Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 07/04/2024, 10:45 AM

“Gạo đã trắng chưa?”

Một người tu tập thì chỉ là đang đi trên con đường trở thành một cái bậc thánh thôi, vì thế họ luôn luôn có những khiếm khuyết, những lỗi lầm do đó ta đừng bao giờ thần tượng một ai quá, đừng bao giờ coi ai là một cái gì đó tròn trịa không lỗi lầm để rồi mình thất vọng.

Khi Lục Tổ được Ngũ Tổ giao nhiệm vụ xuống dưới nhà bếp để giã gạo. Lục tổ giã gạo ở nhà bếp suốt tám tháng trời Ngũ Tổ không thèm gặp, không thèm nói chuyện. Bởi vì trong chúng đông quá và hơn nữa mặc dù là người tu nhưng chưa ngộ đạo, chưa có sống được ở vị trí giác mà vẫn còn sống ở vị trí của bản ngã là vị trí của hơn thua, được mất, phải quấy, tốt xấu, thị phi thì vẫn còn so sánh và ganh tị.

Ngài ngũ tổ rất hiểu được chuyện này nên ngài cũng tránh gần gũi, hỏi han thể hiện sự thương yêu để đảm bảo cho lục tổ được an toàn và tránh bao nhiêu người sẽ ganh tị, bao nhiêu người sẽ hãm hại lục tổ.

Qua đây ta cũng được học thêm rằng một người họ tu tập thì chỉ là đang đi trên con đường trở thành một cái bậc thánh thôi, vì thế họ luôn luôn có những khiếm khuyết, những lỗi lầm do đó ta đừng bao giờ thần tượng một ai quá, đừng bao giờ coi ai là một cái gì đó tròn trịa không lỗi lầm để rồi mình thất vọng.

Chuyện truyền y bát của Lục Tổ Huệ Năng

00

Ta phải coi mỗi người tu, kể cả người xuất gia hay người tại gia đang tu tập họ là những người đang trên con đường để hoàn thiện chính mình, đang trên con đường để về với sự giác ngộ giải thoát, họ đang trên hành trình về nhà. Vì thế chuyện mà những vị ấy có khuyết điểm này hay là khiếm khuyết kia về một mặt nào đó thì cũng rất là bình thường.

Ta sẽ không bao giờ tìm ra được bát kì ai hoàn hảo như ý mình mong muốn, con người của chính mình vẫn còn chưa hoàn hảo thì mình vẫn thấy người khác không hoàn hảo. Bởi vì mỗi chúng ta đang nhìn thế giới bên ngoài đều thông qua lăng kính của cá nhân ta.

Giống như ta đang đeo một cái mắt kính màu vàng, màu đen, màu xanh và vì thế ta luôn nhìn thế giới xung quanh thông qua lăng kính của ta, thông qua những thành kiến, những định kiến, những khái niệm, những gì mình chất chứa bấy lâu nay. Khi mà ta nhìn người ngoài thông qua lăng kính đó thì nó có phải là thực tại của người đó không?

Nó không bao giờ là thực tại của người đó. Mà căn bản nhất của tu tập thiền là ta phải buông hết những cái kính đó xuống, buông xuống để rồi ta thấy các pháp đang diễn ra đúng như nó đang là không thêm, không bớt thì ngay giây phút mà ta làm được điều này thì trong lòng ta đã có sự giải thoát giác ngộ rồi, trong lòng ta đã có sự bình an rồi. Phần lớn ta không sống được với thực tại đang là mà luôn luôn thông qua những định kiến, những cái thành kiến, những cái khái niệm chất chứa.

Ngài Ngũ Tổ là một bậc giác ngộ, ngài biết điều này. Nếu như mà ngài cứ gần gũi Lục Tổ rồi thương yêu ân cần thì đôi khi cái thương đó nó thành cái hại. Người trí tuệ họ có tình thương khác. Khi mà Ngũ Tổ ngài nhận ra Lục Tổ là một cái bậc kỳ tài ngài cũng thương theo cách này.

Thương theo cách của một người giác ngộ. Bằng cách là gì? "Con xuống nhà bếp con giã gạo đi“. Mà suốt tám tháng trời Ngũ Tổ không thèm đến hỏi thăm gặp mặt, lơ luôn. Lơ nhưng mà không lơ. Thì sau tám tháng, nghĩa là sau một thời gian khá lâu Ngũ Tổ mới đi xuống gặp Lục Tổ. Ngũ Tổ nhìn Lục Tổ hỏi "gạo trắng chưa?“

Lúc đó lục tổ đang giã gạo, bây giờ nghe câu hỏi từ ngũ tổ “gạo đã trắng chưa?” thì Lục Tổ hiểu được ý là Thầy đang hỏi điều gì. Chắc chắn là không có hỏi gạo trắng chưa. Không có hỏi về gạo. Ý nghĩa của câu hỏi “gạo trắng chưa?” là từ khi lục tổ nhận ra tánh giác của mình đã tám tháng rồi, đã một thời gian dài rồi vậy thì đã thành tựu chưa? Đã trọn vẹn nhiều chưa?

Và Lục Tổ trả lời "dạ bạch Thầy, trắng rồi nhưng cần dần sàng“, có nghĩa là cần lọc lại, cần khẳng định lại. Ngũ Tổ đi ra đằng sau lục tổ chạm vào người Lục Tổ ba cái. Có nghĩa là gì vậy? Có nghĩa là muốn dần sàng thì đêm nay canh ba, con đi cửa sau đến gặp thầy.

Đếm đó canh ba Ngũ Tổ để cửa sau hé mở, lục tổ mở ra và vào đảnh lễ Thầy "dạ bạch Thầy con đây“. Rồi Ngũ Tổ mới trao truyền y bát để làm người Tổ kế vị là Tổ thứ sáu của thiền tông Trung Hoa. Đó là Ngũ Tổ trao y bát để gọi là bằng chứng cho sự giác ngộ của Lục Tổ cũng như sự truyền thừa tổ vị của ngài.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đủ phước đức mới thành tựu được hai phương diện “thân vui, tâm cũng vui”

Kiến thức 17:00 01/05/2024

Sống ở đời, hạnh phúc nhất là thân khỏe và tâm an, vật chất và tinh thần đều sung mãn. Nói theo Thế Tôn là “thân vui, tâm cũng vui”, đời sống vật cãhất đầy đủ, thân thể khỏe mạnh đồng thời đời sống tinh thần hiện tại an vui, tâm không còn phiền no, vượt thoát các ác đạo.

Ngủ an lạc, thức an lạc, không ác mộng, được mọi người thương mến

Kiến thức 12:21 01/05/2024

Trong tự nhiên, nước là chất lỏng mềm ướt, vậy mà nước dưới áp lực cao có thể cắt đứt mọi thứ. Nước còn khắc chế được hỏa hoạn, dập tắt lửa dù nó có hung bạo tới đâu.

Phép cầu an đích thực

Kiến thức 11:55 01/05/2024

Đức Phật không thể ban phát cho chúng sanh sự an lành, hạnh phúc, nếu Ngài có thể ''ban cho'' thì chúng sanh trong cõi đời này không một ai khổ cả. Vì thế, là Phật tử hãy biết tự cầu an bằng cách sinh hoạt điều độ, có khoa học.

Phương thuốc trị tâm bệnh trong Kinh Dược Sư (II)

Kiến thức 18:33 30/04/2024

Con người cần nên học theo phương pháp “bắt mạch và trị bệnh” của Phật Dược Sư, không phải là học theo cách lễ Phật Dược Sư như thế nào.

Xem thêm