Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 10/03/2021, 09:53 AM

Hắn muốn ra đời

Nếu ra đời, lỡ không được trọng dụng, không quyền thế, không danh lợi, thì cũng phải cạp đất mà ăn, rồi thì cũng biến chất, cũng phải lọc lừa để sống như thế hay sao? Đừng nói hai chữ "lương thiện" khi bước vào đời mưu sinh.

Hôm nay, tự nhiên tâm hắn nổi loạn, hắn hết muốn tu, hắn muốn ra đời, hắn muốn làm một người bình thường để tha hồ được tung tăng ở phố đi bộ Nguyễn Huệ, được ăn cá viên chiên, được diện quần áo màu sắc chứ không phải là màu nâu tối tăm hay màu lam nhạt nhẽo. Trời ạh, hắn chán cái cảnh trong chùa lắm rồi ấy, suốt ngày cứ phải lóc cóc leng keng ba cái chuông mõ, quần áo thì lượm thượm, chẳng ưng tý nào.

Đúng rồi, hắn phải quyết tâm ra đời, hắn còn tương lai ở phía trước. Hắn tài giỏi lại chịu cố gắng, thế nào ra đời ắt cũng phải làm quan to, không thì cũng là doanh nhân giàu có. Ôi thôi, không nghĩ đến nữa, nghĩ thôi là muốn xé toạc cái hình dạng xấu xí này mà phóng nhanh về nhà ôm chằm lấy mẹ, rồi leo lên căn phòng xưa cũ bật máy lạnh ngủ rồi.

Nghĩ là làm, hắn ra trước tượng Chị Quan Âm rồi giơ tay nói: "Chào chị 2 hen, em về. Chị ở lại mạnh giỏi hen. Có gì lâu lâu em ghé mua ít trái cây cho Chị". Chị Quan Âm chỉ im lặng, mỉm cười nhìn nó. Hình như Chị Quan Âm của nó dù hoàn cảnh nào, bả cũng im lặng mỉm cười được.

Xuất gia là sự khai sinh trong đạo

Nếu ra đời, lỡ không được trọng dụng, không quyền thế, không danh lợi, thì cũng phải cạp đất mà ăn, rồi thì cũng biến chất, cũng phải lọc lừa để sống như thế hay sao? Đừng nói hai chữ 'lương thiện' khi bước vào đời mưu sinh.

Nếu ra đời, lỡ không được trọng dụng, không quyền thế, không danh lợi, thì cũng phải cạp đất mà ăn, rồi thì cũng biến chất, cũng phải lọc lừa để sống như thế hay sao? Đừng nói hai chữ "lương thiện" khi bước vào đời mưu sinh.

Quay lại việc của hắn, hắn đã sửa soạn xong vài vật dụng cá nhân mang theo, còn quần áo thì hắn để lại chùa. Hắn quải ba-lô lên vai rồi bước ra cổng. Lần này không như những lần đi trước, lần này có thể hắn đi và sau này sẽ quay lại với hình dạng khác (chắc chắn là sẽ đẹp trai hơn). Hắn đứng thật gần Chị Quan Âm, nhìn Chị, tự nhiên hắn rưng rưng, nghèn nghẹn. Không phải hắn tiếc, mà là hắn sợ Chị buồn khi hắn bỏ Chị mà đi. Hắn lấy tay quệt ngang vài giọt nước mắt trong một thoáng yếu lòng, rồi nhoẻn cười: "Chị yên tâm, lần sau em về sẽ dẫn thêm bồ của em nữa, bảo đảm đẹp số dzách luôn. Chị sẽ không những có một đứa em này, mà Chị sẽ có thêm một đứa em nữa". Hắn quay người bước đi. "Bụp", ôi cha mẹ ơi, hắn nhìn xuống và phát hiện hắn vừa đạp lên thứ gì. Chưa kịp hoảng hồn vì con rắn xanh lè bên dưới, hắn đã bị nó quay đầu cắn phập một cái. Hắn quơ chân hất nó văng ra xa trườn đi mất. Hắn ngồi xuống ôm chân và la toáng lên để mọi người trong chùa ra cứu. Nhanh chóng, cả đám người phóng ra buộc ga-rô rồi xách nách hắn lên xe đèo ra bệnh viện. Trong thoáng chốc, hắn giật mình "Có phải tại hắn sanh tâm quấy muốn bỏ tu nên khiến bị vậy?". Bởi mới nói, tâm đã quấy thì có đứng sát ngay dưới chân Phật, Bồ-tát thì cũng không ai cứu được. Muôn hoạ từ tâm mà ra, chỉ có cách từ tâm mà chuyển. Tâm an mọi sự đều an. Tốt đẹp không phải do bề ngoài được bôi tro trát phấn, mà là trong tâm có bị bôi phân trát chó hay không.

