Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 28/06/2022, 07:33 AM

Lấy Phật làm lòng (Phần 2)

Lấy Phật làm lòng là sống với tâm Phật trong cuộc sống, trong lời ăn, tiếng nói, trong giao tiếp, trong công việc, trong mọi thứ, lấy lòng từ bi của Đức Phật, lấy sự sáng suốt, sự tỉnh giác, không chỉ nổ lực tinh tấn tu hành mà còn giúp đỡ chúng sinh thoát khổ, đó chính là lấy Phật làm lòng.

Nói từ những chuyện đơn giản nhất, những chuyện dễ hiểu nhất cho đến những Pháp cao siêu nhất, chúng ta biết rằng một trong những giáo lý cốt tủy, một trong những giáo lý quan trọng của đạo Phật là nhìn thấy được tính không của các Pháp, thuộc tính của các Pháp, nói cho dễ hiểu là sự thật của mọi sự vật hiện tượng trên đời, người nào quan sát hiểu được như thế thì chắc chắn rằng cuộc đời mình rất tuyệt vời. Tất cả những thứ mà chúng ta nhìn, chúng ta nghe, chúng ta thấy, chúng ta biết, chúng ra suy nghĩ thì đều là có cả, chúng ta đâu thấy được sâu xa lên, sâu sắc lên, thấy được thuộc tính của nó, thực ra thì sự giác ngộ của Đức Phật, đơn giản là thấy biết như thật về tất cả mọi thứ trên thế gian này, Đức Phật thấy rõ thực tướng của các Pháp, thấy được chân lý của mọi sự vật hiện tượng, vì Đức Phật thấy được như thế nên Ngài đạt đến giác ngộ, giải thoát không còn khổ đau.

Bản chất của sự giác ngộ là thấy được như thật về tất cả mọi thứ, không còn sợ gì nữa, và một trong những sự thật quan trọng đó chính là «  vạn cảnh giai không ». Như ly nước này đưa lên trước mắt quý vị thì là có hay là không ? Tức là về mặt hình tướng về mặt sự vật thì có vì nó hiển nhiên ở trước mắt chúng ta, vậy cái gì là không và vì sao nói không ?, nói không thì sẽ có nhiều cấp độ khác nhau, nhưng nếu hiểu sâu sắc chúng ta sẽ thấy được bản chất cái không, thứ nhất là vì nó vô thường, bởi vì bây giờ nó còn ở trên tay Thầy nhưng khi Thầy thả xuống thì không còn nữa, khi đó nó đã bị quy luật vô thường chi phối, nó không tồn tại mãi, cho nên nó không thật, giống như một người 50 mấy 60 ký mà nói không thì làm sao được, là có nhưng khi chết đi để năm ba tháng hay vài năm sẽ bị băng hoại và khi đó cũng bị quy luật vô thường chi phối cho nên không tồn tại hoài và cũng không tồn tại mãi được, không thường hằng cho nên nó là không.

Lý lẽ thứ hai cao siêu hơn là, sở dĩ những gì ta thấy là do nhiều nhân duyên hợp lại, ví như để có được cái ly chúng ta phải dùng đến men, một số vật liệu sành sứ … rồi phải qua bàn tay con người nhào nặn, nung nóng lên để thành một cái ly, thực chất ta nhìn thấy là cái ly nhưng nó do nhiều nhân duyên hợp lại và khi các nhân duyên đó tan rã thì cái ly cũng sẽ không còn, cho nên là vì do nhiều nhân duyên hợp lại mà thành vào các tự thể cho nên nó không. Và dưới tuệ giác cao siêu, tuệ giác của Phật thì không cần phải quán vô thường, không cần nhìn ở góc độ duyên khởi vẫn thấy được tự tính của cái ly này.

