Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Kính dâng hai đấng sinh thành

Mỗi năm tháng Bảy về lòng con nô nức, có dịp để cùng sư huynh đệ đến chùa dự lễ Vu Lan, nghe những bài pháp thoại trực tiếp từ quý thầy, cũng thời gian này, tâm hồn con lắng lại để suy ngẫm về cuộc đời về sự báo hiếu song thân

Con là đứa con gái sinh ra trong một gia đình có của ăn của để, giống cha như đúc nên mọi yêu thương của cha đều dành hết cho con từ ăn mặc đến đi dạo, còn mẹ thì ngược lại, chăm sóc lo lắng cho chị Hai. Lần lượt sau đó, năm đứa em trai gái chào đời con vẫn được cưng chiều hơn hết. Có lẽ, tình yêu thương của cha đã làm cho con thấu hiểu nên với những đứa em gặp chuyện, con đều xem như là của mình, đủ khả năng thì lo mọi thứ và khi vượt tầm thì chỉ có nước mắt ngắn dài, nhìn xem kết quả sự việc...
 
Khi có những phương tiện hiện đại, thì con lắng nghe những bài giảng của Thầy Thích Minh Thành: Trở lại mùa sen, để thấy tấm lòng của mẹ, Giọt sữa giữa đời thường, để cảm nhận tình thương của cha và rồi chiêm nghiệm thực tế, mình đã làm được những gì? Con thấy thương cho ba sớm ra đi, không kịp nhìn bầy con trưởng thành, cháu chắt dễ thương. Con tủi cho cuộc đời mẹ mãi vất vả lo toan, một người phụ nữ dang tay chăm sóc đàn con, trong sự thiếu vắng chia sẻ của chồng hằng mấy chục năm. Con cũng đã làm cho đáy mắt của mẹ hằn lên nỗi buồn, từ sự thất bại của sự nghiệp và hôn nhân bởi những con người vô cảm lạnh lùng. Nhưng con vẫn tự hào là đứa con luôn nghe lời mẹ, chấp nhận những gì mẹ muốn mà khả năng mình thực hiện được. Những tháng ngày im lặng, lấy căn phòng làm nơi trốn chạy tất cả lời phiền trách, để rồi rút ra một điều:

- Phải học tập tinh thần sắc sắc - không không của đạo Phật, phải trì chú những phẩm kinh để lòng thư thái nhẹ nhàng hơn.

Và con vượt qua những mặc cảm, để đến với các chương trình từ thiện. Sự thử thách ban đầu đã khiến con gần như ngã quỵ. Một cas bệnh tim bác sĩ mổ thành công, nhưng người nhà thiếu hiểu biết đã cho ăn ngay trong phòng hồi sức cấp cứu. Thế là, bác sĩ Tuấn Anh phải nhờ thêm một bác sĩ người Pháp ở Viện Tim qua Chợ Rẫy cấp cứu, bệnh nhân sống nhưng trong tình trạng là máu không trở về não. Mọi người mến con, cố gắng hết sức và cuối cùng phải bàn là đưa bệnh nhân về khi nào đi thì đi, còn cho mượn cái bình oxy. Một tuần sau đó, bệnh nhân qua đời, con nhận được lá thư gởi trước khi đi làm phẫu thuật. Nội dung là sự cảm kích qua việc chăm lo ca bệnh của con, điều này khiến con giảm đi bức xúc khi bị tai tiếng. Mẹ nói:

- Thôi nghỉ đi, kiếm việc gì giúp mà không ảnh hưởng đến mạng sống của người ta.
 
Nghe lời mẹ, con lại đi về vùng nông thôn sâu trong những ngày nghỉ để khai thác địa chỉ nhân đạo, thế là nhiều bạn bè, các đoàn trong những tỉnh thành khác đã đến với những ngôi chùa và tịnh xá, con cung cấp danh sách đối tượng để chọn lựa phát quà. Lại là những tiếng đồn không hay, vì phiếu cho thì ít mà người người kéo đến nhà thì nhiều, khiến mẹ còn phải lên tiếng.

