Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 28/09/2020, 14:42 PM

Báo Tuổi trẻ đã phỉ báng Phật giáo, xúc phạm Đức Thích Ca Mâu Ni như thế nào?

Trong công văn gửi Ban Tôn giáo Chính phủ, Hội đồng Trị sự Giáo hội PGVN và các cơ quan khác, Thượng toạ Thích Nhật Từ cho rằng báo Tuổi trẻ đã xúc phạm Đức Phật, phỉ báng Phật giáo và cộng đồng Phật tử toàn cầu.

Công văn kiến nghị phản đối bài viết “Ứng dụng lễ chùa, nạp tiền được phù hộ cả tháng” với tranh biếm họa xúc phạm đức Phật và cộng đồng Phật giáo toàn cầu của họa sĩ Cacho (tức Phan Hồng Đức), đăng trên trang web và Facebook Tuổi Trẻ Cười vào ngày 23/9/2020. 

Thượng tọa Thích Nhật Từ - Trụ trì chùa Giác Ngộ, Ủy viên Hội đồng Trị sự GHPGVN, Phó Trưởng ban Phật giáo quốc tế trung ương GHPGVN cho rằng Ban biên tập Tuổi Trẻ Cười và họa sĩ Cacho đã cố tình xúc phạm tính thiêng liêng của đạo Phật, vốn được Hiến pháp và Luật pháp Việt Nam tôn trọng. Cách Tuổi Trẻ Cười xúc phạm đức Phật, đạo Phật và cộng đồng Phật giáo toàn cầu và cộng đồng Phật giáo Việt Nam là lấy hình ảnh Đức Phật thiêng liêng của hơn 600 triệu người trên thế giới và hàng chục triệu người Việt tại Việt Nam. Làm tranh biếm hoạ nhằm mua vui rẻ tiền, xúi giục quần chúng không đi lễ chùa. Điều này đã gây ra sự bất bình lớn trong cộng đồng Phật giáo Việt Nam.

Thượng tọa Thích Nhật Từ - Trụ trì chùa Giác Ngộ, Ủy viên Hội đồng Trị sự GHPGVN, Phó Trưởng ban Phật giáo quốc tế trung ương GHPGVN

Thượng tọa Thích Nhật Từ - Trụ trì chùa Giác Ngộ, Ủy viên Hội đồng Trị sự GHPGVN, Phó Trưởng ban Phật giáo quốc tế trung ương GHPGVN

Giáo hội PGVN TP.HCM kiến nghị xử lý Ban biên tập báo Tuổi trẻ

Bịa đặt “APP viếng chùa online” nạp tiền để được Phật phù hộ

Bài viết chỉ có hai đoạn. Gồm 110 chữ, có nội dung bịa đặt về một App nào đó chủ trương viếng chùa Online để châm biếm việc lạy Phật và cầu nguyện bình an của quần chúng Phật tử. Theo đó, sách động quần chúng không đi chùa. Nguyên văn như sau:

“Vài năm trước, dân tình xôn xao khi xuất hiện website lễ chùa Online thì nay việc đi chùa đã được đưa lên... App. Khi cài ứng dụng này, mọi người có thể đến viếng, thắp nhang rất nhiều ngôi chùa trên cả nước. Đặc biệt, người dùng có thể nạp tiền vào App để... được phù hộ.”

“Với mức nạp 20 ngàn đồng, “thí chủ” sẽ được phù hộ trong 1 ngày, nạp 50 ngàn dồng sẽ được bình an trong 1 tháng. Mua gói càng lớn thì ưu dãi càng cao! Hiện App này có hơn 5.000 lượt tải về và hàng trăm đánh giá trên Google Play”.

Bài viết 'Ứng dụng lễ chùa, nạp tiền được phù hộ cả tháng'. Ảnh chụp màn hình.

Bài viết 'Ứng dụng lễ chùa, nạp tiền được phù hộ cả tháng'. Ảnh chụp màn hình.

Nhiều Phật tử bức xúc về việc hình ảnh Đức Phật bị đem ra vẽ biếm họa

Tìm kiếm các App có nội dung như Tuổi Trẻ Cười đề cập trên hệ thống Google và hệ điều hành Android. Chúng tôi thấy chi có “App Viếng Chùa Online” do công ty Hỏa Long làm (105 Trần Nguyên Đán. phường Thuận Hóa, TP. Huế), cập nhật ngày 16/11/2019 hoàn toàn miễn phí.

Trên thực tế, “App Viếng Chùa Online” không kêu gọi ai nạp tiền cúng 20.000 đồng để được Phật phù hộ một ngày, 50.000 đồng để được Phật phù hộ một tháng như sự "bịa đặt trắng trợn” của Tuổi Trẻ Cười. Công ty tạo ra "App Viếng Chùa Online" rất đáng được tán dương khi đã bỏ công sức làm App miễn phí. Kêu gọi Phật tử đi chùa Online trong ba tình huống bất khả kháng:

- Lúc muốn đi chùa thì ngoài trời đang có giông to bão lớn;

- Đi làm về quá khuya mà vẫn muốn tụng niệm Phật, dâng hương cho Phật trong thời điểm (sau 21:30) các chùa đã đóng cửa;

- Người đi chùa đang đau ốm không thể rời nhà để lên chùa dâng hương lễ Phật.

