Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 15/04/2021, 13:43 PM

Chấp nhận để hạnh phúc

Trong cuộc sống đa số chúng ta phải trải qua rất nhiều nỗi mất mát. Người mất về vật chất, người mất về tinh thần, danh tiếng, tình yêu... Những điều này bất cứ ai cũng phải trải qua không phải riêng ai, vậy làm sao để chúng ta có được an lạc, hạnh phúc giữa cuộc đời đầy gian truân này đây?

Như đã nói trên, mất mát là bất cứ ai cũng phải trải qua. Vậy phương pháp nào để có được hạnh phúc? Chúng ta không thể biết trước rồi chúng ta sẽ gặp phải những điều gì ở phía trước. Có thể là điều mà chúng ta không mong muốn, cũng có thể là điều ta mong đợi, và cho dù chúng ta có muốn hay không thì nó cũng diễn ra theo quy luật của nó. Vậy để được an vui, hạnh phúc giữa dòng đời đầy cay nghiệt này chúng ta cần phải học cách chấp nhận để được an lạc, hạnh phúc. Bởi vì dù cho không chấp nhận chúng thì nó vẫn xảy ra, nhưng chấp nhận cũng cần có một phương pháp nhất định, một đường lối rõ ràng, một thời gian nỗ lực thực tập, tinh tấn. Nói tới đây tôi chợt nhớ về một câu chuyện của đức Phật và người chăn bò.

Chúng ta không thể biết trước rồi chúng ta sẽ gặp phải những điều gì ở phía trước. Có thể là điều mà chúng ta không mong muốn, cũng có thể là điều ta mong đợi, và cho dù chúng ta có muốn hay không thì nó cũng diễn ra theo quy luật của nó.

Chúng ta không thể biết trước rồi chúng ta sẽ gặp phải những điều gì ở phía trước. Có thể là điều mà chúng ta không mong muốn, cũng có thể là điều ta mong đợi, và cho dù chúng ta có muốn hay không thì nó cũng diễn ra theo quy luật của nó.

Học cách chấp nhận những điều bất như ý trong cuộc sống

Một thuở nọ, khi đức Phật và các vị Tỳ-kheo đang ngồi thiền định trong rừng thì có một người chăn bò xuất hiện. Ông ta lo lắng, sợ hãi tiến đến bên Ngài và hỏi:

- Này Cồ Đàm, ông có thấy con bò của tôi đi qua đây không?Đức Phật trả lời:- Ta không thấy con bò nào đi ngang qua đây cả. Sau khi trả lời cho người chăn bò xong, đức Phật quay sang các vị Tỳ-kheo và hỏi:- Này các hiền giả, các người có con bò nào để mất chăng?Các vị Tỳ-kheo trả lời:- Chúng con không có con bò nào để mất, bạch đức Thế tôn.Và đức Phật tiếp:- Lành thay các hành giả, nhờ không có con bò nào để mất cho nên các ông mới được an nhiên ngồi ở đây.

Câu chuyện tới đây kết thúc nhưng cho chúng ta nhiều bài học quý giá. Những con bò ở đây có phải chăng là tài sản, người thân, danh tiếng, địa vị trong xã hội,…đây là những con bò mà Ngài muốn nói. Vậy những con bò này có thực sự vĩnh hằng chăng? Tôi xin dám chắc một điều rằng không thưa các vị. Bởi đức Phật dạy vạn vật vô thường, đều theo một quy luật thành, trụ, hoại, không. (Có nghĩa là vạn vật không có một bản ngã thực thể mà hình thành. Do sự kết nối bởi nhiều yếu tố khác nhau mà hình thành hình hài, trạng thái và cũng tùy vào duyên đó mà hiện diện ở một khoảng thời gian đó mà có mặt. Ví dụ cái nhà của quý vị cũng do nhiều yếu tố như: cát đá, xi măng,… cộng thêm vào đó là sự đóng góp của con người mới hình thành được căn nhà. Nhưng liệu căn nhà ấy có tồn tại vĩnh hằng không? Xin thưa là không. Cũng tùy vào yếu tố thiên nhiên, môi trường mà quyết định được tuổi thọ của căn nhà ấy.

Để được an vui, hạnh phúc giữa dòng đời đầy cay nghiệt này chúng ta cần phải học cách chấp nhận để được an lạc, hạnh phúc.

Để được an vui, hạnh phúc giữa dòng đời đầy cay nghiệt này chúng ta cần phải học cách chấp nhận để được an lạc, hạnh phúc.

Nghiệp và trả nghiệp là gì? Đạo Phật có chấp nhận thuyết định mệnh không?

Kế tiếp là nó hư hoại và cuối cùng là sự mất đi của nó. Vấn đề chúng ta muốn nói ở đây, căn nhà ấy ví như là một con bò mà chúng ta luôn lo sợ sẽ mất đi. Vậy nguyên do nào khiến chúng ta không được an lạc, hạnh phúc? Là do chúng ta có những “con bò” ấy. Và cũng chính nó khiến chúng ta phải khổ, phải lo sợ không nguôi. Chúng ta cứ ngộ nhận nó là thật, là vĩnh hằng nhưng ngờ đâu nó chỉ là giả tạm. Khi mất nó đi thì ta lại đau khổ. Vậy nếu muốn có được an nhiên giữa cuộc đời này thì chúng ta cần chấp nhận được rằng vạn vật đều là do duyên sanh rồi cũng nương duyên mà tan rã, không có gì là thường hằng, không có cái tôi nhất định. Muốn được an lạc giữa thế giới vô thường từ không gian đến thời gian này thì chúng ta phải thấy được không có cái tôi và cái của tôi hiện hữu. Trong kinh Pháp Cú cũng có dạy rằng:

“Con ta tài sản ta,

Kẻ ngu mãi lo xa.

Thân ta còn không có,

Huống gì là của ta”

Vậy chấp nhận là một yếu tố rất quan trọng trong cuộc sống, nó giúp chúng ta không cảm thấy đau khổ hay than thân trách phận, nhìn vạn vật qua tuệ giác duyên sanh còn giúp chúng ta không phạm phải những sai lầm đáng tiếc, đánh mất chính mình để có một cuộc sống an nhiên, tự tại giữa thế giới huyễn mộng, đầy thương đau này. Hãy an nhiên để những “con bò” của chúng ta sanh diệt theo quy luật tự nhiên bạn nhé!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh

Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024

Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...

Xem thêm