Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 01/03/2019, 08:00 AM

Cánh cửa chùa có mở rộng với người tu hành đồng tính hay không?

HỎI: Người đồng tính có được xuất gia đi tu hành và thọ Đại giới không ?

 ĐÁP:

Chính Đức Phật cũng không phê phán về mặt đạo đức đối với những hành động tình dục đồng tính. Những nguồn tư liệu sớm nhất cho thấy rằng đồng tính luyến ái không được bàn luận như là vấn đề đạo đức. Tuy nhiên, có rất nhiều cuộc trao đổi về hoạt động đồng tính luyến ái được phản ánh trong luật Tỳ kheo. 

Bài liên quan

Bất cứ loại hoạt động tính dục nào, cho dù đó là đồng tính hay khác tính, đều bị giới luật ngăn cấm và có nhiều loại hình phạt đối với những người vi phạm. Dâm dục là điều cấm đầu tiên trong bốn Ba la di và bất cứ vị Tỳ kheo hay Tỳ kheo ni nào phạm phải giới này đều bị tẩn xuất suốt đời. Những lỗi nhẹ hơn, chẳng hạn thủ dâm hay phạm hạnh không tốt thì hình phạt tùy theo đó cũng sẽ nhẹ hơn. 

Vấn đề đồng tính luyến ái nổi lên rõ ràng liên quan đến tổ chức Tăng. Những người đồng tính không được thọ giới Tỳ kheo, trong đó bao gồm cả người ái nam ái nữ và cả loại người mà kinh điển Pali gọi là Pandakas. Thuật ngữ này không rõ ràng chỉ cho người nào hay hành động nào, nhưng Peter Harvey, trong tác phẩm An Introduction to Buddhist: Foundations, Values and Issues (Trường Đại học Cambridge ấn hành, năm 2000), đã kết luận rằng, Pandakas chỉ cho loại người loạn chức năng ham muốn tình dục đồng tính nam. Còn Zwilling thì cho rằng Pandakas là loại ham muốn xấu xa, có thể là “lệch lạc tình dục, đồng tính luyến ái”.

Hạng người đó Đức Phật không cho gia nhập Tăng đoàn, bởi vì có thể họ sẽ làm xấu phẩm hạnh của các thành viên khác. Sự nguy hại đó ảnh hưởng đến uy tín của Tỳ kheo và Tỳ kheo ni đối với xã hội và có nguy cơ phá vỡ đời sống Tăng vì nó cản trở tiến trình tu tập. 

Có rất nhiều cuộc trao đổi về hoạt động đồng tính luyến ái được phản ánh trong luật Tỳ kheo.

Có rất nhiều cuộc trao đổi về hoạt động đồng tính luyến ái được phản ánh trong luật Tỳ kheo.

13 già nạn – Autarayikadharma gồm:

1. Phạm biên tội (phạm một trong bốn trọng cấm);

 2. Phá tịnh hạnh của tỷ kheo ni (trước khi xuất gia đã có lần phá trinh của tỷ kheo ni -dù cưỡng hiếp hay được thỏa thuận); 

3. Tặc trú (nghĩa đen là ăn cắp chánh pháp; nhằm chỉ những người vì lợi dưỡng tự mình cạo tóc, nép lén trong chúng xuất gia để hưởng thụ); 

4. Phá nội ngoại đạo (ngoại đạo xuất gia một thời gian rồi tự động trở về với đạo cũ, sau đó lại đến xuất gia nữa; 

5. Giết cha; 

6. Giết mẹ; 

7. Giết A La Hán;

 8. Phá hòa hợp tăng (phá pháp luân tăng-tự xưng là Phật, đặt ra luật lệ, lập tăng đoàn riêng và phá yết ma tăng);

 9. Với ác ý gây thương tích thân Phật ;

10. Bất năng nam, đàn ông bất lực cũng gọi là hoàng môn (có 5 loại:+ Sanh hoàng môn - không có cả nam căn lẫn nữ căn;+ Kiền hoàng môn-bị thiến như thái giám, hoạn quan; + Đổ hoàng môn- thấy kẻ khác hành dâm nổi máu ghen, nam căn bị biến đổi; + Biến hoàng môn- với dâm tâm thúc đẩy muốn hành dâm nhưng khi giao hợp thì năm căn biến đổi; + Bán nguyệt hoàng môn- trong một tháng có 15 ngày nam căn biến đổi, trở thành bất lực); 

11. Phi nhân- không phải là người, ví dụ như ma quỉ, a tu la, thần linh dạ xoa, càn thát bà; 

12. Súc sinh- theo tín ngưỡng Ấn Độ, một số loài súc sinh như rồng hay rắn thần có thể hóa hiện hình người nhưng chung không thể chứng đắc Niết bàn trong hiện tại, trừ tái sanh làm người (không phù hợp với những nơi không có tín ngưỡng này); 

13.Nhị hình- tức một loại lại cái hay bán nam bán nữ-vừa có nam căn vừa có nữ căn.

