Dán nhãn cho một ai đó là món ăn khoái khẩu của bản ngã
Vì sao ta rất thích phê phán và đánh giá người khác? Bởi vì làm như thế bản ngã của ta sẽ được nâng niu, sẽ được công nhận rằng ta hay hơn, giỏi hơn một cách âm thầm và vì tế.
Chính vì thế ta rất dễ dàng chụp mũ một ai đó, phán xét một ai đó ngay lập tức khi những điều người ấy thể hiện thông qua hành động, lời nói không phù hợp với những khuôn mẫu mà ta đã định sẵn trong tâm trí, đóng khung trong tâm trí.
Dán nhãn cho một ai đó là món ăn khoái khẩu của bản ngã bởi lẽ khi ai đó bị ta dán nhãn rồi thì ta dễ dàng phán xét người đó. Ta có cơ sở để phán xét một người thông qua cái nhãn nào đó mà ta đã dán lên cho người đó.
Nhưng càng dán nhãn cho một ai đó về một điều gì thì ta lại càng xa rời thực tại chân như của người đó, và chính điều này sẽ làm mất đi những điều tốt đẹp trong mối quan hệ của ta với người đó. Không những vậy ta cũng sẽ mất đi cơ hội hiểu được đối phương một cách sâu sắc.
Những hành động, lời nói của một người nào đó chỉ là một phần bề nổi rất nhỏ của người đó so với con người chân thật rộng lớn bao la đang ẩn bên dưới. Cái ta thấy, cảm về một người chỉ như một phần nổi nhỏ của núi băng. Điều ta chưa thấy ra ở người ấy là cả một núi băng khổng lồ đang ẩn bên dưới.
Cái ta thấy nơi một người chỉ là sự tích lũy những thói quen suy nghĩ, thói quen hành động, nhận thức mà người đó được huân tập trong môi trường sống nơi gia đình, học đường, xã hội... còn chân như của người ấy thì rộng lớn hơn, bao la hơn và tương đồng với chúng ta.
Trong đời sống hằng ngày ta không nhận ra được điều này, ta không phân biệt được giữa những khuôn mẫu mà người đó Huân tập và bản chất chân thật của một con người.
Vì hành xử của ta với người xung quanh luôn dựa vào trên những khuôn mẫu, nhân cách do huân tập trong đời sống để tương tác với nhau nên thường xảy ra những và chạm, bực bội, hiểu lầm,... và nếu chúng ta đang trong mối quan hệ như vậy với bất cứ ai thì chúng ta lại càng cảm thấy ngột ngạt, tù túng nếu mối quan hệ này vẫn kéo dài như vậy.
Vậy đâu là lối ra dựa trên cái thấy của khoa học tâm thức?
Lối ra đó chính là sự buông bỏ mọi thành kiến và phán xét của ta về người đó. Thay vì tiếp xúc với người đó thông qua khuôn mẫu mà người ấy huân tập trong đời sống thì ta tiếp xúc với phần sâu hơn, rộng lớn hơn là bản thể chân như của người đó.
Để làm được như vậy ta cũng phải trở về bản thể chân như của chính mình. Ta phải trở về với nguồn tâm tĩnh lặng của chính mình. Hay nói một cách khác đơn giản hơn là trở về với trạng thái trọn vẹn nhận biết ngay nơi tự thân của chính mình.
Khi làm được điều này ta sẽ được giải thoát chính ta khỏi sự đồng hoá do tâm thức tạo nên với hình tướng, suy tư, hành động và lời nói của chính ta và của người kia.
Điều này không có nghĩa là ta không biết người ấy đang làm gì, đang nói gì, tuy vậy bản ngã không còn khả năng chi phối chúng ta vì ta đã vượt thoát được những khung ý niệm luôn bị điều kiện hoá bởi hoàn cảnh, môi trường, văn hoá, xã hội, giáo dục... tạo nên.
Và nhờ không bị chi phối bởi những điều trên nên tâm ta tĩnh lặng, an hoà và nhờ thế ta sẽ đủ bình tĩnh, sáng suốt để ứng phó với mọi mối quan hệ trong đời sống theo hướng tích cực nhất, tốt đẹp nhất và đầy sự thấu hiểu, cảm thông và yêu thương.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nhất tâm niệm Phật
Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.
Nhớ về một người Thầy
Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.
Những người Thầy khả kính
Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.
Đồng tiền có thể tạo ra sự tham lam và sự bất mãn vô tận
Góc nhìn Phật tử 18:30 20/11/2024Trong xã hội hiện đại, đồng tiền đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng tiền bạc mang lại sự tiện ích và tiến bộ, nhưng khi ta bị chi phối quá mức bởi nó, tiền bạc có thể trở thành cơn ác mộng và làm chúng ta trở thành nô lệ.
Xem thêm