Trong bối cảnh Việt Nam chống Covid-19 rất thành công, khi 215 quốc gia và vùng lãnh thổ đang rơi vào khủng hoảng y tế, kéo theo các khủng hoảng kinh tế, xã hội, giáo dục, du lịch, tôn giáo và dân sự thì sự có mặt của “App Viếng Chùa Online” có ý nghĩa thiết thực hơn bao giờ hết.

Dù kiệm lời, không thể biểu thị đồng tình hay tán dương thì tối thiểu với lương tri của một tờ báo chân chính. Tuổi Trẻ Cười không nên và không thể bịa chuyện nhảm vu cáo App có thiện chí này thành nơi yêu cầu “nạp tiền 20.000 đồng và 50.000 đồng” để lấy đó làm cớ xúc phạm Đức Phật và niềm tin chân chính trong Phật giáo.

Điều đáng tiếc là Tuổi Trẻ Cười, phụ trương của Báo Tuổi Trẻ TP. HCM, một bộ phận ngôn luận trong tổ hợp tiếng nói của Đoàn Thanh niên Cộng sản TP.HCM, dưới sự quản lý của Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, vốn nắm vững chủ trương của Đảng và Nhà nước ta “dân tộc đồng hành với Phật giáo”, cũng như chủ trương của GHPGVN “Phật giáo đồng hành với dân tộc” như trong 2000 năm lịch sử Phật giáo đã góp phần bảo vệ đất nước, giữ gìn đất nước và phát triển đất nước Việt Nam.

Bài viết 'Ứng dụng lễ chùa, nạp tiền được phù hộ cả tháng' cùng những dòng trạng thái được đăng trên fanpage

Bài viết 'Ứng dụng lễ chùa, nạp tiền được phù hộ cả tháng' cùng những dòng trạng thái được đăng trên fanpage "Tuổi Trẻ Cười". Ảnh chụp màn hình.

Cục Báo chí chuyển Sở TTTT. TP HCM giải quyết khiếu nại của Chùa Ba Vàng

Xúc phạm Đức Phật, đạo Phật và cộng đồng Phật giáo thế giới

Tuổi Trẻ Cười tự bịa ra câu chuyện “App Viếng Chùa Online" làm tiền để được Phật phù hộ nhằm nhắm đến mục đích xuyên tạc sau đây:

Đả phá “ước nguyện, cầu bình an của Phật giáo là lạc hậu”

Tuổi Trẻ Cười phía câu chuyện về một Phật tử thiếu niên lạy Phật trong chùa với lời cầu chân thành: “Cầu trời Phật phù hộ con được bình an”. Để tấn công vào sự cầu nguyện chân chính của cộng đồng Phật giáo, Tuổi Trẻ Cười đã đưa ra câu thoại châm biếm chua cay: “Ôi bạn ơi thời buổi nào rồi”, ý nói “cầu nguyện được bình an là lạc hậu trong thời công nghiệp 4.0”.

Trên thực tế, cầu nguyện chân chính để biến ước mơ thành hiện thực là quyền tự do của mỗi người được Hiến pháp Việt Nam tôn trọng, không bao giờ là lạc hậu. Chẳng hạn, tiêu đề “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” trong các văn bản hành chính tại Việt Nam vừa là một sự ước nguyện chân thành, vừa là mục tiêu phấn đấu của Việt Nam sau năm 1945 ở miền Bắc và 1975 trên toàn quốc.

Xúi giục mọi ngưòi “từ bỏ văn hóa đi chùa”

Đi chùa, lạy Phật sám hối, tụng kinh mở trí tuệ, ngồi thiền làm chủ tâm lý, học Phật pháp để trở thành người tốt và hữu ích... không chỉ là cái quyền thiêng liêng được Hiến pháp và Luật pháp Việt Nam bảo vệ, mà còn là nhu cầu văn hóa rất chính đáng và không thể thiếu đối với hàng chục triệu Phật tử Việt Nam trong nước và hàng trăm triệu Phật tử trên toàn cầu.

Từ câu chuyện bịa đặt, Tuổi Trẻ Cười khéo dẫn dắt người xem đi đến kết cục rất phản văn hóa, xúc phạm niềm tin Phật giáo. Hai câu thoại xúi giục mọi người không nên đi chùa với ngôn ngữ chài mồi rất rẻ tiền: “Cài App đi chùa cho đỡ phải đi tận đây" và “Nạp 50k được phù hộ cả tháng luôn”. Theo đó, Tuổi Trẻ Cười cố tình gán vào miệng cậu thiếu niên đang lạy Phật: “tiện thế”, tức nạp tiền đề thay thể việc đi chùa: nói cách khác, không cần đi chùa nữa làm gì!

