Làm sao có thể phân biệt được giữa sự mất phương hướng và bệnh trầm cảm?
Hỏi: Mất phương hướng đang là tình trạng khá phổ biến trong giới trẻ hiện nay, nhưng làm cách nào mình có thể phân biệt được giữa sự mất phương hướng và bệnh trầm cảm?
Mất phương hướng đang là tình trạng khá phổ biến trong giới trẻ hiện nay, Thầy biết có những nhóm sau đây bị mất phương hướng:
1. Nhóm thứ nhất là các anh chị, những người đã từng có những mục tiêu rõ rệt trong đời sống. Các anh chị đó đã cố gắng, rồi đạt được, rồi hạnh phúc nhưng thời gian không lâu họ không còn cảm thấy hạnh phúc về những gì mình đã đạt được nữa. Thậm chí họ thấy rất là nhàm chán, họ muốn thoát khỏi mục tiêu đó để vươn tới những mục tiêu lớn hơn, đi tìm những mục tiêu có giá trị hơn trong đời sống nhưng vẫn chưa tìm được. Thế rồi họ phải sống trong tình trạng khắc khoải, không chấp nhận thực tại, không chấp nhận sự giới hạn của mình.
2. Nhóm thứ hai là nhóm của những anh chị có thể nói là bị lạc lối trong những tham vọng của mình, nắm bắt hết mục tiêu này tới mục tiêu khác mà không bao giờ cảm thấy thỏa mãn và hạnh phúc. Để rồi các anh chị cũng hoài nghi về cái gọi là hạnh phúc, không biết đâu là giá trị chân thật để mình hướng tới. Và trong quá trình đó, các anh chị đánh mất sự kết nối với đời sống, với gia đình, với xã hội và cả chính bản thân mình. Biết là mình đang lạc lối nhưng mà không thoát ra được.
Ứng dụng Phật pháp trong việc điều trị chứng trầm cảm
3. Nhóm thứ ba là nhóm của những bạn nỗ lực rất nhiều mà vẫn không đạt được những mục tiêu mình đã đặt ra, để rồi hoài nghi và mất niềm tin vào bản thân. Không tìm được cái tôi của mình giữa xã hội, giữa gia đình và những người thân xung quanh để rồi rơi vào tình trạng lạc lõng, chênh vênh giữa đời sống.
4. Nhóm thứ tư là nhóm của những anh chị có khá nhiều tài năng nhưng lại có những bất ổn trong tâm lý. Ở đây chỉ là sự bất ổn về nhận thức chứ chưa phải là những bệnh trạng về tâm lý. Những nhận thức sai lầm hay lệch lạc hoặc là nhiều khi rất là đúng đó là những lý tưởng rất là đẹp. Nhưng mà các anh chị đó thiếu bộ lọc để biết được đâu là giá trị tương đối và đâu là giá trị tuyệt đối.
Muốn đi tới giá trị tuyệt đối phải đi qua giá trị tương đối. Thì ở đây, các anh chị này chỉ mơ ước những điều hoàn hảo nhất mà không chấp nhận thực tại, không chấp nhận những con đường hay những con người ở nơi đó còn những giá trị tương đối. Nhìn vào ai, nhìn vào con đường nào họ cũng thấy những khiếm khuyết, những giới hạn hết; thay vì họ nhìn vào những ưu điểm để rồi tận dụng những ưu điểm đó. Rồi một thời gian sau khi họ đủ mạnh, đủ vững thì họ sẽ vươn tới những giá trị tuyệt đối. Hoặc là chính họ sẽ là người dẫn dắt người khác đi về những giá trị tuyệt đối, vì thế cho nên các anh chị không gắn kết được với đời sống và đứng bên lề của đời sống.
6. Và cuối cùng là nhóm những bạn được cha mẹ chăm bẵm quá mức hồi còn nhỏ, kế cả đến tuổi trưởng thành rồi mà cha mẹ vẫn can dự vào quá nhiều quyết định của các bạn ấy. Cho đến khi các bạn buộc phải quyết định tương lai của cuộc đời mình, tìm một con đường để đi thì các bạn trở nên rất là hoang mang, sợ hãi, không dám quyết định bất cứ điều gì, thậm chí các bạn đó còn không biết mình thực sự muốn gì, mình sống vì điều gì, hướng tới những giá trị gì.
Khi một người mất phương hướng, tâm lý họ tất nhiên không thể nào ổn định như một người có phương hướng. Họ không thể có hạnh phúc như một người đã có hướng đi vững chãi trong cuộc đời. Thậm chí họ sẽ rơi xuống một số cung bậc khá thấp trong tâm thức, để rồi nó kéo theo một số những phản ứng tiêu cực. Những tâm lý tiêu cực như là căng thẳng, lo âu thường trực, buồn giận cáu gắt thường trực và hoang mang, lạc lõng và không gắn kết cuộc sống này một cách sâu sắc.
Tuy nhiên, khác với trầm cảm vì đó chưa phải là tổn thương tâm lý, họ không bị những thế lực bóng tối chiếm cứ thường trực trong con người của họ hoặc tạo thành những cơn cảm xúc đột ngột để nhấn chìm họ. Một người mất phương hướng thì họ thỉnh thoảng vẫn thấy niềm vui trong cuộc sống, nếu họ quyết tâm làm điều gì thì cũng có thể làm được. Dù trong ngắn hạn, họ vẫn sinh hoạt như những người bình thường và gắn kết đời sống, với những người xung quanh một cách không có khó khăn nếu họ thực sự muốn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?
Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?
Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?
Tượng Phật có từ bao giờ?
Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.
Tu tập trong hoàn cảnh không có Phật
Hỏi - Đáp 10:00 17/11/2024Tôi thích lạy Phật nhưng vì không có bàn thờ nên tôi tự hình dung Đức Phật trước mặt rồi lễ bái. Tôi tu tập như thế và cảm thấy an yên, được Tam bảo che chở rất nhiều. Có lúc tôi tự hỏi mình tu tập trong hoàn cảnh như thế có đúng Chánh pháp không?
Xem thêm