Sống hạnh phúc theo Phật Pháp

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Chúng ta thường nghe nói về tứ đại giai không. Vì mình hiểu thấu được tứ đại giai không nên sẽ không bị cái thân này làm cho khổ não, không chấp vào thân này cho nên không bị thân này làm cho khổ não.  Tứ đại giai không là nhìn ở hình hài vóc dáng cơ thể chúng ta khi quan sát một cách sâu sắc thì do đất - nước - gió lửa hợp lại với nhau thành thân này, da - thịt - xương…thì thuộc về đất, thì khi chết đi thân thể ta tan rã hoàn toàn với đất, còn máu nước miếng mồ hôi…thì thuộc về nước, hơi thở là gió, và chúng ta phải ghi nhớ rằng sự thở này cũng là sự vay mượn không khí bên ngoài, cho đến hơi ấm hơi nóng trong cơ thể chúng ta là thuộc về lửa. Cho nên cơ thể con người là có, ở đây không tức là không có tự ngã và bị quy luật vô thường chi phối, do đất - nước - gió lửa hợp lại, nếu tách 1 trong 4 thứ đó đi thì chúng ta sẽ không sống tiếp được nữa, cho nên tứ đại giai không là như thế. Nghĩa là khi quan sát một cách sâu sắc tới cùng thì không có tự thể hay tự ngã nào cả.

Cuộc đời này nếu ai quan sát được như thế thì chắc chắn rằng sẽ bớt chấp về thân thể, bớt chấp vào những thứ trên cuộc đời này. Ví như quý vị đang gặp chuyện phiền não gì đó, bất an nào đó, cụ thể như có người béo lên một chút, có bụng một chút là đã ăn không no ngủ không yên rồi, thậm chí là đi đến bác sĩ thẫm mỹ để hút ra, nếu như người nào hiểu được tứ đại giai không thì đâu có phiền não như vậy. Quý vị lớn tuổi nên khuyên con cháu mình để con cháu mình bớt khổ, và chắc chắn rằng người nào biết đi chùa học Phật thì sẽ bớt khổ, dù là giàu hay nghèo dù trí hay vô minh nếu được học Phật pháp hay nói gần hơn là bốn câu thơ này thôi là cuộc đời sẽ bớt khổ ngay.

Nói sâu sắc hơn nữa là « ngũ uẩn giai không » sắc là nói về hình thể, hình dáng, vóc dàng. Bốn thứ còn lại thuộc về tâm là thọ - tưởng - hành - thức. Thọ chính là cảm xúc buồn vui…, tưởng là sựảo tưởng, suy tưởng, nghĩ tưởng, hành là tâm hành, là trạng thái vận động của tâm, thức là sự nhận thức, phân biệt, tất cả những thứ này đều không có tự thể, đều không có tự ngã, không phải là không có mà là không có tự ngã riêng biệt. Nhiều người cho rằng con người là không một cách không rõ ràng, có người cho rằng con người là không, là hư là huyễn ảo, nói như vậy là Đạo Phật phi nhân bản là phủ nhận ngôn từ. Không ở đây chúng ta phải hiểu rằng là không có tự thể, không có tự ngã riêng biệt, vì không có tự ngã, không có tự thể riêng biệt nên chúng ta không chấp ngã, không chấp cái ta và cái của ta, người nào không chấp cái ta, cái của ta thì người đó sẽ không còn khổ đau.

Ai vượt thoát khỏi chấp ngã, không còn chấp cái ta, không còn chấp cái của ta thì chắc chắn không còn khổ đau. Khi hiểu rõ được «  vạn cảnh giai không » là mình sống an vui tự tại tích cực hướng thiện, có thể tận tâm tận lực với các vị Bồ Tát trên thế gian, tận tâm tận lực tu hành thiện Pháp. Còn nếu người đó có cái chấp thì cái gì cũng chấp, chấp nhà, chấp xe, chấp tài sản, danh lợi quyền chức và chấp tất cả mọi thứ, người như thế sẽ khó thể hiểu được « vạn cảnh giai không ».

« Ai ơi lấy Phật làm lòng », ai cũng muốn lấy Phật làm lòng cả, người tu ai cũng muốn lấy Phật làm lòng nhưng ít có người thành tựu, vì phải hiểu được cuộc đời là vô thường, hiểu được sự khổ đau của cuộc đời, thấy được thuộc tính của các Pháp, thấy được  vạn cảnh giai không, thấy được phù sinh hình bào ảnh thì mới có thể lấy Phật làm lòng. Phải đạt đến trình độ vô ngã, đạt đến trình độ thấy được thực tính của các Pháp thì mới có thể lấy Phật làm lòng. Cuộc đời này lấy Phật làm lòng thì trên cả tuyệt vời không gì tuyệt vời hơn.