Hắn được đưa vào bệnh viện trong tình trạng mê sảng và vết cắn bắt đầu thâm tím. Phải rất lâu sau hắn mới tỉnh dậy trong yếu ớt. Bác sĩ đứng đó nói với mấy người Phật tử: "Kêu ổng ăn mặn đi! Ăn thịt, cá vô cho mau lấy lại sức. Chứ không là suy nhược nó ảnh hưởng sang bệnh khác nữa. Ổng mập vậy, ăn chay lại toàn đồ nhiều tinh bột, nhiều đạm, không kiêng cử thì thế nào cũng tiểu đường hoặc gan nhiễm mỡ. Ăn chay thì thường ăn bánh ngọt thôi, rau cải thì xịt thuốc tăng trưởng, nước tương thì thời nay làm gì ai nấu đậu nành nữa, toàn hóa chất pha nên phải chịu, đã vậy còn đưa vào cơ thể ba cái đồ chay giả mặn của Đài Loan toàn chất gây ung thư, sớm muộn không bệnh cũng thành bệnh."

Cành hoa gãy - Vô thường và xuất gia

Cố lên nào hắn ơi, đường còn dài, và hắn phải tiếp tục đóng tròn vai cho cả vở diễn cuộc đời, một người điên trong cả vở diễn toàn người tỉnh.

Cố lên nào hắn ơi, đường còn dài, và hắn phải tiếp tục đóng tròn vai cho cả vở diễn cuộc đời, một người điên trong cả vở diễn toàn người tỉnh.

Tuy đang mệt, nhưng hắn hí hửng trong lòng "Có cớ được ăn mặn rồi, bác sĩ kêu hẳn hòi mà". Ai dè bị mấy cô Phật tử cản mũi "Không được, thầy tụi tui phải ăn chay. Tụi tui chấp nhận mua rau sạch mắc tiền cho thẩy ăn, về chùa trồng rau sạch với về quê nhờ làm nước tương đàng hoàng cho thầy. Chứ không có bắt thầy ăn mặn được". Chả nhẽ lúc đó hắn nhảy xuống phán cho mấy câu "Mấy vị lanh quá, sao cứ thích làm kì đà vậy?", nhưng không được, người ta lo cho mình mà, tại tâm mình ... bất chánh thôi. Bác sĩ nói: "Vậy thôi cho ổng ăn trứng gà đi, tôi nghe trứng công nghiệp mấy thầy ăn được, tại không có trống". Mấy cô Phật tử ngờ ngợ, rồi cũng "Ừh, vậy đi!", làm hắn mừng hết lớn. Tại hắn muốn ăn, nên hắn làm bộ nghe lời bác sĩ. Trời ạh, ông thầy của hắn hồi đó cứ lâu lâu hỏi hắn "Nói trứng gà công nghiệp không trống, vậy không trống thì đâu ra gà công nghiệp?", chỉ nhiêu đó thôi mà hắn tự dặn lòng không ăn. Đó là hắn tự giữ cho hắn như vậy, còn ai tu nói ăn được là chuyện người ta. Hắn nhớ câu thầy hắn nói "Không có gì sai hết, vì có gì đúng đâu. Đứng ở khía cạnh mình là sai, nhưng ở khía cạnh người ta là đúng. Mình nhìn số 9, người ta nhìn ra số 6. Trách ai đây?" Nên thôi, ai giữ thì tốt, không giữ cũng chẳng xấu. Nhưng đó là suy nghĩ của lúc hắn còn muốn tu, giờ thì muốn ra đời rồi, thèm ăn mặn rồi, nên kiêng cử quy tắc làm gì. Nên thú thật, khi muốn, người ta sẽ tìm cách, khi không, họ sẽ tìm lý do.

Phật tử đến nói hắn: "Vậy là thầy phải chịu ăn trứng đó, mới có sức khoẻ". Hắn thều thào "Ừ, cũng được". Mặt hắn đáng thương một cách giả tạo.

