Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Xin cảm ơn Mẹ Việt Nam Anh Hùng, Người Mẹ của con...

Nhân mùa Vu Lan PL.2558 đang đến gần, hướng tới kỉ niệm ngày tưởng nhớ Thương binh liệt sĩ Việt Nam 27/7, hình ảnh những người Mẹ Việt Nam lại càng khiến trái tim người con Phật rung cảm hơn bao giờ hết.

Chiến tranh đã qua đi, đất nước hòa bình, nhưng những đau thương mất mát mà chiến tranh để lại thì không gì bù đắp. Hình ảnh người Mẹ ngồi lặng lẽ bên mâm cơm có vài chiếc bát chờ con về ăn cùng, ở giữa là bát hương đã khiến tim chúng ta nghẹn lại vì cảm động:

“6 chiếc bát mình mẹ một mâm cơm
Chúng nó đi, đi mãi chẳng quay về
Giải phóng rồi, Bắc Nam ta thống nhất
Cơm mấy người vẫn mình mẹ ngồi ăn”
 
Người Mẹ đó vốn dĩ giống như những người mẹ khác, vốn mong được sống vui vầy bên con cháu trong mái ấm gia đình. Nhưng trong thời loạn, khi đất nước gọi tên tuổi trẻ lên đường cứu nước, các con trai đi khắp nẻo đường, nghe đau thương chìm trong khói hương, mong sao cơn mưa gió vô thường không lung lay làm rơi giọt sương. 

Tình yêu trong thời chiến đẹp trong sáng và cao thượng, bao nỗi buồn và niềm vui của mẹ và con đều biến thành tình yêu bao la chăm sóc con cái nối nghiệp cha ông – truyền thống yêu nước lâu đời:

“GIA chủ văn chương tân thế giới
Thử địa hữu kỳ sa tứ thủy
Kỳ nhân minh nguyệt như thanh phong
ĐẲNG tộc dũng tài định giang sơn”
 
Đó là gia đình của người Mẹ Việt Nam Anh hùng – Mẹ Nguyễn Thị Dương, mẹ của 5 liệt sĩ đứng đầu danh sách phong tặng đợt I, Mẹ còn được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất. Tên của Mẹ và liệt sĩ Đoàn Cư được khắc vào bia tưởng niệm tại chùa Vĩnh Trù, 59 Hàng Lược.

Mẹ Anh Hùng – Nguyễn Thị Dương sinh năm 1902, mẹ sinh trưởng trong một gia đình tại làng ven biển Mỹ Thủy, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Trong hoàn cảnh chiến tranh, đàn ông con trai ra trận, người phụ nữ làm hậu phương bảo vệ tài liệu, máy móc dụng cụ in truyền đơn, mẹ Dương đã tỏ ra là người phụ nữ mưu trí can đảm. 
 
Trong kháng chiến chống Pháp, đồng bào Quảng Trị được sống và chiến đấu vững vàng là nhờ kho vũ khí và lương thực từ nhà cụ Đoàn Cầu mà cụ Dương cùng bà con thôn 1 đã cất giấu bảo quản rất tốt.

Là vai trò người Mẹ, hội viên hội “Mẹ chiến sĩ”, cụ Nguyễn Thị Dương đã nuôi dưỡng nhiều cán bộ, bộ đội Trung đoàn 95, các đồng chí bộ đội đã tặng bà bài thơ “Bà mẹ Triệu Cơ”, bà đã thuộc lòng, mãi sau này về tuổi già, cụ Dương vẫn ngâm bài thơ để nhớ bộ đội.

Năm 1964, bà Nguyễn Thị Dương bị Mỹ - Ngụy o ép, bắt bớ, tra khảo nhiều lần, chỉ để hỏi Đoàn Khuê, Đoàn Chương, Đoàn Thúy 3 người con trai đầu hiện nay ở đâu, đang làm gì; bà trả lời thẳng: “Sinh con ai nỡ sinh lòng, các con tôi đi theo Cụ Hồ, tôi không biết, không liên lạc được”. Có lần bọn giặc chôn sống bà Dương đứng sâu ngang cổ để tra hỏi dọa bắn, vì thế tổ chức Tỉnh ủy đã bố trí để bà Dương vượt biển ra Bắc.

