Chủ nhật, 13/08/2023, 15:00 PM

Có một nhà văn từng đi tu

Chuyện thanh niên hay trung niên đột nhiên mến cảnh chùa muốn thoát tục xuống tóc đi tu là chuyện bình thường. Nhưng đã từng có một nhà văn, trưởng thành từ chiến tranh chống Mỹ, và cũng bước ra văn đàn từ những năm tháng ác liệt ấy, mà chợt... đi tu, mới lạ! Đó là nhà văn Thái Bá Lợi, bạn tôi.

Nếu bạn được gặp Thái Bá Lợi mà nghĩ là anh này đi tu thì đó là ý nghĩ không bình thường. Vì trông Lợi không có vẻ gì là người muốn nương nhờ cửa Phật cả. Anh rất hồn nhiên... ăn nhậu, nói toàn những chuyện cười bể bụng, rất tào lao. Vậy mà anh đã từng nhiều năm ở chùa hẳn hoi, một ngôi chùa vắng vẻ khuất nẻo hẳn hoi, và chắc chắn, anh cũng đã tu hẳn hoi ở đó.

Nhà văn Thái Bá Lợi.

Nhà văn Thái Bá Lợi.

Khoảng ngót ba chục năm trước, trong một dịp đi chơi Vũng Tàu theo lời mời một người bạn, lúc ra về tôi đã được Thái Bá Lợi mời ghé am thất ở Bà Rịa, nơi anh đang tu hành. Ghé để… thăm chơi thôi, và nhận thấy am thất rất thanh tịnh, tuy nhỏ, nhưng nằm trong một tổng thể chung gồm nhiều am thất từa tựa nhau, và đúng là khi vào đó, có không khí gần gũi với cảnh giới siêu thoát.

Thực ra, chả có căn nguyên gì rõ rệt đưa Thái Bá Lợi tới am thất ấy, chỉ là do anh mến cảnh chùa, yêu kinh Phật, thế thôi. Khi Thái Bá Lợi viết văn, tôi có cảm giác cũng rất giống một nhà sư tụng kinh: nhẩn nha, bình thản, chậm rãi. Sau này tôi mới chợt nghĩ, thì ra, trước khi đến tu ở am thất một thời gian dài, Thái Bá Lợi đã từng tu ở một ngôi chùa khác: ngôi chùa ngôn ngữ. Đó là ngôi chùa dành cho nhà văn, và Thái Bá Lợi vô cùng sùng kính khi tu trong đó.

Thái Bá Lợi là nhà văn hồn nhiên một cách khó lường. Nên cả chuyện anh vào chùa, ban đầu tôi rất sốc, nhưng sau nhớ lại tính cách anh, thì thấy chuyện ấy cũng bình thường. Nhưng khi tu ở “ngôi chùa ngôn ngữ” thì Lợi đắc đạo: văn anh rất hay. Đó là thứ văn xuôi lừng khừng, tưng tưng, bình thản cả những khi không thể giữ bình tĩnh, và trau chuốt một cách tự nhiên. Văn Lợi viết rất kỹ, ngược với tính anh cực kỳ tào lao.

Thì ở đời vẫn có những trường hợp tréo ngoe như vậy. Những tiểu thuyết ngắn viết về chiến tranh của anh như “Hai người trở lại trung đoàn”, “Bán đảo”, hay “Trùng tu”... theo tôi là đứng vào hàng hay nhất của dòng tiểu thuyết ngắn Việt Nam đương đại, nhất là dòng tiểu thuyết viết về chiến tranh. Những ai đã đọc, đã mê văn anh thiệt tình thì khó dứt ra được. Tôi có hai người bạn rất mê văn Thái Bá Lợi, đó là nhà thơ Ngô Thế Oanh và nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Hai ông này thì thực sự ngưỡng mộ văn Thái Bá Lợi. Họ đều là hai nhà thơ nổi tiếng của thế hệ thơ thời chống Mỹ.

Có thể kể thêm tôi, vì tôi cũng rất mê văn Thái Bá Lợi, mê nhất là giọng văn tưng tửng, bình thản đến sốt cả ruột của anh. Đi tu ở “chùa ngôn ngữ” như Lợi cũng đáng đồng tiền (sạch) bát gạo (chay) lắm chứ! Nhưng đã là nhà văn thì luôn luôn khát khao thay đổi. Sau một thời gian mấy năm vào tu trong một am thất nhỏ ở Bà Rịa-Vũng Tàu, đột ngột Thái Bá Lợi lại trở về với cuộc sống bên ngoài am thất, một cuộc sống bình thường như bao người đang sống.

Cái nhà văn Thái Bá Lợi thu nhận được sau mấy năm tu hành, là anh đang tiến tới uẩn súc một kiến văn, một cách sống gần với đạo đức nhà Phật. Thứ thiệt luôn. Như thế, theo tôi, là anh đã thành công, nói theo cách phổ thông bây giờ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn

Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024

Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.

Tôi tin nhân quả

Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024

Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.

Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…

Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024

Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.

Phép mầu từ việc niệm danh hiệu Đức Phật Dược Sư

Góc nhìn Phật tử 09:54 02/12/2024

Là một Phật tử, tôi luôn tin rằng lời dạy của Đức Phật không chỉ là lý thuyết, mà còn là nguồn năng lượng nhiệm mầu, giúp chúng ta vượt qua những khổ đau và tìm thấy an lạc trong cuộc sống.

Xem thêm