Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 25/05/2022, 15:21 PM

Ly tướng (Phần 6)

Ly tướng là pháp môn thiền quán khi hành trì chánh Pháp tiến tới cứu cánh là giải thoát khỏi luân hồi, chứng nhập tịch diệt Niết-bàn. Hành giả cần nhất tâm tín nguyện.

Vô Tướng

Vô là Không, Không có. Hiểu tường tận, từ ngữ này có sáu nghĩa:

1. Rốt ráo là không, không có cái gì cả. Ví dụ: Vô ngã, vô thủy vô chung...

2. Tùy lúc mà không có, lúc khác thì là có. Ví dụ: Vô ý, vô tình...

3. Có ít, không đủ mức độ cần thiết. Ví dụ: Vô mưu vô trí...

4. Không thọ lãnh điều gì đáng lẽ phải nhận thấy. Ví dụ: Vô si, vô tâm (không biết hổ thẹn khi làm điều xấu)...

5. Có thọ lãnh điều gì sai quấy nên coi như không. Ví dụ: Vô kế hoạch, vô định hướng...

6. Có nghĩa đối nghịch, ngược lại. Ví dụ: Vô minh (không sáng suốt, nghĩa là mê muội), vô lậu (không có gì rò rỉ, thiếu sót nghĩa là rốt ráo hoàn hảo)...

Tâm Vô Tướng cũng gọi là Tâm Vô, có nghĩa như Tâm Vô Sở Trụ, Tâm Vô Nhiễm, Tâm Tịch Diệt... Đó là Tâm thức không trụ vào một cảnh nào, một pháp nào. Đó là Tâm Bình đẳng, không phân biệt, không lúc nào xao động, lúc nào cũng An Nhiên Tự Tại.

Trở lại ví dụ chủ nhân căn nhà và người khách đến nhà, đối chiếu với ba trường hợp đã nói về Chấp Tướng, Đoạn Tướng và Ly Tướng, ở đây trường hợp Vô Tướng được dẫn giải như sau: Tâm của chủ nhân đã thoát khỏi Tam giới đủ cả Dục Giới, Sắc Giới và Vô Sắc Giới. Đây là Tâm Vô Phân Biệt, không còn đối đãi, không còn ý niệm về chủ nhân và người khách đến nhà. Đây cũng gọi là Tâm Bình Thường, thanh tịnh thênh thang như Thái Hư với thái độ An Nhiên Tự Tại, nghĩa là chủ nhân vẫn tiếp nhận giao dịch với người khách đến nhà như mọi trường hợp bình thường ở thế gian nhưng Tâm đã Vô Tướng, Vô Nhiễm, không có một pháp nào làm xao động.

Ly tướng (Phần 4)

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Pháp Bảo đàn kinh của Lục Tổ Huệ Năng, phẩm tư Định Tuệ có câu:

Này Thiện trí thức, pháp môn của ta từ xưa tới nay lấy Vô Niệm làm Tông, lấy Vô Tướng làm Thể, lấy Vô Trụ làm Gốc. Vô Tướng là nơi Tướng mà lìa khỏi Tướng... Lìa khỏi Tướng thi Pháp thể trở nên thanh tịnh...

Kinh Kim Cang phẩm năm Như Lý Thực Kiến, diễn nghĩa: Thấy Sự Thực đúng như Lẽ Thật có câu: Đức Phật bảo ông Tu Bồ Đề Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng; nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai. Diễn nghĩa: Bất cứ điều gì hế có hình tướng đều là giả dối; nếu thấy các tướng chẳng phải là tướng, như vậy mới gọi được là có thấy Như Lai.

Cũng Kinh Kim Cang, phẩm 26 Pháp thân phi tướng, Đức Thế Tôn có nói bài kệ dạy người phát tâm cầu đạo:

Nhược dĩ sắc kiến ngã,

Dĩ âm thanh cầu ngã,

Thị nhân hành tà đạo

Bất năng kiến Như Lai,

Diễn nghĩa:

Nếu căn cứ vào sắc tướng hình tượng của ta do mắt nhìn thấy hay trong óc tưởng tượng ra rồi tin rằng như thế là đã thấy gặp được ta,

Hay căn cứ vào âm thanh lời cầu nguyện cho miệng mình thốt ra rồi tin rằng như thế là đủ để ta nghe thấy lời cầu nguyện,

Chính người đó đã theo tà đạo

Và không thể nào thấy được Như Lai tức Pháp thân hay Pháp tánh Như Lai, nghĩa là Đức Như Lai chân thật. Lý do: Người đó chỉ thấy Tướng mà không thấy Tánh của Phật.

