Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 27/07/2023, 07:15 AM

Bồ tát Đại Thế Chí là ai?

Bồ tát Đại Thế Chí hay còn gọi là Đắc Đại Thế hiệu hay Vô Biên Quang Bồ Tát. Trong Tây Phương Tam Thánh, ngài là vị Bồ Tát đứng bên phải của đức Phật A Di Đà, cổ đeo chuỗi anh lạc và tay thì cầm hoa sen xanh.

Bồ Tát Đại Thế Chí niệm Phật viên thông

Bồ tát Đại Thế Chí là ai trong kinh điển?

Đại Thế Chí Bồ Tát còn gọi là Đắc Đại Thế hiệu là Vô Biên Quang Bồ Tát.

Đại Thế Chí Bồ Tát còn gọi là Đắc Đại Thế hiệu là Vô Biên Quang Bồ Tát.

Bồ Tát Đại Thế Chí còn được gọi là Đắc Đại Thế. Ngài rất mạnh, đến mức độ mỗi khi ngài nhấc tay, động chân, hay lắc đầu, thì đất bằng chuyển động. Khi ngài đi, thì đất rung chuyển. “Pháp vương tử”  có nghĩa là  Bồ Tát.”

Tiền thân đức Đại Thế Chí Bồ Tát là Vương Tử Ni Ma. Theo Kinh Bi Hoa: “Trong kiếp Thiện Trì, Phật hiệu là Bảo Tạng. Lúc ấy đức Phật A Di Đà có hiệu là Ly Tịnh. Bồ Tát Quán Thế Âm thị hiện làm Thái Tử thứ nhất, Đại Thế Chí Bồ Tát thị hiện làm thái tử thứ hai, tên là Ni Ma.

Khi vua cha Vô Tránh Niệm – Tiền thân của Phật A Di Đà Phật – Nghe theo lời khuyên của đại thần Bảo Hải – Tiền thân của Thích Ca Mâu Ni Phật – đã đến quy y, nghe pháp với Bảo Tạng Phật, phát tâm Bồ Đề và các đại nguyện. Trưởng tử là vương tử Bất Thuấn – Tiền thân của Quán Thế Âm, vương tử Ni Ma – Tiền thân của Đại Thế Chí Bồ Tát và 888 vương tử đã cùng phát Bồ Đề tâm. Cả hai vương tử đều phát nguyện khi thế giới Cực Lạc thành tựu sẽ hộ trì Phật A Di Đà thâu nhiếp chúng sanh niệm Phật ở mười phương thế giới về Cõi Cực Lạc..”

Trong Tam Tạng Kinh Điển, Bồ tát Đại Thế Chí được nhắc đến nhiều nhất trong hai kinh: Kinh Bi Hoa và Kinh Thủ Lăng Nghiêm. Nơi kinh Bi Hoa là nói đến tiền thân của Ngài lúc còn hành Bồ Tát Đạo. Nơi Kinh Lăng Nghiêm là nơi Ngài cùng 24 vị Thánh lược nói về 25 pháp môn viên thông. Cũng trong kinh này, môn Niệm Phật Viên Thông của Ngài được hậu thế tôn xưng là kim chỉ nam để vào được Niệm Phật Tam Muội. 

Hạnh nguyện của Bồ tát Đại Thế Chí

Theo một số ghi chép trong Quán Vô Lượng Thọ Kinh, Đại Thế Chí Bồ Tát là đại diện của trí tuệ, ngài dùng ánh sáng trí tuệ phổ chiếu hết thảy, giúp mọi chúng sinh rời xa cõi ác. Và khi ngài di chuyển, thế giới thập phương như trải qua cơn địa chấn cho nên được gọi là Đại Thế Chí.

Đại Thế Chí Bồ Tát cùng với Quan Thế Âm Bồ Tát là thị giả theo hầu Phật A Di Đà, xưng tụng là Tây Phương Tam Thánh, tiếp dẫn và độ hóa chúng sinh bằng trí tuệ.

Đại Thế Chí Bồ Tát cùng với Quan Thế Âm Bồ Tát là thị giả theo hầu Phật A Di Đà, xưng tụng là Tây Phương Tam Thánh, tiếp dẫn và độ hóa chúng sinh bằng trí tuệ.

