Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 31/01/2024, 09:00 AM

Lén lấy ảnh Bồ-tát có mang trọng tội không?

Lúc còn nhỏ, do vô minh tôi đến chùa đã lén lấy những tấm ảnh nhỏ Bồ-tát mang về dán bên dưới tượng mẹ Quán Thế Âm của bàn thờ nhà tôi. Tôi không biết phải làm sao để sám hối tội lỗi của mình?

Hỏi: 

Hiện tại thì tôi đã biết đến Phật pháp, đi chùa, trì chú Đại bi, niệm Phật, đọc kinh. Nhưng trước đây lúc còn nhỏ, do vô minh tôi đến chùa đã lén lấy những tấm ảnh nhỏ Bồ-tát mang về dán bên dưới tượng mẹ Quán Thế Âm của bàn thờ nhà tôi.

Lúc đó, tôi thấy thích thì làm mà không biết đó là trọng tội. Bây giờ tôi thấy lỗi lầm của việc làm ngày xưa nên đã trì chú, niệm Phật, bố thí, cúng dường và sám hối. Tôi không biết phải làm sao để sám hối tội lỗi của mình?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đáp: 

Hồi tưởng về quá khứ, dường như ai cũng có một tuổi thơ với nhiều vụng dại, nông nổi. Lỗi lầm của bạn thời thơ ấu là lén lấy ảnh Bồ-tát Quán Thế Âm ở trên chùa mang về nhà dán dưới bàn thờ Bồ-tát của nhà mình. Hành vi vụng dại này nếu nhìn kỹ thì ngoài cái xấu cũng còn có cái dễ thương, thông cảm được.

Cái xấu là tập khí bất thiện, hễ thấy thích cái gì thì tìm cách lén lấy mà không xin. Phải chi ngày ấy bạn xin quý thầy (cô) trên chùa một tiếng thì giờ sẽ không ăn năn, ray rứt. Không được cho mà lén lấy thì mắc tội trộm cắp, dù vật lớn hay nhỏ. Tội trộm cắp là nói chung, tùy vào tình tiết cụ thể mà có nặng nhẹ và phương cách sám hối khác nhau. Tham chiếu giới luật và căn cứ vào tuổi tác, giá trị, động cơ, mục đích thì hành vi lén lấy ảnh Bồ-tát của bạn không phải là trọng tội. Tuy nhiên, vì ảnh Bồ-tát là của chùa, của Tam bảo nên phải chí thành sám hối.

Cái dễ thương là bạn chỉ thích và muốn sở hữu các tấm ảnh Bồ-tát mà thôi, chứ không hề tham lam tài vật. Trước đây, cảnh chùa quê rộng rãi, mát mẻ thường là nơi các em nhỏ hay ghé chơi. Mỗi người một tính, phần đông các em chỉ thích nô đùa hay thích lộc chùa như xôi oản bánh trái hoặc xem hoa ngắm cảnh. Riêng bạn thì mê mệt các tấm ảnh Bồ-tát Quán Thế Âm, chứng tỏ bạn cũng có nhân duyên với Ngài. Bây giờ, nếu bạn phát huy sự thực tập hướng về nuôi dưỡng lòng từ bi hay học theo hạnh lắng nghe của Bồ-tát thì sẽ rất thuận duyên.

Về phương cách sám hối, nếu đủ duyên thì bạn hãy trở lại ngôi chùa xưa, sắm sửa hương hoa, thành tâm lễ Phật (cùng chư vị Hộ pháp già-lam), phát lồ (trình bày, bày tỏ sự ăn năn, hối lỗi; lòng bạn sao thì nói vậy) sám hối, cầu mong chư Phật, Bồ-tát chứng minh, xin chư Hộ pháp hoan hỷ tha thứ.

Hoặc có thể bạn đến bất cứ ngôi chùa nào thuận tiện nhất, xin gặp một vị Tăng (Ni), sau khi đảnh lễ thì phát lồ sám hối chuyện lén lấy ảnh Bồ-tát ngày xưa, cầu vị Tăng (Ni) chứng minh cho lòng thành ăn năn hối lỗi của mình. Hoặc bạn có thể phát nguyện lễ bái hồng danh Phật sám hối theo nghi thức của các bộ kinh sám như Thủy sám, Lương hoàng sám, Hồng danh bửu sám. Hoặc trong các thời kinh kệ hàng ngày, bạn tâm niệm cầu mong Tam bảo chứng minh cho lòng thành ăn năn sám hối.

Điều bạn cần nhớ là hành vi lén lấy ảnh Bồ-tát của bạn thuở thiếu thời không phải là trọng tội, đó chỉ là lỗi lầm có thể sám hối. Bạn cứ kiên trì sám hối cho đến khi nào trong tâm thanh thản là được. Song hành với sám hối thì phát tâm phục thiện, nơi nào có Phật sự tu tạo chùa chiền hay tôn tượng Bồ-tát thì hùn phước cúng dường, ra sức tán dương công hạnh từ bi của Bồ-tát và khuyến tấn những người có duyên thực hành theo.

Theo Giác Ngộ. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Giải phóng chính mình khỏi mọi niềm tin giới hạn

Hỏi - Đáp 09:20 27/04/2024

Hỏi: Tại sao cùng một bài giảng, cùng một câu chuyện hay cùng một vấn đề mà những người nghe lại tiếp nhận chúng theo rất nhiều hướng khác nhau?

Làm sao con chuyển hóa được niềm đau trong con thành sự an lạc và tĩnh lặng?

Hỏi - Đáp 15:00 26/04/2024

Hỏi: Thưa Thầy, khi con nhìn thấy Thầy, con cảm nhận được sự định tĩnh và niềm an lạc nơi Thầy, nhưng đồng thời con lại thấy một niềm đau trong con…Con muốn được như Thầy. Làm sao con có thể chuyển hóa niềm đau trong con thành niềm vui, sự an lạc và tĩnh lặng như Thầy?

Sinh viên ở trọ có thể tu tập như thế nào?

Hỏi - Đáp 12:10 26/04/2024

Sau những khóa tu dành cho học sinh – sinh viên, bước đầu chập chững học Phật có rất nhiều bạn sinh viên băn khoăn về hoàn cảnh ở trọ, ở tập thể rất đông đúc và ồn ào…Như vậy tâm muốn hướng về Phật, muốn ăn chay, đọc kinh, tu hành nhưng làm sao để hòa hợp với hoàn cảnh sống?

Siêu độ là gì? Người đã vãng sanh có cần lập bài vị siêu độ không?

Hỏi - Đáp 09:30 26/04/2024

Hỏi: Ý nghĩa siêu độ là gì? Người có thoại tướng, cứ cho là đã vãng sanh, sau này còn phải lập bài vị siêu độ cho họ nữa không ạ?

Xem thêm