STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Đức Phật nói, tin Ngài mà không hiểu chính là phỉ báng Phật.
7h30 sáng mùng 6 Tết Ất Tỵ (3/2/2025), Đức Pháp chủ GHPGVN - Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng sẽ quang lâm chứng minh lễ khai đàn Dược Sư cầu an đầu năm tại Việt Nam Quốc Tự (242-244 đường 3 tháng 2, quận 10, TP.HCM).
Hoạt động này đã được Ban Trị sự Phật giáo TP.HCM tổ chức nhằm thay cho cúng sao giải hạn từ năm 2012 và đã trở thành nét đẹp trong sinh hoạt tôn giáo đầu năm ở Thành phố lớn nhất nước. Sau những lan tỏa tích cực của hoạt động kiến lập đàn Dược Sư cầu an ở TP.HCM, từ năm 2019, Trưởng lão HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN đã ấn ký công văn về tổ chức pháp hội Dược Sư.
Năm đó, công văn số 033/CV-HĐTS ban hành ngày 20/2 cho rằng, việc các chùa tổ chức nghi lễ cầu quốc thái dân an, mong muốn đem lại bình an cho mọi người là việc làm có ý nghĩa đem lại sự lợi lạc trong cuộc sống. “Tuy nhiên, trong thời gian mấy năm trở lại đây đã tồn tại một thực tế là có sự sai lệch trong cách tổ chức nghi lễ cầu an ở một số chùa như các phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh”, công văn nêu thực tế. Qua đó, “Ban Thường trực HĐTS GHPGVN yêu cầu Tăng Ni, nhất là chư vị lãnh đạo Giáo hội cần gương mẫu trong việc tổ chức nghi thức cầu an đầu Xuân tại các chùa bằng các pháp hội Dược Sư cầu quốc thái dân an”.
Trước đó, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) đã có công văn đề nghị các địa phương có biện pháp chấn chỉnh, xử lý việc các chùa tổ chức dâng sao, giải hạn. Đại diện Cục này giải thích: “Nếu nghĩ rằng mọi ước mong đều dễ dàng đạt được bằng việc cúng sao giải hạn, trông chờ may rủi là không đúng giáo lý nhà Phật. Nhiều năm nay, các nhà nghiên cứu văn hóa, chức sắc của Giáo hội đã lên tiếng khẳng định, nhưng hiện tượng này không thuyên giảm mà ngày càng bùng phát”. Nội dung công văn số 73/VHCS-NSVH ban hành ngày 18/2/2019 của Cục Văn hóa cơ sở khẳng định, nhu cầu mong ước sức khỏe, hạnh phúc, bình an, may mắn... là chính đáng. Nhưng để đạt được điều đó thì “bản thân mỗi người phải nỗ lực rèn luyện, học tập, làm việc, tu tâm dưỡng tính, biết chia sẻ, yêu thương”.
Như vậy, cả hai công văn đến từ cơ quan quản lý nhà nước về lễ hội, tín ngưỡng và Trung ương Giáo hội đều thống nhất ở chỗ tôn trọng các ước nguyện của con người, trong đó có hoạt động cầu an đầu năm mới. Qua đó, điều chỉnh cách thức để cầu nguyện bình an của người dân, thiện tín chính là không để hoạt động cúng sao, giải hạn diễn ra với những biến tướng, trục lợi.
Tìm hiểu thêm, có thể thấy rất nhiều ý kiến ủng hộ việc thay thế cúng sao giải hạn bằng hoạt động cầu an, lập đàn Dược Sư theo Phật giáo. Như Trưởng lão Hòa thượng Viên Minh, Phó Pháp chủ GHPGVN khẳng định trên Cổng thông tin Phật giáo - phatgiao.org.vn - rằng, dâng sao giải hạn “chỉ là động thái tâm lý khiến người nào tin vào đó cảm thấy yên tâm mà thôi. Người đã hiểu chánh đạo, tin vào nhân quả, phước tội và thường sáng suốt biết rõ nhận thức, hành vi của mình thì tự mình điều chỉnh cho đúng, cho tốt chứ không thể dựa vào dâng sao mà giải hạn được”.
Trong khi đó, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương giảng về vấn đề này đã khẳng định: “Nghi lễ cúng sao giải hạn không phải là nghi thức chính thống của Phật giáo. Việc cầu an, tụng kinh, tu tập và làm việc thiện là con đường chân chính để giải hạn và chuyển nghiệp”. Do đó, Phật giáo không phủ nhận nhu cầu tâm linh của con người nhưng nhấn mạnh rằng việc cúng sao giải hạn thiếu nền tảng của trí tuệ và chính kiến sẽ rơi vào mê tín.
Nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh cũng cho biết: “Trong đạo Phật không có dâng sao giải hạn. Tuy nhiên, vẫn có một số ít chùa, nơi người dân chịu nhiều ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian, thì các vị tu sĩ Phật giáo cũng đành phải (gọi là tùy duyên hóa độ, tùy theo niềm tin của đa số quần chúng) tổ chức các khóa lễ để cầu an, lấy niềm tin là chính. Thực chất đó là lễ cầu an, cầu lợi ích cho đời, cho thế gian. Thường ở tòa Tam bảo trong các chùa, nhà chùa dâng hoa quả cúng Phật. Nghi thức của lễ cầu an là tụng kinh Phật, nương theo lời dạy của Ngài mà hành trì theo để cuộc sống được bình an hơn chứ không phải làm lễ để bài trừ được tai họa như nhiều người lầm tưởng”.
