Cờ ngũ sắc Phật giáo có nguồn gốc từ đâu?
Hỏi: Con rất thích nhìn lá cờ ngũ sắc Phật giáo nhưng không biết xuất phát từ đâu và ý nghĩa của các màu cờ là gì. Cờ ngũ sắc chỉ được dùng ở Việt Nam hay các nước khác cũng dùng cờ Phật giáo như vậy.
Lá cờ ngũ sắc Phật giáo
Cờ Phật giáo ta thấy ngày nay ra đời vào năm 1880 ở Tích Lan (Sri Lanka). Người có sáng kiến hình thành lá cờ Phật giáo là cựu đại tá quân đội Mỹ: Ông Henry Steel Olcoott.
Ông Olcoott đặt chân đến Tích Lan lần đầu tiên vào năm 1879, và ngay sau đó ông trở nên hết sức say mê Phật giáo. Năm 1880 ông trở lại Tích Lan và trình lên ủy ban Phật giáo Colombo đề nghị tạo cho Phật giáo một lá cờ. Hình thức và màu sắc của lá cờ xuất phát từ sáng tạo của ông, dựa vào sáu vòng hào quang của Đức Phật và các màu sắc của cầu vồng. Lá cờ cũng tượng trưng cho Lục Đạo, tức sáu đường tái sinh hay sáu thể dạng của tất cả chúng sinh trong cõi luân hồi.
Lá cờ được chính thức chấp nhận trên đất Tích Lan vào dịp Phật Đản ngày 28 tháng 4, năm 1885. Tuy nhiên mãi đến ngày 25 tháng 5, năm 1950, trong lần hội nghị Phật giáo quốc tế ở thủ đô Colombo (Tích Lan), với 26 quốc gia tham dự, lá cờ ngũ sắc mới được chính thức chấp nhận, nói lên sự thống nhất của Phật giáo thế giới. (Thư viện Hoa Sen - Bures-Sur-Yvette (Pháp quốc) 20.05.07)
Cờ ngũ sắc được dùng ở Việt Nam hay các nước khác có dùng cờ Phật giáo không?
Lá cờ Phật giáo, gồm có năm màu: xanh, vàng, đỏ, trắng, vàng cam, có 6 sọc, sọc thứ 6 lập lại năm màu, xếp theo chiều ngang. Màu xanh tượng trưng cho thiền định, màu vàng tượng trưng cho chánh tư duy, màu đỏ tượng trưng cho sức mạnh tâm linh, màu trắng tượng trưng cho niềm tin, màu vàng cam tượng trưng cho trí tuệ, sọc thứ 6 tượng trưng cho không kỳ thị.
Lá cờ Phật giáo biểu tượng của hòa bình, từ bi và trí tuệ, không phân biệt màu da và chủng tộc, không phân biệt giữa con người và tất cả những sự sống khác, đã phất phới tung bay trên hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngày 24 tháng 2, năm 1951, Hòa Thượng Tố Liên, đại diện ủy ban Phật giáo thế giới tại Việt Nam, đi dự hội nghị Phật giáo thế giới lần thứ nhất tại thủ đô Colombo (Tích Lan) đã đem lá cờ quý báu này về cho Phật giáo Việt Nam.
Những biến cố liên quan đến lá cờ Phật giáo
Ngày 06/5/1963 (2 ngày trước khi tổ chức đại lễ Phật đản), cờ Phật giáo bị chế độ Ngô Đình Diệm cấm treo trong tổ chức đại lễ Phật Đản Phật Lịch 2507, chư tôn đức lãnh đạo Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Thừa Thiên Huế phản ứng và đề nghị cho treo cờ Phật giáo tại các lễ đài Phật Đản. Ông Ngô Đình Cẩn thì kêu gọi “không treo cờ trong ngày lễ, ai treo rồi để cho treo hết ngày lễ.”
Cuộc đấu tranh của Phật giáo, sự hy sinh của những người Phật giáo kêu gọi tự do tín ngưỡng, không kỳ thị tín ngưỡng các tôn giáo được chấm dứt sau khi gia đình trị Ngô Đình Diệm sụp đổ vào ngày 01/11/1963.
Có được treo cờ nước không?
Trong các ngày đại lễ như đại lễ Vésak, ở Việt Nam được treo cờ Phật giáo khắp nơi trên cả nước, tại cổng của các lễ đài chính có treo cờ Phật giáo bên phải từ ngoài nhìn vào, cờ tổ quốc Việt Nam, cờ đỏ sao vàng bên trái từ ngoài nhìn vào nhưng lớn hơn 2 phân (theo quy định của Trung Ương GHPGVN). Ngày nay trong các ngày đại lễ Phật Đản, tại các tự viện cũng được treo cờ Phật giáo, cờ tổ quốc trong chùa, treo trước và ngoài cổng chùa, trên các đường phố lớn. Trong các ngày lễ trọng đại của Phật giáo: Lễ Phật Thích Ca thành đạo, Tết Nguyên Đán, lễ Vu Lan, lễ kỵ Tổ Sư khai sơn cũng được treo cờ Phật giáo
Theo Hiến chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tu chỉnh lần V ngày 24/11/2012, chương I, điều 3 nói: Đạo kỳ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam có 5 màu, được chia thành 6 ô dọc, 05 ô đầu có các màu theo thứ tự: xanh, vàng, đỏ, trắng, vàng cam, ô thứ 6 chia thành 05 ô ngang, có 05 màu theo thứ tự: xanh, vàng, đỏ, trắng, vàng cam, biểu trưng cho 05 pháp: tín, tấn, niệm, định, tuệ.
Năm màu biểu tượng ngũ căn
Lá cờ Phật giáo sọc ngang sáu màu
Nội lực trí tuệ lên cao
Biểu tượng soi sáng nhiệm màu lý chơn
Tình người Phật giáo Linh Sơn
Năm màu kết dính thua hơn không màng
Sáu sọc hiện ánh đạo vàng
Tín, tấn, niệm, định, tác thành tuệ môn
Giữ vững giới định tâm không
Làm tăng mạng mạch giống dòng Thích Ca.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?
Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?
Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?
Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.
Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?
Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...
Xem thêm