Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 31/01/2023, 08:15 AM

Làm sao để biết mình đi đúng đường Phật pháp hay chưa?

Đi đúng đường, đúng hướng là nói những người có tâm hướng Phật đã chọn Phật pháp, đã chọn chánh đạo, nhưng khi đi còn lăn tăn, còn do dự, còn phân vân không biết làm sao để xác định là mình đã chọn đúng chân lý và đang đi đúng đường?. Đây là câu hỏi không dễ trả lời cho thấu đáo, rành mạch.

Audio

Phật Pháp vốn cao siêu quảng đại, kinh điển như rừng; tông phái, hệ phái, pháp tu nhiều vô số kể và ai cũng nói mình là chân truyền chính đạo. Đó là chưa nói đến các tà sư ngoại đạo giả danh Phật giáo mê hoặc lòng người, càng làm cho vấn đề khó khăn hơn.

Những người học tu Phật pháp bài bản căn cơ có thầy tổ để thỉnh giáo thưa hỏi, có Tam pháp ấn (Vô thường, khổ, vô ngã) để minh định. Còn phần đông vẫn không biết làm sao.

Ở đây, thầy chỉ ra một số tiêu chí, một số biểu hiện của những người tu học Phật pháp đúng đường để chúng ta tự quan sát bản thân, gia đình, bạn tu và những người xung quanh phân biệt được đúng sai, nhận diện được chánh tà, xác định rõ hướng đi trong đời..

Một là những người tu học đúng chánh pháp thì mỗi ngày phước đức và trí tuệ tăng lên, tham sân si nghiệp chướng tiêu giảm, cuộc sống của bản thân và gia đình tốt hơn lên cả điều kiện sống, đạo đức tinh thần, không khi vui tươi lạc quan tích cực luôn hiện hữu.

Học Phật phải thấy lòng nhẹ nhàng

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Hai là người tu đúng thì phong thái ung dung tự tại điềm nhiên, nhẹ nhàng, bình tĩnh.

Bởi vì người học tu biết kiểm soát tâm tốt, buông xả dần ngã chấp, xả ly sự kiêu mạn tự đại, dần làm chủ lời nói, hành động, suy nghĩ.

Ba là sắc diện, tướng mạo nhìn tươi sáng oai nghi. Khi tâm an ổn vui, lương thiện vững chãi thì diện mạo bên ngoài cũng sẽ rất tươi sáng, không bộc lộ nét u sầu khổ não, thê lương mà luôn tràn đầy năng lượng tích cực.

Bốn là lời nói luôn ôn tồn khiêm tốn, từ hoà, có uy tín được mọi người tin cậy. Lời nói xuất phát từ tâm từ bi thương yêu chân thành dù mộc mạc, chất phát mà vẫn chứa đầy chất liệu của tình thương, ấm áp chạm đến lòng người..

Năm là công việc, nghề nghiệp, giao tiếp hanh thông, đời sống tinh thần sung mãn, đời sống vật chất nâng cao. Càng tu mà càng càng nghèo túng, lúc nào cũng bị những nhu cầu vật chất bức bách thì là dấu hiệu của việc tu không đúng đường thiếu nhân duyên phước đức, . Nên người tu học dù là sanh ra trong trong gia đình quyền quý giàu sang vẫn không tham cầu, không hưởng thụ, chọn lấy đời sống đơn giản, thanh bạch, tận tâm làm phúc cứu giúp san sẻ cho những người nghèo khổ bần hàn.

Sáu là dù không mong thuận lợi nhưng mọi việc đều chuyển từ xấu thành tốt: trong cuộc sống,. Những lúc cũng gặp khó khăn, chướng ngại, nhưng người tu đúng, chắc chắn sẽ chuyển dữ thành lành, hóa hung thành cát, biến xấu thành tốt dưới sự gia hộ của Phật, Bồ tát, chư Thiên, thiện thần. Người tu học đúng sẽ biết không cố chấp, định kiến và vướng mắc vào bất cứ thứ gì trên đời.

Bảy là cha mẹ anh em bà con thân tộc thường gặp may mắn, thuận hòa, an vui, phúc lạc. Khi tâm được tu tốt, người tu sẽ lan tỏa những nguồn năng lượng tốt lành ra xung quanh, và những người sống chung cùng, sống gần sẽ dần bị thay đổi theo. Khi cảm hóa đươc người thân biết tu hiền lành, phúc đức tức là họ cũng đang gieo nhân lành, tức có quả thiện quả may mắn hạnh phúc.

Tám là người học tu đúng đường là lấy Tam quy ( Nương tựa Phật, Pháp, Tăng), 5 điều đạo đức ( Không sát sinh, trộm cướp, tà dâm, nói dối và sử dụng các chất gây nghiện như rượu...) làm kim chỉ nam cho đời sống. Xa lìa, xem nhẹ Tam quy, ngũ giới là đã lệch hướng rồi.

Chín là người đi đúng đường là người sống lương thiện, tích cực, lấy từ bi, làm lẽ sống ,lấy đạo đức trí tuệ giác ngộ là mục đích cuối cùng.

Hiện tại sống có ích cho bản thân, gia đình, xã hội và Phật pháp, hướng đến đời sống an lạc cao thượng, không tìm cầu những lạc thú thấp kém của thế gian.

Đương nhiên là người đi không đúng đường, không chánh đạo thì phúc đức trí tuệ bị sa sút; bản thân và gia đình sẽ không được tốt đẹp; đời sống tinh thần và vật chất tổn giảm; sẽ không được mọi người tin tưởng quý mến; của cải hao tổn, sắc diện tối sầm, nghiệp chướng kéo đến, tật bịnh lại tìm, mọi thứ đi xuống.

Tóm lại, nói đơn giản nhất, tu học đúng đường có nghĩa là người sống có chánh niệm, tỉnh giác, luôn chuyển hóa tư tưởng, hành vi, lời nói theo lời Phật và lối sống tích cực lương thiện có hạnh phúc hơn. 

Người học Phật

Đi đúng đường

Bớt khổ, thêm vui

Đời sống hướng thượng

Pháp nhiệm màu

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tắm Phật cách nào đúng?

Hỏi - Đáp 11:00 13/05/2024

Hiện nay, chúng tôi được hướng dẫn có đến 4 cách tắm Phật sơ sinh với hình thức và nội dung quán tưởng khác nhau. Vậy xin hỏi, cách tắm Phật nào là đúng nhất?

Chướng duyên cũng có thể trở thành phước báu

Hỏi - Đáp 09:19 12/05/2024

Thưa Sư cô, con làm gì cũng bị chướng duyên có phải do con thiếu phước và nhiều bất thiện nghiệp không ạ?

Bảy vị Phật quá khứ là ai?

Hỏi - Đáp 15:40 11/05/2024

Hỏi: Thưa thầy, con đọc trong các kinh sách, thường nghe nói đến khái niệm Bảy vị Phật trong hiền kiếp, chư Phật quá khứ, đương lai...Xin thầy giải thích thêm cho con hiểu ạ!

Phật đản sinh đưa tay nào lên trời?

Hỏi - Đáp 09:08 11/05/2024

Rõ ràng là có kinh-điển xác định Phật sơ sinh đưa tay phải chỉ trời. Dù thực tế được ghi nhận là khá nhiều pho tượng Phật đản sinh đưa tay trái chỉ trời có từ xa xưa.

Xem thêm