Ông Trịnh Sinh nhấn mạnh, “Tại những khóa lễ này, bên cạnh những nghi thức thuần túy Phật giáo, mục tiêu cũng vẫn là dùng phương tiện để hóa độ chúng sinh, từ từ chuyển tâm họ quay về bờ Giác. Bởi vì tất cả họa và phúc mà con người có được đều là do nhân quả của chính người ấy làm nên”.
Cùng quan điểm, GS.Trần Lâm Biền, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, tín ngưỡng, tôn giáo lý giải và đưa ra lời khuyên: “Dâng sao giải hạn chỉ là hình thức để con người trốn tránh những tai họa do chính mình gây nên. Bởi vậy, không có gì tốt hơn là tự tu thân, dùng trí tuệ để nhìn nhận mọi sự, mọi việc, tránh những hành động sai trái, rồi đi hối lộ thần linh, đặt cược với thần linh, như vậy thì tội lỗi về mặt tâm linh sẽ lớn hơn rất nhiều”.
Chung quy lại, cứ độ đầu năm mới, tháng Giêng về, bên cạnh vui xuân đón Tết, một hoạt động được chú trọng là cầu an cho mình, người thân… Tuy nhiên, nếu cầu an mà dựa vào việc dâng sao giải hạn thuần túy với tâm dựa dẫm thần Phật thì không thể chuyển nghiệp, càng không có nền tảng để kiến tạo đời sống an vui lâu dài.
Thực tế, vấn đề cúng sao giải hạn đầu năm là tập tục dân gian chịu ảnh hưởng văn hóa, tín ngưỡng Trung Hoa, được một số chùa vận dụng vào nghi lễ cầu an xem như phương tiện để giáo hóa hàng sơ cơ hướng về Tam bảo.
Thay vì dâng sao giải hạn, tham dự đàn lễ Dược Sư, bên cạnh tụng kinh, lễ Phật, sám hối, thì hành giả Phật tử phát nguyện “đoạn ác, làm lành, giữ tâm ý trong sạch” mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút giây. Tu tập không thể bằng hình thức và phải trên cơ sở của Giới luật, hiểu đúng, làm đúng, bền bỉ. Nếu không hiểu nguồn gốc, ý nghĩa, cách thức ứng dụng, hành trì và văn hóa của từng sinh hoạt thì sẽ dễ mù mờ, rơi vào mê tín, không lợi mà còn hại.
Lời Phật dạy là phương tiện, đừng nhân danh thực hành (không đúng) rồi hại mình, gây hiểu lầm Phật giáo. Đức Phật nói, tin Ngài mà không hiểu chính là phỉ báng Phật.
Con đường của Phật giáo là trung đạo, giáo lý căn bản là duyên sinh, nhân quả, vô thường. Chỉ cần người học Phật quán chiếu thường xuyên những đề mục này sẽ bớt dần vướng mắc, sợ hãi, vững chãi đối diện với mọi thịnh suy, được mất, an trú được trong hiện tại, không tìm cầu quá khứ và không chạy về tương lai. Niềm an vui từ đó sinh khởi tự nhiên, “hạn” hay quả xấu biểu hiện cũng nhẹ hều trong sự đón nhận bình thản của người tin sâu nhân quả.
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Lá cờ thể hiện lòng tôn kính Đức Phật, biểu tượng của giáo pháp, của ánh sáng trí tuệ mà Ngài đã khai sáng cho nhân loại.
Phật giáo không nằm ở những tờ giấy được dán trên tường, mà nằm ở sự tu tập, giữ gìn giới hạnh và thực hành lòng từ bi.
Từ thiện là hoạt động, ý niệm sẻ chia, nghĩa cử đẹp ngàn đời của con người nói chung, dân tộc Việt Nam nói riêng.
“Hạnh phúc đích thực” là tên cuốn sách mà tôi là tác giả. Đây là cuộc trò chuyện giữa tôi và Thiền sư Thích Nhất Hạnh xoay quanh chủ đề về hạnh phúc, làm thế nào để chế tác được hạnh phúc đích thực?
Tôi có cái tật lạ, mỗi bận ngồi rảnh tay lại hay nghĩ: "Nếu bữa nay là bữa cuối của mình, thì sao...?"
Bản tin được đọc nhiều nhất tuần qua trên Cổng thông tin Phật giáo là vụ một tu sĩ ở An Giang bị xóa bỏ tư cách tu sĩ, đồng thời bị cách chức phó trụ trì một ngôi chùa, với hơn 4.300 lượt xem.
Phim Phật giáo hay không phải ít nhưng ở những nền điện ảnh khác.
Ca sĩ Lynda Trang Đài bị tạm giam ở Nhà tù quận Cam, Mỹ, vì tội "trộm cắp hàng hóa" hồi tháng 1, hiện đã được tại ngoại.