Đi chùa Lễ Phật đã trở thành nét đẹp truyền thống từ lâu đời.

Đi chùa Lễ Phật đã trở thành nét đẹp truyền thống từ lâu đời.

Chùa Ba Vàng kiến nghị Sở TTTT TP HCM xử lý Báo Tuổi trẻ TP HCM

Đi ngược lại xu thế của Liên Hợp Quốc và vi phạm Luật Báo chí

Cách Tuổi Trẻ Cười chài mồi “nạp tiền để dược đức Phật phù hộ 1 tháng” là sự xúc phạm trắng trợn đến Đức Phật và những đóng góp to lớn của Đức Phật đối với nhân loại. Vào ngày 15-12-1999, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc ca ngợi Đức Phật và kêu gọi tổ chức lễ Tam hợp, kỷ niệm Đức Phật đản sinh, thành đạo và nhập niết bàn từ năm 2000 trở đi. Theo đó, chính Liên Hợp Quốc đã tổ chức Vesak LHQ tôn vinh Đức Phật 20 lần và cộng đồng Phật giáo thế giới tổ chức đại lễ Vesak LHQ 16 lần, trong đó, Việt Nam vinh dự đăng cai năm 2008, 2014, 2019. Cách dàn dựng câu chuyện không có thật của Tuổi Trẻ Cười xúc phạm Đức Phật đã đi ngược lại tính tôn trọng sự thật, đạo đức trong truyền thông, chủ trương của LHQ cũng như của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Việc làm của Tuổi Trẻ Cười đã tạo nên sự chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, vi phạm khoản 2b, điều 9 của Luật Báo chí 2016: “Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo”.

Báo Tuổi Trẻ - cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản TP.HCM.

Báo Tuổi Trẻ - cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản TP.HCM.

Vì lời lẽ và tranh biếm họa của Tuổi Trẻ Cười không phản ánh đúng sự thật đối với App viếng chùa miễn phí, vừa xúc phạm nghiêm trọng đến Đức Phật, đạo Phật và sự cầu nguyện chân chính của mọi người về sự bình an, hòa bình và hạnh phúc, để tránh tình trạng xúc phạm đức Phật và đạo Phật tương tự như Tuổi Trẻ Cười. Thượng tọa Thích Nhật Từ kiến nghị:

Công khai xin lỗi: Ban Biên tập Tuổi Trẻ Cười phải công khai xin lỗi Phật giáo theo đúng Luật Báo chí. Khi cộng đồng Phật giáo lên tiếng phản đối, dù Ban Biên tập Tuổi Trẻ Cười đã tạm ẩn/xóa bài viết vào lúc 23:23 phút ngày 26/9/2020 nhưng chưa có lời xin lỗi là thiếu nghiêm túc về báo chí và truyền thông.

Phạt Tuổi Trẻ Cười: Để tạo tính trách nhiệm và nghiêm túc trong truyền thông ở hiện tại và trong tương lai, để nghị Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM, cơ quan chủ quản của Báo Tuổi Trẻ phạt Tuổi Trẻ Cười về bài báo xúc phạm Đức Phật, niềm tin Phật giáo và cộng đồng Phật tử thế giới nêu trên.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bóng mây bay trên đường về xứ Phật (3)

Góc nhìn Phật tử 16:20 16/03/2024

Đức Phật không tìm kiếm con đường tuyên thuyết dựng lên một tôn giáo mà chỉ vì nỗi khổ của nhân loại, của chúng sinh mà rời bỏ cả giang sơn, ngai vàng, điện ngọc, vợ đẹp con khôn. Cái nhân giới ấy đã làm nên một nhân vật xuất chúng trong cõi người mà sau đó lại được xưng tụng đến 10 danh hiệu...

Chấp trước - nguồn gốc bất hạnh và khổ đau

Góc nhìn Phật tử 15:49 16/03/2024

Trên con đường chuyển hóa tâm thức, hoàn thiện chính mình và phát triển tối đa tiềm năng ở mỗi con người, chúng ta gặp nhiều khó khăn với những tâm lý tiêu cực trong tâm, vì chúng là những chướng ngại đáng kể trên con đường tu tập, giải thoát khổ đau.

Nhu cầu hiểu biết về Đạo Phật

Góc nhìn Phật tử 15:41 16/03/2024

Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn nhưng Phật giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng: Học cái chi đây? Bắt đầu từ đâu? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.

Hãy luôn chăm sóc mẹ, đừng đợi đến Vu lan!

Góc nhìn Phật tử 13:20 16/03/2024

Tôi lên giường ngủ lúc 11 giờ khuya, bên ngoài trời đang có tuyết rơi. Tôi co ro rúc vào trong chăn, cầm chiếc đồng hồ báo thức lên xem thì phát hiện nó đã ngừng hoạt động từ lúc nào, tôi đã quên không mua pin cho nó.

Xem thêm