Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 16/03/2024, 08:32 AM

Kỳ Hoa Hải Khẩu

Kỳ Anh - mảnh đất cuối Hà Tĩnh về phía Nam - xưa vốn là vùng biên viễn của Đại Việt. Đã có một thời dằng dặc hàng ngàn năm, đây là giới tuyến của nước Việt với Chân Lạp, Chiêm Thành rồi hàng mấy trăm năm là vùng Trịnh - Nguyễn phân tranh, lấy đèo Ngang làm nơi quyết chiến.

… “Chiến chinh khói lửa tơi bời

Một gang đất lệch mấy thời binh đao

Phế - hưng, cũng chốn quân vào

Thớt voi, vó ngựa, chiến bào chen nhau

Đèo Ngang đá xám còn nhau

So chi hoa lúa đọt máu non tơ

Thuyền chật biển, súng ken bờ

Ngàn năm nước dựng mấy giờ dân yên…”

(Bùi Quang Thanh)

Vì thế cửa biển Kỳ Hoa (tức là cửa Hải Khẩu ngày nay) từng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong các hoạt động quân sự, kinh tế và cả chính trị của ít nhất 2 -3 quốc gia.

Cửa Hải Khẩu được hình thành bởi 3 dòng sông nhỏ bắt nguồn từ chân núi Hoành Sơn đổ ra biển, đó là sông Quyền từ hướng Tây Nam, sông Trí từ phía Tây và sông Kinh Hạ từ hướng Tây Bắc. Khi tới sát cửa biển Kỳ Ninh - Kỳ Hà, các dòng sông này tạo nên một vùng nước lớn gọi là sông Vịnh - một âu thuyền tự nhiên trước khi ra biển qua cửa Hải Khẩu.

Phía Bắc cửa Hải Khẩu là cồn cát cao, trên cồn cát ấy là đền thờ Chế thắng Phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu (thường gọi là Đền Bà Hải) - một nhân vật huyền thoại, một nữ nhi anh hùng của Đại Việt đã hi sinh vì đất nước cuối triều Trần. Bà là tác giả cuốn Kê Minh Thập sách có nội dung quân cơ chiến lược hiến kế cho vua giữ nước và trị quốc.

Phía bờ Nam Hải Khẩu là núi Cao Vọng án ngữ trường thành, ngăn sóng gió bão giông cho vùng dân cư đông đúc, giữ cho “âu thuyền” sông Vịnh biển lặng trời yên. Tương truyền khi lui binh về vùng đèo Ngang để tiếp tục chống giặc Minh tàn bạo, con trai của Hồ Quý Ly là Hồ Hán Thương cùng Thái tử Nhuyễn bị giặc vây bắt ở ngọn núi này.

Xa một chút về phía Tây Bắc là núi Bàn Độ chót vót, mây núi quấn quýt đỉnh trời. Bàn Độ như chiếc nón vàng óng ả của các cô gái Xứ Voi úp xuống cánh đồng lúa xanh hay mặt biển xanh để người xưa ví von là “Kim Bàn Độ Hải” (chiếc mâm vàng trôi trên mặt biển)...

Một vùng đất nước núi sông trời biển sơn thủy hữu tình, dày đặc sự tích, huyền tích, sử thi, gắn với bao lần thăng trầm cùng non sông đất nước lại đẹp mộng đẹp mơ mỗi bình minh lên, mỗi hoàng hôn xuống. Chẳng hiểu do điều kiện khí hậu hay do núi do sông, do thần do Phật mà ở xứ này có nắng dệt mây đan, muôn vàng ngàn tía vào những lúc vũ trụ giao hòa.

Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam trân trọng giới thiệu một số hình ảnh nơi vùng Kỳ Hoa Hải Khẩu qua ống kính của Nhà thơ Bùi Quang Thanh:

Bình minh trên sông Trí

Bình minh trên sông Trí

Empty
Chiều trên đồng muối Kỳ Hà

Chiều trên đồng muối Kỳ Hà

Lão diêm dân Hải Khẩu

Lão diêm dân Hải Khẩu

Chiều Hải Khẩu

Chiều Hải Khẩu

Empty
Thả lưới trên sông

Thả lưới trên sông

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hội luận: Xả bỏ chướng ngại (4)

Góc nhìn Phật tử 15:00 06/05/2024

Thiện ác nếu nhìn thấu đáo em sẽ thấy mọi thứ đều khác. Tình thương yêu (thiện) có thể biến thành ghen tuông, hận thù (ác) mọi năng lực sáng tạo của con người cũng vậy các loại hung khí (ác) nếu biết dùng cho nhu cầu sinh hoạt lại là (thiện).

Sống trong ảo tưởng, mê mờ, khi ấy khổ đau sẽ trói buộc

Góc nhìn Phật tử 14:12 06/05/2024

Sống ở đời, chúng ta ai cũng có những nỗi khổ niềm đau, dù ít hay nhiều. Bởi thân thể ta đau nhức là khổ, giận hờn là khổ, tiếc thương cũng khổ… Có rất nhiều yếu tố làm cho ta khổ, nhưng chung quy mọi khổ đau đều xuất phát từ chính mình.

Bình yên

Góc nhìn Phật tử 10:45 06/05/2024

Cuộc đời này, chính là bỏ bớt rườm rà để trở thành đơn giản, bỏ đi hận thù để trao gửi yêu thương. Bình yên chỉ đến khi ta biết trân trọng những điều bình dị trong cuộc sống.

Sống đẹp cùng Tứ nhiếp pháp

Góc nhìn Phật tử 09:58 06/05/2024

Thực hành Tứ nhiếp pháp, cảm hóa người khác sống thiện lành thì xã hội sẽ bớt đi những tệ nạn, khổ đau...

Xem thêm