Vô Tướng cũng còn gọi là Diệt Tướng với nghĩa Tịch Diệt, không có Tướng nào trong Tâm thức, tương đương như Vô Dư Niết bàn.

Một dẫn chứng cụ thể về Vô Tướng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, một tấm gương sáng ngời ánh Đạo quang lưu lại cho Phật tử hậu thế soi chung. Đó là trường hợp vua Trần Nhân Tông (1258 – 1358), Sơ Tổ thiền phái Trúc Lâm có Tông chỉ Nhập thế Hành đạo. Trong suốt cuộc đời, nhà vua đã hiển lộ sự thực chứng Vô Tướng và Ly Tướng, hòa nhập vào cuộc sống thế gian trong mọi tình thế cảnh ngộ khác nhau, tùy duyên diệu ứng trong việc hoằng pháp độ sanh:

Vốn sẳn thiện căn thâm hậu, Thái tử Trần Khâm năm 16 tuổi đã quên mình là Thái tử tương lai sẽ lên ngôi hoàng đế nối nghiệp nhà Trần xin phép vua cha là Trần Thánh Tông cho xuất gia nhưng đã không được chấp thuận. Trần Khâm đóng vai Thái tử ở thế gian mà đã Ly Tướng Thái tử.

Lên ngôi năm 20 tuổi, vua thứ ba đời nhà Trần ở cương vị hoàng đế vua Trần Nhân Tông đã coi việc trị quốc an dân là thọ nghiệp thế gian. Người con Phật tên Trần Khâm đã tùy duyên hóa độ, thương dân như con đẻ nên ở ngôi vua mà Vô Tướng, trong Tâm không có Tướng làm vua. Quốc dân cảm nhận thấy đức Từ bi trong tình cha con ấy nên đã tôn xưng gọi là Vua Bồ tát, Vua Phật.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ly Tướng (Phần 5)

Năm 27 tuổi, vua Trần Nhân Tông đích thân cầm quân ứng chiến nơi trận tiền, đồng lao cộng khổ với quân lính đánh đuổi quân Mông Cổ đem binh hùng tướng mạnh sang mưu toan xâm chiếm đất nước của tổ tiên. Khi chiến thắng, giặc đã thua chạy không có lệnh truy kích tận diệt, không cầm tù hàng binh lại cấp cho lương thực trở về nước. Ở cương vị làm vua làm tướng chiến thắng quân ngoại xâm, nhà vua trong Tâm đã Vô tướng, không có Tướng người chiến thắng và Tướng quân thù.

Ở cương vị Thiền sư Sơ Tổ thiền phái Trúc Lâm, vua Trần Nhân Tông chú trọng đến việc giáo hóa quốc dân, bài trừ mê tín dị đoan để tẩy sạch vô minh trong tâm thức toàn dân. Bài phú Cư Trần Lạc Đạo đã biểu lộ rõ ràng tông chỉ Nhập thế, sống an vui theo Chánh đạo. Ngay trong Tâm vị Thiền sư Sơ Tổ cũng thấy dấu ấn Vô Tướng, làm Thiền sư mà không có Tướng thiền

định nữa. Bài phú Cư Trần Lạc Đạo có câu:

Đối Cảnh Vô Tâm mạc vấn Thiền !

Diễn nghĩa: Đối với mọi Cảnh Duyên giữ Tâm Vô Tướng thì há còn học hỏi thiền định làm gì, ý nói không còn cần thiết nữa.

Kết luận: 

Ly tướng là pháp môn thiền quán khi hành trì chánh Pháp tiến tới cứu cánh là giải thoát khỏi luân hồi, chứng nhập tịch diệt Niết-bàn. Hành giả cần nhất tâm tín nguyện:

Không chấp Tướng để thoát khỏi Dục giới và Sắc giới.

Không Đoạn Tướng để thoát khỏi Vô Sắc giới, thoát khỏi thái độ quá khích Chấp Không, lạc vào Không Tưởng.

Hành trì Ly Tướng, coi đó là Tông chỉ, là Pháp dụng ở nơi Tướng mà lìa khỏi Tướng.

Thực chứng Vô Tướng, coi đó là Pháp thể Chân Như, đây mới là cứu cánh Giải Thoát, chứng nhập Vô Dư Niết-bàn: Niệm mà Vô Niệm, Tu mà Vô Tu, Tác mà Vô Tác, Hóa độ chúng sanh mà không có sự chúng sanh được độ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Niềm tin và sự khủng hoảng của niềm tin trong lĩnh vực Phật giáo

Nghiên cứu 15:10 02/05/2024

Mục đích bài viết nhằm phân tích để thấy rõ niềm tin của con người và sự khủng hoảng về niềm tin Phật giáo hiện nay, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và những giải pháp tốt hơn trong tương lai.

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

Xem thêm