Ngài đứng bên tay phải cùng với đức Quán Thế Âm trở thành thị giả của đức  Phật A Di Đà ở thế giới Tây Phương Cực Lạc. Cả ba vị tạo thành Tây Phương Tam Thánh mà chúng ta vẫn kính thờ mỗi ngày. Quán Thế Âm thì tượng trưng cho từ bi, còn Đại Thế Chí thì tượng trưng cho trí tuệ. Để trở thành Phật, nhất định phải có hai yếu tố này, từ bi và trí tuệ.

Trí tuệ là thanh gươm tinh nhuệ cắt đứt mọi ràng buộc, vướng mắc trong cõi trần ai, trải qua nhiều kiếp tu hành tích lũy với biết bao công phu, đức Đại Thế Chí đã đạt được. Ngài dùng trí của mình để độ kiếp lầm than, theo đúng tinh thần của Phật giáo.

Ngài hiện thân cư sĩ thể hiện hạnh nguyện của Ngài gần gũi với chúng sinh, muốn chúng sinh nghe pháp, thấu hiểu pháp thì cần phải cảm thông cho chúng sinh. Chỉ khi gần gũi và trở thành bạn lành của chúng sinh thì mới có thể làm được điều này. Thế nên Ngài là vị cư sĩ giản dị, dễ dàng đi khắp nhân gian để tiếp xúc với mọi người.

Muốn cứu vớt chúng sanh về tịnh độ, trước phải dạy họ dứt sạch phiền não ô uế. Vì thế, danh hiệu Ngài đã nói lên ý nghĩa vận dụng ánh sáng trí tuệ chiếu soi cho chúng sanh thấy rõ những uế trược nơi mình, đồng thời giúp cho họ có sức mạnh đoạn trừ những uế tạp, hướng về tịnh độ.

Đức Đại Thế Chí Bồ tát khuyên người niệm Phật như thế nào?

Đại hùng đại lực đại từ bi của Thế Chí Bồ Tát chính là tinh thần và trí tuệ cao nhất để Ngài hoàn thành nguyện cũng như trọng trách mà Phật đạo giao phó. Sức mạnh ấy thể hiện ở các phương diện là Đại hùng: sự mạnh mẽ, can trường dám xả thân rời xa những tham muốn hưởng lạc của thế gian. Điều này không những cần tiến tu mà còn phải có đại hùng, tu đạo Bồ Tát, kham những công hạnh, quyết dấn thân vào những việc khó khăn, quyết nhẫn nhục những điều vượt qua giới hạn bằng sức mạnh của tu tập.

Đại lực: Tuy đã thành Phật nhưng Ngài không an trụ tại cảnh giới Niết Bàn, tận hưởng pháp lạc mà tiếp tục hiện thân Bồ Tát Đẳng Giác để xả thân cứu độ chúng sinh, giáo hóa giác ngộ lầm than. Cái ác của chúng sinh có sâu dày đến đâu, ác nghiệp có cường thịnh đến đâu Thế Chí cũng không nản lòng, thệ nguyện vào những nơi tối tăm nhất, chốn ngọc nhằn nguy khó nhất để giác ngộ chúng sinh.

Đại bi: có đại bi mới làm tròn được hành nguyện giáo hóa khó nhọc đến vậy, từ bi cũng là gốc rễ ngọn nguồn của Phật giáo. Trí tuệ là đại hùng nhưng được dẫn dắt bởi đại bi, dùng trí tuệ quan sát căn tính của chúng sinh ngay cả khi mạt pháp nghiệp mỏng chướng dày nhất, kể cả khi căn lành nông cạn nhất để chúng sinh vượt khổ nạn, đạt thành tựu.

Trong kinh Lăng Nghiêm, chương Niệm Phật viên thông, khi Đức Phật Thích Ca hỏi về pháp môn tu hành, Đại Thế Chí Bồ Tát cho biết Ngài tu theo pháp môn niệm Phật. Nhân lành mà Ngài gặt hái được là dùng tâm niệm Phật, vô sinh pháp nhẫn, vì thế Ngài quyết dùng đại hùng đại lực đại bi mà mình có để tiếp dẫn những người niệm Phật vãng sinh tịnh độ.  

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm