Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 26/02/2022, 15:41 PM

Lời dạy của thầy & những chiếc áo cũ

Tôi và huynh H.Đ cùng học chung các lớp Phật học tại TP.HCM, cùng thọ ân từ sự dạy bảo, hướng đạo của cố Hòa thượng thượng Minh hạ Cảnh tại tu viện Huệ Quang (Q.Tân Phú).

Thời ấy, cuộc sống tu học tại tu viện của chúng tôi khá đơn giản, cây nhà lá vườn như một ngôi chùa quê.

Hòa thượng thường mặc chiếc áo túi mỏng tanh như “vải tang”, hay chiếc áo vạt khách sờn vai vì cũ kỹ, đồng hành với các chú trong mọi sinh hoạt, chấp tác hằng ngày. Đó là một trong những hình ảnh giản dị, gần gũi nhất về Hòa thượng, còn lưu lại trong ký ức tôi cho đến tận bây giờ.

Tu viện ít chúng nên Hòa thượng xem chúng tôi như những đứa con, đệ tử cần được uốn nắn và dạy dỗ sống sao cho đúng theo truyền thống, khuôn mẫu thiền gia. Các vật dụng cá nhân, từ đôi dép, quyển vở, chiếc đãy đến quần áo… chúng tôi có đều phải tập hợp lại thành danh sách và trình lên Hòa thượng khi mua hay thay đổi mới. Nếu thứ nào phù hợp với người xuất gia thì mới được dùng, còn không thì phải tự xử lý, và đặc biệt là không nên mặc áo thun (áo ngắn) ra khỏi phòng, còn việc tiếp khách thì phải mời ra phòng khách…

Chính sự nghiêm khắc đó của Hòa thượng đã trở thành nếp sống để sau này khi huynh đệ chúng tôi đi xa hành đạo mà dễ dàng thích nghi với mọi hoàn cảnh. Từ đó, chúng tôi luôn ý thức, trách nhiệm chọn những thứ cần dùng, phải phù hợp với tư cách của mình, đúng với tinh thần “kiệm phước – chuyên tu” của ngài.

HT.Thích Minh Cảnh và các chúng nội tự Tu Viện Huệ Quang (năm 1998)

HT.Thích Minh Cảnh và các chúng nội tự Tu Viện Huệ Quang (năm 1998)

Nhớ lại thời Sa-di, khi mới lên Huệ Quang nhập chúng tu học, chúng tôi được Hòa thượng an đơn ở cùng với sư huynh A.T, H.Đ và chú K.T. Sau này có thêm chú K.H nhập chúng ở cùng trong phòng này luôn, cả thảy 5 vị. Thú thật, tôi nói là phòng liêu cho các chú vậy thôi, chứ thật ra đây cũng là nơi trưng dụng cho việc để xe của các thầy khi ra vào tu viện. Song điều kiện sống lúc bấy giờ đối với chúng tôi như vậy quả thật là quá tốt rồi.

Tác giả thời Sa di hầu Quá đường trong buổi lễ Vu Lan tại Tu viện Huệ Quang

Tác giả thời Sa di hầu Quá đường trong buổi lễ Vu Lan tại Tu viện Huệ Quang

Theo Hòa thượng dạy, việc sắp xếp chỗ ở cho chúng đệ tử là rất quan trọng, các thầy trẻ cần phải sống tập trung, ở tập thể với nhau để nhìn ngó nhau. Vị trí phòng ốc là nơi thoáng, rộng, nơi có nhiều người qua lại, ra vào, có như vậy thì mới dễ dàng kiểm soát các hoạt động tu tập của các chú. Và chính môi trường này sẽ làm cho các chú chánh niệm hơn, thúc liễm thân tâm và nghiêm túc hơn trong từng oai nghi, hành động của mình.

Hơn 20 năm trôi qua, vị trí chiếc phòng ấy (nhà xe) trong khuôn viên tu viện đã không còn nữa, huynh đệ chúng tôi mỗi người lại mỗi nơi. Nhưng những bài học về cách “sống giản đơn, cần kiệm” mà Hòa thượng dạy dỗ luôn là hành trang, là dấu ấn khó quên trong suốt đời sống tu tập của từng người.

“Thí chủ cúng cho các thầy vật gì thì nên nghĩ là họ đang gán nợ cho các thầy đấy, đừng vội mừng khi thọ nhận!” – Hòa thượng nghiêm khắc dạy chúng tôi như vậy. Ngài khuyến tấn chúng tôi có ý thức hơn khi thọ nhận, cũng như sử dụng những tịnh vật của đàn na tín chủ dâng cúng – phải thật sự trân quý và không được lãng phí.

Có lần, Hòa thượng xuống nhà trù, thấy ít cơm thừa còn để ngoài hiên, ngài xin rửa lại và bảo thầy trực nhật hấp lại và dọn bữa cho ngài dùng.

Bút tích của cố HT.Thích Minh Cảnh, ngài dạy “Một mai giữa đường ta ngã xuống/ Các con hãy mạnh dạn tiến lên…”

Bút tích của cố HT.Thích Minh Cảnh, ngài dạy “Một mai giữa đường ta ngã xuống/ Các con hãy mạnh dạn tiến lên…”

Hôm qua, tôi gọi điện cho sư huynh H.Đ, xin một vài bộ đồ vạt khách để mặc. Huynh hoan hỷ bảo rằng: “Ông vẫn giữ nếp sống “kiệm phước”, nên muốn xin đồ cũ của người khác để mặc à?”.

Tôi trả lời: Hòa thượng xưa hay dạy, mặc để ấm thân, kín đáo… nên huynh cứ gửi cho em xin vài bộ đồ cũ, để em có cái để mà giữ thân, tu tập nhe.

Huynh im lặng chút, rồi chậm rãi nói: Mai đám của bà, tôi bảo chú T.C đem vào tu viện cho ông vài bộ nhé!

Tôi chào huynh và nói lời cám ơn.

Sáng nay, nhận được những chiếc áo quý từ sư huynh H.Đ đồng liêu, bỗng nhớ lại những lời dạy của Hòa thượng từng nhắc nhở chúng tôi khi còn sinh tiền.

Tôi xếp lại những chiếc áo cũ của huynh vừa gửi vào, rồi ngước nhìn lên di ảnh của Hòa thượng mà lòng tràn đầy niềm kính tiếc, khôn nguôi…

Khi ngài là nhà giáo dục

Khi ngài là nhà giáo dục

Lúc là một thầy tu bình dị

Lúc là một thầy tu bình dị

Tác giả và cố Hòa thượng khi còn là học Tăng bên ngài

Tác giả và cố Hòa thượng khi còn là học Tăng bên ngài

Và sau khi đi học, trở về làm việc đạo cũng luôn lắng nghe những chỉ dạy của Hòa thượng

Và sau khi đi học, trở về làm việc đạo cũng luôn lắng nghe những chỉ dạy của Hòa thượng

Mùa hạ PL.2564

Sài Gòn, ngày 24-8-2020

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bậc Thầy mô phạm

Chân dung từ bi 14:50 25/03/2024

Giản dị nhưng sâu lắng, nghiêm nghị mà từ bi, nhẹ nhàng nhưng vững chãi, uy hùng mà bao dung. Mỗi lời nói của khẩu đều là Pháp ngữ, mỗi động tĩnh của thân đều là Phật hạnh. Tùy duyên nhậm vận, trọn đời thuyết pháp cứu độ quần sinh, hòa quang đồng trần, thuận theo nhân tâm mà hành Phật sự.

“Làm đến Hòa thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ”

Chân dung từ bi 10:15 11/03/2024

Có lúc giữa chúng đông, tôi thường nói, bây giờ làm đến Hoà thượng mà tôi nhận thấy còn thua hồi nhỏ. Ai nấy đều ngạc nhiên!

Cuộc đời và đạo nghiệp của Đệ Tam Tổ Huyền Quang

Chân dung từ bi 16:00 02/03/2024

Thiền sư Huyền Quang玄光 (1254-1334), thế danh là Lý Đạo Tái[1] 李道載, quê ở hương Vạn Tải, lộ Bắc Giang Hạ (khoảng những năm niên hiệu Hồng Đức 1470-1497 đời Lê Thánh Tông đổi tên thành xã Vạn Tư, huyện Gia Định; nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

Thiền sư Vạn Hạnh - Hình tượng ngàn năm

Chân dung từ bi 11:20 06/02/2024

Ngài họ Nguyễn, tên thật và năm sanh chưa thấy tài liệu nào ghi nhận. Ngài viên tịch vào năm 1018. Về sau, khi tham khảo sách Thi văn Lý - Trần, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, có ghi tên thật của ngài là Nguyễn Văn Hạnh, người ở châu Cổ Pháp, làng Dịch Bảng thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Xem thêm