Chiều đó, có thằng em vào thăm, hắn nói "Bác sĩ kêu phải ăn trứng để mau hồi phục. Có gì lát chạy ra công viên dưới Gò Vấp đó, mua giùm anh mấy quả trứng nướng. Mấy năm trời đi ngang đó thấy nó bán mà có dám mua đâu, giờ bác sĩ "ép phải ăn", nên nhớ sực". Thằng em nhìn hắn nhợt nhạt nên xót, nên phóng đi mua ngay trước giờ bệnh viện đóng cửa. Hắn nghĩ thầm "Công nhận nhờ bệnh mà cả khối người lo cho. Có hết cũng ráng nằm lại đây dài dài thì muốn ăn gì sẽ có dâng tận miệng".

Lát sau, thằng em quay về, nhưng không có quả trứng nào hết. Hắn bực bội: "Bộ mày sợ tội hả? Tao ăn tao mang tội nè. Mà bác sĩ kêu chứ tao có muốn ăn đâu". Thằng em buồn hiu: "Không phải em không muốn mua, mà tại anh ăn vô rồi bệnh nặng hơn. Em xuống đó sớm nên chưa ai dọn ra bán. Em chạy đi hỏi xe ôm thì người ta chỉ vào con hẻm kia ngay chỗ mấy người bán ở. Anh không tin đâu, em chạy vào rồi nhưng quay xe chạy ra. Trứng gà ung với hư rồi mà nó trộn với trứng gà mới, để ra cả thau vậy đó rồi bỏ bột gì trắng trắng, thêm tý bột ngọt, muối, xong khuấy lên, sau đó lại dùm bơm tiêm tiêm vào vỏ trứng cũ rồi nướng. Mình mua toàn là nó nướng sẵn rồi, chứ có biết nó chế biến dơ vậy đâu." Nghe thằng em nói, hắn chỉ biết im lặng.

Tứ Thánh Chủng của người xuất gia là gì?

Đừng nói hai chữ 'lương thiện' khi bước vào đời mưu sinh. Ảnh minh họa.

Đừng nói hai chữ "lương thiện" khi bước vào đời mưu sinh. Ảnh minh họa.

Hắn vào chùa lâu quá rồi, với lại vào từ nhỏ, nên đâu có nghĩ ngoài đời phức tạp vậy đâu. Vì đồng tiền mà họ lừa lọc nhau, kiếm lời bằng cách hại nhau, thậm chí giết chết nhau bằng những thức ăn bẩn như thế. Hắn ngao ngán: "Vậy thì nếu ra đời, lỡ hắn không được trọng dụng, không quyền thế, không danh lợi, thì hắn cũng phải cạp đất mà ăn, rồi thì hắn cũng biến chất, cũng phải lọc lừa để sống như thế hay sao? Đừng nói hai chữ "lương thiện" khi bước vào đời mưu sinh. Người ta hơn thua nhau từng một hai trăm đồng cho 1 gói mì tôm để giành giựt nhau mối lái, người ta trả giá từng ngàn một cho một bó rau muống dù biết người bán lãi chưa đến hai ngàn". Hắn chợt thấm thía cái câu "Bát cơm trắng đẫm mồ hôi tín thí, chiếc y vàng đầy nước mắt đàn na". Ngoài đời người ta tranh nhau từng đồng để có miếng cơm manh áo, còn hắn tu không ra gì, mới chút chán đã muốn bỏ tu, trong khi không nghĩ suốt ngần ấy năm cơm đâu hắn ăn, đồ đâu hắn mặc.

Vậy mà có lần người ta "lỡ" cúng gạo không ngon, cơm nấu ra không dẻo, hắn quẳng đũa chê khó nuốt, xách xe ra ngoài ăn tô phở chay. Vậy mà có lần người ta "lỡ" cúng vải không xịn, áo may xong mặc vào không mát, hắn bỏ xó rồi tỉnh bơ "Tiếc chi vài trăm may đồ mới mà phải mặc thứ này". Vậy mà có lần người ta "lỡ" nghèo quá, Tết lên chùa mừng tuổi chẳng bao nhiêu, hắn bĩu môi "Tiền ít mà để cái bao bự chảng". Hoá ra, một ngàn của người ta "cung dưỡng" cho hắn cũng đâu phải là dễ, cũng phải đắn đo, nhịn ăn lắm mới dám "cúng" chứ. Vậy là, hắn tu mấy năm trời mà có phước gì đâu, toàn trả nợ cho tín thí. Thế mà lúc nào hắn cũng giả trang thiền tướng "tôi đây tứ đại giai không". Không gì chứ, không nhận cúng dường tại chỗ thôi, chứ đám tang xong cũng dặn hờ "gia đình nhớ lên chùa lễ Phật cầu siêu nha", rồi thì người ta cũng gửi chút ít để hương khói trong chùa. Ngẫm cho kĩ, tu như hắn giờ mắc nợ ngập đầu, cởi chiếc áo nâu ra thử hỏi mặc chiếc áo màu sắc vào có giúp đời hắn sáng sủa hơn không? Hắn hổ thẹn nhìn thằng em, nước mắt chảy.