Khi bà Dương ra Bắc, các con bà vẫn đầy đủ, bà Dương đâu có ngờ, cả 6 người con của mình lần lượt ngã xuống chỉ trong 3 năm từ 1966-1969, đó là 6 anh hùng liệt sĩ: Đoàn Thị Tùng, Đoàn Giao, Đoàn Đình, Đoàn Cư, Đoàn Ngọc Anh, Đoàn Hà (con của cụ Nguyễn Thị Lạnh, em ruột cụ Dương)
 
 
Trong sự mất mát chia lìa bởi chiến tranh, người Mẹ nào chẳng khóc đau xé lòng vì con mình hy sinh trong trận mạc, dẫu biết chiến tranh nghiệt ngã sinh tử là điều không tránh khỏi, nhưng tình mẫu tử khiến nước mắt Mẹ không còn để khóc những người con lần lượt ra đi, đi mãi mãi. Thời gian đi qua, vết thương trên thịt da đã lành theo năm tháng, nhưng vết thương lòng mẹ vẫn nặng mang. Khói lửa chiến tranh đã tan rồi, còn lại mình Mẹ thôi. 

Mẹ Việt Nam đã mang đến cho Tổ quốc những người con dũng cảm, Mẹ Việt Nam đã mạnh mẽ khi chấp nhận xa cách và mất mát người thân trong thời loạn. Mẹ Việt Nam đã giúp cho thế hệ tuổi trẻ mọi thời đại thấu hiểu rằng, tình yêu đích thực không phải là sự sở hữu ai đó ở bên cạnh mình, mà là sự tôn trọng lý tưởng hoài bão của cuộc sống người mình yêu thương; và tình yêu thương của Mẹ Việt Nam Anh hùng cũng thật gần gũi với tình yêu mà đức Phật đã dạy.

Chắc chắn, Mẹ Việt Nam thương yêu đồng bào, những người già, trẻ nhỏ, phụ nữ đang khổ sở vì ách thực dân đô hộ và chiến tranh, yêu họ nhiều lắm, nên mẹ ủng hộ và chăm lo cho những đứa con thân yêu mà mẹ dứt ruột sinh ra, để họ lên đường cứu nước. Trong thời loạn, tình yêu trong ngần và cao quý biết bao.

Nhờ những người con anh hùng của Mẹ, đất nước Việt Nam mới được sống trong độc lập – tự do – hòa bình đến ngày nay. Khói lửa chiến tranh tan đi, còn lại hình bóng người mẹ hiền cô đơn trong hoàng hôn cuộc đời, nhưng Mẹ Việt Nam không cô độc đâu, vì lớp lớp những thế hệ thanh niên Việt sẽ thay mặt cho các người con anh hùng đã khuất của Mẹ, để yêu thương Mẹ nhiều hơn mỗi chiều nghiêng bóng, xin được chia sớt nỗi buồn, xin được sẻ đôi bát cơm, xin được hôn lên đôi mắt mỏi mòn của Mẹ.
 
Sống trong tinh thần tri ân báo ân của nhà Phật “quốc gia xã hội tri ân, thủy thổ thuần dụng chi đức”, cũng như thầm nhuần tình mẫu tử và tinh thần hiếu đạo của Phật giáo, thanh niên phật tử Việt Nam hiểu rằng, những người Mẹ anh hùng đã mang lại cho chúng ta cuộc sống ở thời đại hòa bình, như vậy cũng như là Mẹ Việt Nam đã sinh ra thế hệ kế tiếp của dân tộc anh hùng ưa chuộng hòa bình.

Vậy nên, dù chúng con không phải do Mẹ dứt ruột sinh ra, nhưng chúng con xin được kính cẩn dâng Mẹ Việt Nam nén tâm hương tưởng niệm, cùng lời tri ân từ đáy lòng: “ Xin cảm ơn Người, Người Mẹ của con”.
                                                               
Thùy Dương

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm sao để nhận biết đó là bậc giác ngộ?

Phật giáo thường thức 08:16 23/11/2024

Thưa Thầy, Thầy nói tu học tốt nhất là được học từ bậc Giác Ngộ, vậy làm sao chúng con biết vị ấy là bậc Giác Ngộ để mà theo học ạ?

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Phật giáo thường thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?

Phật giáo thường thức 15:05 22/11/2024

Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?

Có phải con đang né tránh bài học của pháp không?

Phật giáo thường thức 13:00 22/11/2024

Con thấy được những ràng buộc nơi tâm và thân trong đời sống gia đình, nên con không muốn kết hôn, không muốn bị ràng buộc. Những nhân duyên đến để con hình thành một mối quan hệ tình cảm thì con thường tìm cách thoát khỏi trước khi mối quan hệ có thể bắt đầu.

Xem thêm