Học Phật, hiểu Phật, làm theo Phật

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Chúng tôi nhớ khi  vua Trần Thái Tông, một vị vua nhà Trần, vừa là một vị vua vừa là thiền sư, một trong những người khơi nguồn thiền cho đạo Phật Việt Nam. Khi lên ngôi vua và quan sát thấy sự vô thường của mọi thứ thì ông lên Yên Tử muốn theo Phật xuất gia tu hành, nhà vua leo lên núi để gặp một vị Quốc Sư, Quốc Sư Trúc Lâm gặp nhà vua liền hỏi : Bệ hạ là nhà vua của một nước, nay bệ hạ lên núi để làm gì ? Bần tăng trên núi chỉ uống nước suối, ăn hạt dẻ, ăn rau rừng, Trần Thái Tông mới thưa rằng : Đệ tử lên núi để học làm Phật, chứ không muốn gì khác.  Vị vua Trần Thái Tông của nước Việt Nam chúng ta nói như thế. Quốc sư mới bảo rằng : Trên núi không có Phật, chính lòng thanh tịnh sáng suốt chính là Phật thật, cho nên bệ hạ chỉ cần sống với tâm Phật ấy, lấy tâm thiên hạ là tâm mình, lấy lòng thiên hạ là lòng mình. Cũng nhờ vào đó mà chúng ta mới có được thời Trần là thời vàng son của lịch sử Việt Nam, đời nhà Trần cực thịnh, đời sống của người dân được cơm no áo ấm, thanh bình thịnh trị, phát triển mọi mặt về đời sống xã hội, người dân sống trong tình thương, sống với lòng từ bi của đạo Phật.

Chính lời dạy như thế cho nên khi quay về triều đình làm vua, ông sống rất đơn giản, cả đời chỉ lo cho dân cho nước, lấy trách nhiệm giáo hóa chúng sinh, giáo hóa dân chúng, làm bổn phận của mình. Đó cũng chính là lấy Phật làm lòng, cả đời của Ngài chỉ lo cho chúng sinh, cho dân, cho nước.

Còn trong đời sống chúng ta, nếu chúng ta biết lấy Phật làm lòng thì rất tuyệt vời, lấy Phật làm lòng là sống với tâm Phật trong cuộc sống, trong lời ăn, tiếng nói, trong giao tiếp, trong công việc, trong mọi thứ, lấy lòng từ bi của Đức Phật, lấy sự sáng suốt, sự tỉnh giác, không chỉ nổ lực tinh tấn tu hành mà còn giúp đỡ chúng sinh thoát khổ, đó chính là lấy Phật làm lòng. Mình tận tâm tận lực làm các Pháp lành, làm các việc thiện giúp đỡ chúng sinh, nếu như không làm được thì cũng đừng làm hại bất cứ ai, nếu như chúng ta không có năng lực , không giúp đỡ được mọi người thì cũng đừng làm chúng sinh đau khổ.

Cho nên người nào lấy Phật làm lòng mà trong thiền tông, tông chỉ của thiền tông là trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật, người nào mà thấy được cõi lòng mình sáng suốt, sống trong sự sáng suốt trí tuệ thì người đó là Phật, cho nên người nào lấy Phật làm lòng thì « tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi ». Sống như Bồ Tát qua lại trong nhân gian, không bị ràng buộc bất cứ thứ gì. Chúng ta thấy bốn câu thơ rất đơn giản, bốn câu thơ rất mộc mạc của Đại thi hào Nguyễn Du nhưng ý nghĩa thật sự rất sâu xa bởi ông có sự am hiểu Phật Pháp rất sâu sắc, ý vị.

Người đệ tử Phật không luận là xuất gia hay tại gia, nếu biết lấy Phật làm lòng, sống với tâm Phật sáng suốt sẽ được an lạc trong chánh Pháp của Đức Phật, hướng tới siêu thoát khỏi trong luân hồi sinh tử.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Xem thêm