Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Chuyện một người lính Đức chống lại Đế quốc Ottoman

Armin Theophil Wegner là một tác gia và cũng là một người lính Đức tham gia vào thế chiến thứ nhất. Mùa đông năm 1914, ông tham gia quân ngũ với vai trò một người lính cứu thương. Wegner có mặt tại Syria vào thời điểm cuộc diệt chủng Armenia diễn ra.

Audio

Thời đó, sau khi chiến bại trên dãy núi Kavkaz, đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ), đồng minh của Đức, đã tiến hành diệt chủng người Armenia để đổ lỗi cho họ về thất bại quân sự chống lại người Nga.

Những đứa trẻ Armenia bị thảm sát trong cuộc diệt chủng. Ảnh: Getty

Những đứa trẻ Armenia bị thảm sát trong cuộc diệt chủng. Ảnh: Getty

Quân đội Ottoman đã thảm sát nam giới Armenia trên diện rộng và đưa họ vào các trại lao động tập trung. Còn nữ giới, trẻ em và người già thì bị quân đội ép buộc đi thành những hàng người dài về phía sa mạc Syria. Ước tính 800.000 tới 1,5 triệu người Armenia đã chết trong cuộc diệt chủng này.

Wegner. (Ảnh: Wikipedia, Public Domain)

Wegner. (Ảnh: Wikipedia, Public Domain)

Wegner đã chứng kiến những hàng dài người Armenia bị áp giải tới sa mạc Syria trong cao điểm của cuộc diệt chủng. Biết rằng sức mình không thể giúp được những con người đáng thương đó giữa sa mạc, Wegner đã cố gắng thu thập lại thông tin về cuộc diệt chủng, chụp hàng trăm bức ảnh, cất giữ những lá thư… trong trại lưu đày Deir ez-Zor.

Việc làm của Wegner đi ngược lại với quân lệnh. Chính phủ Ottoman yêu cầu quân Đức bắt và đưa Wegner về nước. Mặc dù quân đội đã cố gắng hủy đi những tài liệu mà Wegner thu thập được, ông cũng thành công mang khỏi Syria rất nhiều hình ảnh về cuộc diệt chủng Armenia trong thắt lưng của mình.

Lương tri đã kêu gọi tôi làm chứng.

Tôi là tiếng nói của những con người đang gào thét giữa sa mạc.

Sau này, Wegner tiếp tục lên tiếng cho người Armenia, phản đối cuộc diệt chủng của đế quốc Ottoman và đã góp phần tạo nên một đất nước Armenia độc lập.

Những người Armenia bị đày tới sa mạc. (Ảnh: Wikipedia, Public Domain)

Những người Armenia bị đày tới sa mạc. (Ảnh: Wikipedia, Public Domain)

Năm 1933, Wegner tiếp tục lên tiếng phản đối việc Đức Quốc xã bức hại người Do Thái thông qua một lá thư mở gửi tới Adolf Hitler. Một thời gian ngắn sau đó, Wegner bị tổ chức Gestapo bắt giữ, bị tra tấn, và bị gửi qua các trại tập trung của Phát xít như Oranienburg, Börgermoor hay Lichtenburg. Khi được thả, Wegner chạy trốn tới Rome, Ý, nơi ông lấy tên là Percy Eckstein. Năm 1939, Wegner và vợ ông đồng ý ly thân, ông từng nói, “Nước Đức đã lấy đi của tôi mọi thứ… kể cả vợ tôi.”

Là “tác gia duy nhất dưới thời Đức Quốc xã từng dám lên tiếng chống lại cuộc bức hại người Do Thái”, nhưng cho tới khi qua đời tại Rome vào năm 1978, ông gần như bị người Đức quên lãng. Trên mộ ông có ghi dòng chữ:

Amavi iustitiam odi iniquitatem

Propterea morior in exsilio

Có nghĩa là:

Tôi yêu mến công lý và ghét tội ác

Vậy nên tôi đã chết trong cảnh tha hương.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Trái tim bất tử - Kỳ 1: Đêm trước tự thiêu

Nghiên cứu 08:16 27/04/2024

Hơn nửa thế kỷ trước, ngày 11-6-1963 (20-4-Quý Mão), ngọn lửa vị pháp thiêu thân của Bồ-tát Thích Quảng Đức đã bùng lên. Ngọn lửa thiêng đó còn soi đường chính nghĩa cho những ai yêu chuộng công lý và hòa bình.

Chuyện kể về thần chú

Nghiên cứu 07:04 26/04/2024

Chuyện kể răng thuở xưa có một bà lão nghèo sống đơn độc trên một đỉnh núi ở Tây Tạng suốt ngày, ngồi dùng cơm ra, bà lão luôn lẩm nhẩm câu thần chú Lục tự đại minh của Bồ Tát Quán Thế Âm.

Quỷ thần cây tì bà cũng vãng sanh

Nghiên cứu 16:00 25/04/2024

Muốn xây nhà mới thì cần phải đốn bỏ cây tì bà cổ thụ, nếu không xe không vào được, có bốn cây cổ thụ cần phải đốn bỏ. Chúng tôi y theo qui luật, trước đó ba ngày thì đọc Kinh, niệm Chú, cúng dường, đề nghị họ dọn đi.

Thiện thần bảo vệ người giữ giới

Nghiên cứu 14:30 24/04/2024

Ngày xửa ngày xưa, ở một nước kia, nhà vua bắt buộc nhân dân phải giữ năm giới. Một người bạn ở nước khác về chơi, vô tình đem một chai rượu biểu Lam Xoa. Lam Xoa nể bạn, cùng nhau ăn uống. Tại vách mạch rừng đem chuyện đến vua. Lam Xoa bị trục xuất ra khỏi nước.

Xem thêm