Như vậy, người đồng tính vướng vào già nạn bất năng nam (già nạn thứ 10) từ đó phát sinh nhiều trở ngại không thể thành tựu mục tiêu phạm hạnh nên không được phép thọ Đại giới.

Như vậy, người đồng tính vướng vào già nạn bất năng nam (già nạn thứ 10) từ đó phát sinh nhiều trở ngại không thể thành tựu mục tiêu phạm hạnh nên không được phép thọ Đại giới.

Bài liên quan

Như vậy, người đồng tính vướng vào già nạn bất năng nam (già nạn thứ 10) từ đó phát sinh nhiều trở ngại không thể thành tựu mục tiêu phạm hạnh nên không được phép thọ Đại giới.

Giới luật còn quy định, trong quá trình khảo nghiệm 13 già nạn, nếu họ cố tình che giấu, vị thầy khảo nghiệm cũng không nhận ra họ là người đồng tính, họ vẫn được Đại Tăng cho thọ Đại giới, nhưng về sau nếu bị khám phá ra cũng bị tẩn xuất khỏi Tăng đoàn.

Sống trong một nơi toàn là nam đối với Tăng và môi trường toàn là nữ đối với Ni. Thì có ai dám khẳng định sự tiếp xúc, qua lại của những Tăng - Tăng, Ni - Ni này có điều gì xảy ra hay không. Chính vì thể để giữ cho giáo đoàn không bị ảnh hưởng thì Phật giáo mới có những quy định như vậy.

Người đồng tính, đó là nghiệp duyên của họ nhưng nói chung là họ đều tu được, đều có khả năng trở thành người tốt, có ích cho đạo và đời, phụng sự Phật Pháp tùy theo duyên nghiệp của mỗi người chỉ cần người đó có tâm tu học.

Trên thực tế hiện nay vẫn có một số ít người đồng tính trong hàng ngũ xuất gia, không nói đến những người đồng tính hay có khuynh hướng đồng tính sau khi thọ Đại giới, mà ngay cả những người biết trước sự đồng tính của mình cũng vẫn tham gia thọ giới.

Chắc chắn khi dự phần vào Tăng đoàn thì các “chướng ngại đạo” sẽ xuất hiện, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hòa hợp và thanh tịnh Tăng.

Nếu những người này vẫn không tự biết mình để an phận mà còn tìm mọi cách tham gia lãnh đạo tín đồ và Tăng đoàn, thì chính điều này ẩn tàng một nguy cơ cho Phật pháp không nhỏ.

Hơn nữa, sự nghiệp tu học phải lấy sự thật làm căn bản, che giấu hay chối bỏ sự thật thì chỉ đạt được hình thức mà thôi.

Như vậy: 

Việc tu hành thì đức Phật có dạy, ai cũng có thể tu tập theo giáo lý của nhà Phật. Không chỉ có con người mà ngay với tất cả chúng sanh. "Tu hành giả, tu cải hành vi, xả ác thủ thiện, ly tục tùng đạo dã”

Tu hành là sửa đổi hành vi, bỏ ác làm lành, lìa tục theo đạo nhằm hướng tới sự giải thoát lìa xa bể khổ trầm luân.

Với tinh thần từ bi của nhà Phật, hướng mọi người đến sự giải thoát nên một số quý thầy thu nhận người đồng tính xuất gia tu hành nhưng chỉ có thể cho thọ giới Sa Di và lên nữa cũng chỉ là giới Bồ Tát.

Còn thọ Đại giới thì theo giới luật nhà Phật người đồng tính thì không được thọ " Đại giới ” vì trước khi thọ giới, họ không vượt qua được vòng khảo nghiệm đầu tiên của 13 già nạn. Già nạn là chướng ngại đạo pháp, tức là những điều gây trở ngại cho việc chứng đắc Thánh quả ngay trong đời này do thân và tâm có khiếm khuyết.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?

Hỏi - Đáp 15:05 22/11/2024

Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?

Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?

Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024

Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?

Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?

Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024

Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?

Tượng Phật có từ bao giờ?

Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.

Xem thêm