Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 10/11/2022, 11:58 AM

Làm sao để biết ngủ đủ?

Giấc ngủ lành mạnh bao gồm nhiều khía cạnh: thời lượng đủ, chất lượng tốt, thời gian phù hợp và không bị rối loạn giấc ngủ.

Audio

Biểu hiện của giấc ngủ kém thường dễ nhận ra như: buồn ngủ vào ban ngày, mệt mỏi trong giờ làm việc, tâm trạng chán nản, hoạt động thể chất và tinh thần uể oải hoặc có các vấn đề sức khỏe khác.

Các tài liệu định nghĩa về giấc ngủ tối ưu khá khác nhau. Nó thường được hiểu là thời lượng ngủ hàng ngày cho phép một cá nhân hoàn toàn tỉnh táo (tức là không buồn ngủ) và có thể duy trì mức hiệu suất bình thường trong ngày. Có y văn định nghĩa đơn giản hơn: đây là thời lượng ngủ cần thiết để cơ thể cảm thấy sảng khoái khi thức dậy vào buổi sáng.

Các thầy thuốc đã có hướng dẫn về thời lượng ngủ cần thiết nhưng nó chỉ mang tính tương đối. Thời gian cần ngủ dao động từ 6-8 giờ ở người trưởng thành. Chúng ta có thể sử dụng các ứng dụng điện thoại thông minh để đánh giá giấc ngủ. Các thiết bị này cung cấp thông tin về thời lượng ngủ và thậm chí cả chất lượng giấc ngủ qua các thuật toán.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ngủ không đủ giấc đã trở nên phổ biến trong những thập kỷ qua, đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Việc ngủ ít thường do các yếu tố bên ngoài như ánh sáng nhân tạo, sử dụng các chất kích thích, thiếu hoạt động thể chất, không có quy tắc đi ngủ trong gia đình, các thiết bị công nghệ thông tin sẵn có ngày càng tăng.

Tuy nhiên, nhu cầu về giấc ngủ có thể thay đổi theo từng người và ở các độ tuổi khác nhau trong cuộc đời. Trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ và chỉ thức dậy để ăn. Ở người cao tuổi, giấc ngủ có những thay đổi đáng kể về số lượng và chất lượng. Người cao tuổi thường khó đi vào giấc ngủ hơn và ngủ ít hơn. Điều này thường do các bệnh đi kèm và các loại thuốc dùng hàng ngày bên cạnh quá trình lão hóa. Ngủ không đủ ở người cao tuổi cũng có thể liên quan đến các yếu tố thay đổi cuộc sống: nghỉ hưu, ít hoạt động thể chất, giảm tương tác xã hội, những biến động quá trình trao đổi chất do tuổi tác.

Nhiều khía cạnh khác của giấc ngủ cũng rất quan trọng ngoài việc ngủ đủ thời lượng mỗi ngày. Chất lượng giấc ngủ còn được phản ánh qua hiệu quả giấc ngủ (là tỷ lệ thời gian trên giường thực sự ngủ), thời gian ngủ (là thời gian đi ngủ/thức dậy), cấu trúc giấc ngủ (là các giai đoạn ngủ), tính nhất quán của giấc ngủ (là sự thay đổi hàng ngày trong thời lượng ngủ), sự củng cố giấc ngủ (là tổ chức của giấc ngủ có liên tục suốt đêm, số lần thức > 5 phút) và sự hài lòng về giấc ngủ.

Giấc ngủ một pha (tức là ngủ một lần mỗi ngày, thường vào ban đêm) được coi là chuẩn mực trong xã hội của chúng ta nhưng các kiểu ngủ khác (hai pha hoặc nhiều pha) cũng được ghi nhận tùy thuộc vào sở thích hoặc nền văn hóa của từng người. Ngủ trưa cũng rất quan trọng vì nó giúp cải thiện hiệu suất làm việc, giảm thiểu tai nạn và các biến cố tim mạch.

Tóm lại, không có một con số về thời lượng ngủ tiêu chuẩn để áp dụng cho tất cả mọi người. Thời lượng ngủ tối ưu nên được cá nhân hóa vì nó phụ thuộc nhiều yếu tố. Điều quan trọng, ngủ đủ giấc được xác định không chỉ bởi thời lượng ngủ mà còn nhiều khía cạnh khác bao gồm: hiệu quả, chất lượng của giấc ngủ và mức độ tỉnh táo sáng hôm sau. Để có một giấc ngủ tốt, bạn đừng quên thực hành các vấn đề vệ sinh giấc ngủ: loại bỏ các thiết bị điện tử giải trí khỏi phòng ngủ, tập thể dục thường xuyên, có thói quen đi ngủ đúng giờ và biết thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng.

Theo Giác Ngộ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thiền là nơi tìm lại sự cân bằng và bình an bên trong mình

Sống an vui 09:45 04/05/2024

Thiền không phải là một cuộc đua, nơi ta phải cố gắng vượt qua bản thân hay đạt được điều gì đó. Thiền không phải là việc ép buộc tâm trí yên bình hay kiểm soát những suy nghĩ.

Chúng ta đều xứng đáng được thanh thản

Sống an vui 08:45 03/05/2024

Tỉnh táo một chút, điềm tĩnh một chút, nghĩ thoáng một chút thì trên đời này không có gì là không thể nhẹ buông. Và chúng ta đều xứng đáng được thanh thản!

Để thực sự hiểu về hạnh phúc, cần nhìn vào bên trong

Sống an vui 08:00 02/05/2024

Trong cuộc sống hiện đại, khát vọng hạnh phúc không phải là điều xa lạ với bất kỳ ai. Mỗi người đều khao khát được sống trong niềm vui, sự an ấm và hạnh phúc đích thực. Nhưng liệu chúng ta đã thấu hiểu đúng nghĩa của hạnh phúc hay chỉ là theo đuổi những cảm giác thoải mái, thoả mãn tạm thời?

Hãy vỗ về trái tim và tự nói rằng bạn yêu thương bản thân mình

Sống an vui 18:00 01/05/2024

Bạn có thể an ủi bạn bè, chia sẻ những gánh nặng cuộc sống và cùng nhau vượt qua mọi khó khăn. Nhưng đôi khi, chính bạn lại quên đi việc quan tâm đến bản thân mình. Đó là lúc cần phải nhớ rằng, việc yêu thương và chăm sóc bản thân cũng rất quan trọng.

Xem thêm