Con muốn làm người xuất gia

Hắn vào chùa lâu quá rồi, với lại vào từ nhỏ, nên đâu có nghĩ ngoài đời phức tạp vậy đâu. Vì đồng tiền mà họ lừa lọc nhau, kiếm lời bằng cách hại nhau, thậm chí giết chết nhau bằng những thức ăn bẩn như thế. Ảnh minh họa.

Hắn vào chùa lâu quá rồi, với lại vào từ nhỏ, nên đâu có nghĩ ngoài đời phức tạp vậy đâu. Vì đồng tiền mà họ lừa lọc nhau, kiếm lời bằng cách hại nhau, thậm chí giết chết nhau bằng những thức ăn bẩn như thế. Ảnh minh họa.

Thằng em nhìn hắn nói "Thôi mà anh. Em nói không mua ở ngoài chứ đâu có nói là sẽ không làm ở nhà mang lên cho anh ăn đâu. Tự nhiên khóc vậy? Hồi đó giờ có ăn đâu mà giờ không có rồi khóc?". Hắn nhỏ tiếng: "Thôi, tao không ăn trứng nữa. Tao tu thì Phật độ hết bệnh thôi." Thằng em năn nỉ: "Thôi mà, lại hờn dỗi rồi. Mai em nướng ở nhà rồi mang vô cho anh".

Thằng em chào hắn ra về. Trong thoáng chốc, một mình lạ lẫm nơi bệnh viện, những giáo nghĩa của Thầy từng dạy chợt tuôn ra, những bài học cuộc sống mà hắn từng trải nghiệm chợt ùa về, hắn dường như được tiếp thêm năng lượng để vực dậy tất cả. Vết rắn cắn mới đây có xá gì so với những "vết cắn" của những "con rắn" mà hắn từng bị, thế thì sao hắn phải gục ngã, phải thất thỉu? Cố lên nào hắn ơi, đường còn dài, và hắn phải tiếp tục đóng tròn vai cho cả vở diễn cuộc đời, một người điên trong cả vở diễn toàn người tỉnh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tâm tham

Góc nhìn Phật tử 07:51 03/05/2024

Tâm tham là một trong những loại tâm bất thiện (Tâm chẳng lành, tâm xấu,…). Khi chưa là A La Hán thì tâm này vẫn chi phối chúng ta, khiến chúng ta tạo tác và luân hồi sinh tử trong nhiều kiếp. Tâm này do huân tập từ nhiều đời cho nên khi gặp cảnh tốt đẹp, hài lòng thì sinh ham muốn.

Niềm tin Phật Pháp hồi sinh tôi

Góc nhìn Phật tử 16:03 02/05/2024

Sấm sét có thể rưới mưa hạnh phúc và những giọt lệ có thể nở hoa niềm tin. Trong cuộc sống mỗi người, không sớm thì muộn, sẽ có lúc chúng ta đương đầu với một khủng hoảng ghê gớm nào đó tạo nên bước ngoặt và bẻ gãy cuộc sống bình thường của mình.

Hội luận: Sự cân bằng (3)

Góc nhìn Phật tử 11:45 02/05/2024

Tình cảm con người chính là sự biến dịch thiện ác mạnh mẽ nhất. Các luật sư của ba, tất cả các án mạng vợ giết chồng, chồng giết vợ, các đôi tình nhân giết nhau rồi thậm chí phân xác chỉ vì yêu, vì ghen…Đâu phải họ không thương nhau đâu...

Tự tại giữa khen chê

Góc nhìn Phật tử 10:46 02/05/2024

Thật sự nếu chúng ta không còn suy nghĩ về lời khen tiếng chê nữa thì chúng ta sẽ thấy nó thật sự chẳng có tí ti gì quan trọng cả. Có được tán dương hay chỉ trích đi chăng nữa cũng chẳng cần quan tâm.

Xem thêm