-Bỏ hết đi, lo nhà cửa và thờ Phật ở nhà được rồi

Mẹ đâu biết, khi con không tham gia thì mấy trăm người khuyết tật, người nghèo ở những nơi hoang vu hẻo lánh họ không được phần.

Rồi cuối cùng tôi cũng chọn phương án của mẹ. Chuyển sang đưa những người có bệnh mắt phẫu thuật miễn phí. Sau đó, kêu gọi các nhà hảo tâm trợ giúp một lần cho những đối tượng bức xúc, để họ có thể vươn lên và không trông chờ ỷ lại vào sự bố thí của mọi người.

Tuy mẹ không bày tỏ sự yêu thương với con như ba, nhưng lúc nào cũng sợ con thiếu trước hụt sau. Mỗi lần có chút tiền lại dúi vào túi con, mỗi khi có sự xung đột thì luôn bảo con nhịn đi cho êm nhà êm cửa. 

Con ăn chay, mẹ lại lo xào nấu đổi món để con ăn ngon miệng hơn. Con tiêu tan sự nghiệp miệng rầy la, nhưng tay mẹ vẫn lo cho con vượt qua từng bước sóng gió nghiệt ngã của cuộc đời. 

Với ba, con có thể nũng nịu, nhưng với mẹ thì con không như vậy. Từ khi ba đi về thế giới bên kia, thì mẹ lại là người tâm sự, là người luôn đồng hành vui buồn và ngay cả những ngày tìm đến Phật pháp. Bất chợt con muốn mình trẻ lại, để có thể sà vào lòng mẹ mà nghe tình thương đong đầy.
 
Hôm nay, ngày đầu tiên của tháng 7, mùa Vu Lan con bày tỏ những dòng nầy đến với mẹ ba, kèm theo một bông hồng cho ba và một bông hồng cho mẹ.

Kính dâng hai đấng sanh thành
Những lời chân thật ngọn ngành của con 
Vu Lan hiếu hạnh cho tròn 
Ơn trên Tam Bảo giúp con đắc thành

Thiện Tâm
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ân sâu nghĩa nặng

Phật giáo thường thức 15:59 20/04/2024

Có một thứ ân sâu nghĩa nặng mà ngôn từ chẳng làm sao với tới được. Bởi lẽ ở đó, không có sự cho đi và đòi lại, tất cả đều trôi chảy hồn nhiên, không có gì ngưng đọng để người cho và kẻ nhận phải lưỡng lự ngập ngừng, tính toan do dự.

Hãy trân quý cơ hội được nghe pháp!

Phật giáo thường thức 14:46 20/04/2024

Pháp là cách thức, là con đường hay phương pháp, đạo lý để khai mở sự mê mờ của tâm thức và có khả năng chuyển hóa khổ đau đến an lạc, giải thoát Niết-bàn. Pháp vị là vị giải thoát nên pháp nào không có công năng đưa đến an lạc giải thoát thì đó không phải là giáo pháp của Đức Phật.

Hàng ngày người Phật tử tu tập sao cho đúng

Phật giáo thường thức 13:20 20/04/2024

Hiện nay có nhiều cư sĩ Phật tử đi chùa tu tập, niệm Phật ngồi thiền nghe pháp, cảm thấy vơi bớt khổ não, tâm được an lạc thì muốn vào chùa tu luôn, không muốn về nhà, bỏ bê công việc, lơ là trách nhiệm với gia đình, cha mẹ vợ chồng con cái...tạo ra dư luận không đẹp cho Phật giáo.

“Phước đức” và “công đức” khác nhau như thế nào?

Phật giáo thường thức 12:30 20/04/2024

Điều nghi đầu tiên là khi Tổ Bồ-đề-đạt-ma sang Trung Hoa, đến yết kiến vua Lương Võ Đế, Vua liền hỏi: Trẫm một đời cất chùa độ Tăng, bố thí thiết trai có những công đức gì?

Xem thêm