Câu chuyện về người đàn ông Mỹ đóng băng cơ thể để chờ hồi sinh
Ông James Bedford là một trong những người giàu có thập niên 1960, một nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ là một trong những người đã áp dụng phương pháp đóng băng cơ thể để hồi sinh.
>>Phật tử có thể đọc loạt bài về Luân hồi
Người đàn ông Mỹ đóng băng cơ thể
Thông tin đầu tiên về đông lạnh cơ thể bắt đầu xuất hiện tại Mỹ từ thập niên 60 sau khi giáo sư Robert Ettinger tại Đại học Michigan công bố cuốn “Toàn cảnh về bất tử” trong đó nói đến việc giúp một người sống lại nếu họ được đông lạnh ngay thời điểm chết. Thuật ngữ cho việc đóng băng cơ thể sau khi chết để chờ đợi cơ hội trở thành bất tử có tên là Cryonics. Hàng nghìn người trên thế giới đã tham gia vào dịch vụ này. Hiện nay trên thế giới chỉ có 3 trung tâm đóng băng cơ thể, không đâu khác ngoài 3 cường quốc Anh, Nga, Mỹ. Câu chuyện về nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ - James Bedford sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về phương pháp này.
James Bedford là một trong những người giàu có thập niên 1960 và cũng là một nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ. Ông có nhiều chiêm nghiệm về mục đích sống và ý nghĩa của cái chết. Các sinh viên từng được ông giảng dạy đều khen thầy của mình có trí tuệ tuyệt vời, một nhà giáo chân chính.
Bên cạnh đó James Bedford cũng được biết là người ưa phiêu lưu. Ông từng đi săn ở châu Phi, đến rừng mưa Amazon và du lịch khắp Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Anh, Scotland, Đức,Thụy Sĩ. Bedford còn là một trong những người đầu tiên lái xe trên cao tốc Alcan đến tây bắc Canada và Alaska. Tuy nhiên, cuộc phiêu lưu đặc biệt nhất mà Bedford trải qua lại chỉ bắt đầu khi tim ông ngừng đập.
Năm 1967, Bedford bị ung thư thận di căn sang phổi, không thể chữa khỏi. Nhân duyên đã đưa Bedford đọc được ý tưởng trong cuốn sách The Prospect of Immortality (Triển vọng bất tử) của tiến sĩ Robert Ettinger - người được coi là cha đẻ của thử nghiệm đóng băng cơ thể, sáng lập viên Cryonics Institute - đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ đóng băng cơ thể sau chết. Khi đọc được những thông tin đó, vốn là người ưa trải nghiệm, ông đề nghị được tham gia.
Ngày 12/1/1967, Bedford ngừng tim trong một viện dưỡng lão, ở tuổi 73. Một bác sĩ đã hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim, nhằm duy trì lưu thông máu trong cơ thể ông. Sau đó, người ta rút hết máu rồi tiêm dimethyl sulfoxide để bảo vệ nội tạng. Cuối cùng, họ đặt Bedford trong một bể chứa nitơ lỏng, ở âm 196 độ C.
Quá trình này diễn ra không thuận lợi cho lắm, khi công tác chuẩn bị ban đầu chưa hoàn thiện. Thi thể Bedford được đưa vào một quan tài, chở về nhà riêng, rồi sau đó chuyển đến trung tâm đông lạnh Cryo - Care ở Phoenix, Arizona. Tháng 4/1970, Bedford được đưa đến công ty sản xuất và sửa chữa thiết bị thử nghiệm Galiso, thuộc Nam California.
Quãng thời gian ở Galiso, bồn chứa cơ thể Bedford phải nằm giữa các bể chứa dang dở và các thiết bị thử nghiệm lộn xộn khác, phủ đầy bụi. Nhưng trải qua vô số thách thức, kỳ diệu là trạng thái đóng băng vẫn được giữ. Tháng 7/1976, gia đình chuyển Bedford đến cơ sở khác, cũng ở California.
Vợ và con của Bedford rất trung thành với di nguyện của ông. Tuy nhiên, những người khác trong gia đình không chấp nhận cách "an nghỉ" đặc biệt này. Vì vậy, cuộc chiến pháp lý giữa các thành viên nhà Bedford đã nổ ra. Tài sản 100.000 USD ông để lại dành cho việc đóng băng dần cạn kiệt, do phải chi phí quá nhiều cho việc kiện cáo.
Năm 1977, vì chi phí bảo quản cơ thể Bedford ngày một tăng cao, con trai ông đã phải đem cơ thể cha về đặt tại nhà, thỉnh thoảng tự nạp ni tơ lỏng.
