

Sống trong đời sống, ít nhất ta cũng có một lần bị người khác chỉ trích, phê phán, thậm chí là mắng rủa, đay nghiến với những ngôn từ khó nghe… Phải biết lắng nghe những lời thị phi để lớn thêm một chút.

Thay đổi suy nghĩ để thay đổi tiềm thức, từ đó thay đổi số phận

Góc nhìn Phật tử 18:30 15/04/2024

Trong cuộc sống, chúng ta thường đối diện với những thách thức, khó khăn và những biến đổi không ngừng. Trong những thời điểm khó khăn như vậy, nhiều người đã nhận ra rằng bản chất của sự thay đổi thực sự bắt đầu từ bên trong, từ suy nghĩ của chúng ta.

Nhập thất: Cơn đau hành thiền là gì? (15)

Góc nhìn Phật tử 17:00 15/04/2024

Con đường đi đến giải thoát, đến toàn mãn, toàn giác của Đức Phật là Tứ thánh định. Tự lượng sức mình, chỉ “hái lá, bẻ cành” rồi mang về gọi là cây bồ đề của Phật cũng không sai. Đức tin về đạo Phật mênh mông vô cùng tận.

Bảy loại tài sản của bậc Thánh

Góc nhìn Phật tử 14:51 15/04/2024

Đối với thế gian, tài sản là một trong năm món dục (tài, sắc, danh, thực, thùy) mà con người luôn hướng đến, luôn tìm cầu để sở hữu và thụ hưởng. Trong xã hội hiện nay, việc tạo ra tài sản được đặt lên hàng đầu để đáp ứng mục đích thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ.

Xem thêm