Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 21/12/2020, 09:29 AM

Đừng 'trông mặt mà bắt hình dong'

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi. Rồi Tôn giả Lakuntaka Bhaddiya đi đến Thế Tôn. Thấy Tôn giả Lakuntaka Bhaddiya từ xa đi đến, Thế Tôn liền gọi các Tỷ kheo: Các ông có thấy không, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo kia đang đi đến, xấu xí, khó nhìn, còm lưng, bị các Tỷ kheo khinh miệt?

Thưa có, bạch Thế Tôn.

Tỷ kheo ấy, này các Tỷ kheo, có đại thần thông, có đại uy lực. Thật không dễ gì đạt được chứng đắc mà trước kia vị Tỷ kheo ấy chưa chứng đắc. Và cả đến mục đích mà con một lương gia xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Tức vị ấy còn tự mình, ngay trong hiện tại, chứng tri, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô thượng cứu cánh Phạm hạnh mà vì mục đích này, con các lương gia xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Đối với quan điểm của Thế Tôn, hình thức bên ngoài rất cần nhưng cần hơn vẫn là những phẩm chất bên trong, nhất là sự an tĩnh nội tại và bừng sáng tuệ giác giải thoát.

Đối với quan điểm của Thế Tôn, hình thức bên ngoài rất cần nhưng cần hơn vẫn là những phẩm chất bên trong, nhất là sự an tĩnh nội tại và bừng sáng tuệ giác giải thoát.

Nếu ta là cái chậu nứt, hãy tận dụng vết nứt của mình

Thế Tôn thuyết như vậy, bậc Thiện Thệ nói xong lại nói thêm:

Thiên nga, cò, chim, công/Voi và nai có chấm/Tất cả sợ sư tử/Dầu thân không đồng đều/Cũng vậy, giữa loài người/Nếu kẻ có trí tuệ/Ở đấy vị ấy lớn/Không như thân kẻ ngu.

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ II, chương 10, phần Bhaddi, VNCPHVN ấn hành, 1993, tr.487)

Lời bàn:

Trong cuộc sống hiện nay có không ít người quá quan tâm, chú trọng đến hình thức bên ngoài. Họ rất chăm lo chỉnh trang, cải thiện “mặt tiền” như nhà cửa, xe cộ, y phục, trang sức…, kể cả tìm kiếm một chức vị cho có hư danh với đời và cố che giấu đi hậu phương xơ xác tiêu điều, thậm chí nợ nần chồng chất. Về phương diện tinh thần, những giá trị sống thâm thúy và sâu sắc như cái nghĩa, cái tình, thủy chung son sắt dần dà trở nên thừa thải, ít người lưu tâm; những phẩm chất của đời sống như sự an tịnh và thuần hóa tâm hồn thanh cao, hướng thượng không mấy người thành tựu. Vì thế, con người hiện đại có vẻ văn minh và thành đạt hơn về hình thức bên ngoài nhưng tâm hồn lại trống rỗng, cằn cỗi và nghèo nàn các chất liệu hạnh phúc.

Để nhận xét một người, Phật tử không nên đánh giá chỉ qua hình thức bên ngoài.

Để nhận xét một người, Phật tử không nên đánh giá chỉ qua hình thức bên ngoài.

Thế nhưng, từ xa xưa cho đến bây giờ và mãi về sau, con người vẫn dễ dàng choáng ngợp với hình thức bên ngoài. “Trông mặt bắt hình dong” là một tập quán nhận thức không phải dễ dàng thay đổi. Nên sự cạn cợt khi đánh giá, nhận định về người khác để về sau ân hận, hối tiếc về sự hời hợt của mình vẫn thường xảy ra.

Đối với quan điểm của Thế Tôn, hình thức bên ngoài rất cần nhưng cần hơn vẫn là những phẩm chất bên trong, nhất là sự an tĩnh nội tại và bừng sáng tuệ giác giải thoát. Một vị xuất gia tuy có dung mạo không mấy trang nghiêm nhưng tâm hồn trong sáng, chứng đạt giải thoát trọn vẹn vẫn quý hóa hơn người chưa chứng rất nhiều.

Người vĩ đại nhất chính là người thành tựu giác ngộ, thân tâm thanh tịnh, tự tại trước những trói buộc, đoạn trừ hết si ám mê lầm chứ không phải là người thành đạt bên ngoài. Do vậy, phải cẩn trọng trong việc nhận định hay phán xét về một người, nhất là người tu, khi chỉ mới biết qua hình thức.

5 tính xấu hiện hữu trong một con người qua một góc nhìn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Quan điểm của Phật giáo về sức khỏe tâm thần

Kiến thức 17:29 19/05/2024

Sức khỏe và bệnh tật là nằm trong số những điều được quan tâm nhất của con người, và chúng cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt từ tôn giáo.

Đức Phật đã vạch ra con đường, để giác ngộ ta phải tự bước đi trên con đường đó

Kiến thức 17:00 19/05/2024

Đức Phật luôn khuyên mọi người hãy quay về với chính bản ngã của mình, để tu tập và sửa đổi. Ngài hiểu rằng, sự giác ngộ và giải thoát không thể nào được trao truyền từ người này sang người khác mà phải tự mình chứng ngộ, tự mình vượt qua những rào cản của chính mình.

Đừng lo cái không đáng lo

Kiến thức 13:15 19/05/2024

Theo tuệ giác Thế Tôn, người lo lắng những việc không đáng lo lắng và không lo lắng những việc đáng lo lắng là nguyên nhân khiến cho các lậu hoặc tăng trưởng và ngược lại chỉ lo những điều đáng lo, còn lại phải xả buông thì thân tâm được an tịnh, thảnh thơi.

Niềm vui của người tại gia và xuất gia

Kiến thức 11:40 19/05/2024

Đức Phật dạy người tại gia vì tự do mà được khoái lạc, an vui và người xuất gia vì không tự do mà được hoan hỷ, an lạc.

Xem thêm