Năm 1982, Mike Darwin, một đại diện của công ty Alcor Life Extensions Foundation - công ty đông lạnh cơ thể ở Mỹ - thuyết phục gia đình đưa Bedford đến cơ sở của mình. Darwin cam kết sẽ bảo quản ông ở một môi trường an toàn với chi phí thấp hơn. Sau một chút do dự, con trai và con dâu Bedford đồng ý.
Theo một báo cáo của công ty Alcor, trong lần được kiểm tra duy nhất vào ngày 25/5/1991, da trên cổ và thân trên của Bedford đã bị đổi màu, mũi bị sụp và xuất hiện hai lỗ thủng trên cơ thể. Mũi và miệng của ông có vết máu, mắt mở hé và giác mạc có màu trắng của băng.
Theo các kỹ thuật viên, thi thể trẻ hơn so với tuổi 73. Mặc dù có những biến đổi, nhưng báo cáo đánh giá ông được bảo quản tốt. Sau quá trình đánh giá, các kỹ thuật viên mặc cho Bedford "áo" mới, đặt vào một bể chứa khác, bơm nitơ lỏng để tiếp tục chờ đợi.
"Tôi hy vọng chúng ta sẽ thực sự gặp nhau vào một ngày nào đó... Lúc đó, cả hai chúng ta sẽ mất bạn bè và gia đình - vì họ không chọn chung con đường với chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta vẫn sẽ có niềm vui, khi không bị ràng buộc sự sống của mình với các liên kết của trọng lực, trái đất và thời gian. Giấc mơ của ông, giấc mơ đến một ngày tiếp tục được sống sẽ được thực hiện", Mike Darwin viết thư ngỏ sau 5 ngày chuyển thi hài Bedford sang quách mới.
Những thông tin về phương pháp đóng băng cơ thể chờ hồi sinh
Đóng băng cơ thể là công nghệ được tiến hành với giả định những thành tựu công nghệ y khoa trong tương lai có thể giúp hồi sinh người đã mất. Quá trình này bao gồm việc lưu giữ cơ thể trong bể nitơ lỏng ở nhiệt độ dưới 0 độ C và sử dụng các thiết bị hỗ trợ sự sống để duy trì những chức năng quan trọng của cơ thể.
Khi một bệnh nhân được tuyên bố đã chết về mặt pháp y, xác của họ được đưa lên giường lạnh và dùng thiết bị hồi sức tim phổi giúp máu lưu thông khắp cơ thể một lần nữa. Sau đó các chuyên gia sử dụng 16 loại thuốc khác nhau để giúp cho tế bào của người chết không bị hư tổn. Tiếp đến là quá trình rút hết máu và dịch cơ thể rồi bơm chất lỏng bảo vệ nội tạng vào thay thế.
Cuối cùng, các chuyên gia sẽ tiến hành làm lạnh thi thể bằng cách giảm 0,5 độ C mỗi giờ cho đến khi đạt nhiệt độ -196 độ C sau khoảng hai tuần. Tiếp đó, thi thể được đưa vào bể nitơ lỏng hình trụ trong tư thế lộn ngược đầu để lưu trữ và chờ… cho đến khi khoa học tiến bộ.
“Phương pháp làm đông lạnh cơ thể cũng tương tự như một liều thuốc cấp cứu giúp cơ thể không trở nên tồi tệ hơn, các tế bào không bị phân hủy để đợi kỹ thuật tiên tiến trong tương lai khắc phục vấn đề đó” - tờ The Atlantic dẫn lời ông Max More, Giám đốc Tổ chức kéo dài cuộc sống Alcor ở bang Arizona, Mỹ, nói.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, đối với một cơ thể phức tạp như con người thì cho đến hiện nay không có điều gì cho thấy xác đông lạnh sẽ có khả năng hồi sinh trong tương lai. “Niềm tin rằng đông lạnh xác người chờ hồi sinh là “bước nhảy vọt” trong tư tưởng của nhiều người” - BS Huang Yonghua, Phó Giáo sư tại ĐH Giao thông Thượng Hải, nhận định. “Tuy nhiên, dù chúng ta có thể sử dụng công nghệ để đông lạnh xác, vẫn chưa có trường hợp hồi sinh thành công nào trên thế giới cho đến nay. Nói cách khác, mức độ thành công của phương pháp này vẫn là một ẩn số”.
Còn theo TS Huang Yonghua, Phó Giáo sư ở Viện làm lạnh và đông lạnh thuộc ĐH Giao thông Thượng Hải, việc đông lạnh cho phép lấy mẫu ADN hoặc tế bào từ người chết, một điều có thể đem lợi ích cho những người thân trong gia đình sau này.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm