Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Mùa mưa bão tháng Bảy, đọc bài thơ "Vu lan tình mẹ"

Liên tục mấy ngày vừa qua, trời đất phương Nam cũng sụt sùi  trong mùa mưa bão. Nỗi cám cảnh ai hoài đó khiến tâm hồn chúng ta luôn liên tưởng đến những thế giới xa xăm bên cạnh lòng đại hiếu của Tôn giả Mục Kiền Liên. 

Bất chợt, tìm thấy bài thơ “Vu lan tình mẹ” của nhà thơ Huyền Lan. Dừng lại đọc, vẫn những câu từ  tôn vinh người mẹ, tôn vinh lòng hiếu hạnh của Mục Kiền Liên. Nhưng bài thơ sẽ không  khiến tôi phải đọc hết khi “vấp phải” những câu:
              
                  Chắp tay lễ Mục Kiền Liên
                  Tấm gương hiếu hạnh đẹp miền Đông phương
                  Từ trong tiềm thức thiêng liêng
                  Tim con réo gọi ân tình Tổ tiên…(1)
                
Đúng vậy đó, ngày Rằm tháng Bảy, ngày báo hiếu Vu lan và cũng là ngày xá tội vong nhân, vốn đã đi vào tiềm thức dân tộc Việt  từ rất lâu. Phù hợp với khí hậu, phong tục tập quán, đã đi vào “lịch sinh hoạt” hàng năm trong ca dao như “Tháng Sáu buôn nhãn bán trâm / Tháng Bảy ngày Rằm xá tội vong nhân”(2).

Với riêng ngày Vu lan báo hiếu, về ý nghĩa ai cũng đã quá rõ, ngày đó nghiễm nhiên đã trở thành "Ngày của Mẹ" của Việt Nam cũng rất lâu rồi. Nhưng ngày nay, trong một bộ phận giới trẻ, với những đợt  du nhập văn hóa phương Tây, ngày Vu lan báo hiếu dường như bị chia sớt và ở một vài nơi đã bị đồng hóa một cách vô hồn.

Không khó khăn lắm để tìm hiểu về lai lịch ra đời của Ngày của Mẹ (Mother’ Day), Ngày của Cha (Father’Day)…và không loại trừ Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3). Những ngày ấy nếu đem so sánh với ý nghĩa ngày Vu lan báo hiếu thì tại sao chúng ta không tự hào ở đất nước mình, phong tục tập quán dân tộc mình từ lâu cũng đã có một Ngày của Mẹ chan chứa biết bao nhiêu ý nghĩa ca đẹp hơn gấp bội phần!

Xem ra căn bệnh vọng ngoại thời nào cũng có, nhất là khi nó được sự cổ xúy thâm độc của các thế lực xâm lược ngoại bang. Phong tục thờ Tổ tiên bị khinh miệt, ý nghĩa con rồng cháu tiên bị chà đạp ..vv..Cho nên khi đọc tới câu “tấm gương hiếu hạnh đẹp miền Đông phương” và sâu xa, thâm túy hơn nữa là “Từ trong tiềm thức thiêng liêng/Tim con réo gọi ân tình Tổ tiên”. Có lẽ nhà thơ Huyền Lan trước hết đã không quên mình là một người của nòi giống Tiên rồng, biết  thờ cúng Tổ tiên và những giá trị tinh hoa, đạo đức người dân Việt, nên ngòi bút được thả ra những câu từ hết sức lung linh mà đĩnh đạt.


Bài thơ này đã được phổ nhạc, nhưng nếu không vì ý nghĩa sáng đẹp của nội dung bài thơ thì những nốt nhạc được phổ này sẽ không có được nhiều người  thích. Với thể thơ sáu - tám, theo nhiều nhạc sĩ có kinh nghiệm, cho rằng sẽ rất dễ đi vào lối mòn chung chung, khó thoát ra được để có thể có một bài nhạc hay mà câu thơ không bị gọt xén. 

Tất cả cho ngày báo hiếu Vu lan.

Dương Kinh Thành

-
Chú Thích:

1- Con quỳ dưới ánh đạo vàng
        Vu lan tình mẹ đậm đà thương yêu
        Ly hương mấy nẻo sơn khê
         Nhớ da diết nhớ lối về quê xưa
         Mẹ ơi con trẻ tha phương
         Xây tình viễn xứ phong sương tuổi đời
         Đôi vai gánh võng rã rời
         Bàn chân chai sạn thói đời nhục vinh
         Từ trong tiềm thức thiêng liêng
         Tim con réo gọi ân tình Tổ tiên
         Chấp tay lễ Mục Kiền Liên
         Tấm gương hiếu hạnh đẹp miền Đông phương
         Vu lan tháng Bảy ngát hương
         Mênh mông tình mẹ tròn như trăng Rằm
         Đời con cách trở xa xăm
         Nhưng tình thì lại rất gần mẹ ơi.
         Câu kinh báo hiếu cao vời
         Nghĩa ơn Phật dạy bằng lời tâm kinh
         Vu lan tháng ân tình
         Trái tim của mẹ dáng hình quê hương.

2- Tháng Giêng ăn Tết ở nhà
        Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba hội hè
        Tháng Tư đong đậu nếu chè
        Ăn Tết Đoan Ngọ trở về tháng Năm
        Tháng Sáu buôn nhãn bán trâm
         Tháng Bảy ngày Rằm xá tội vong nhân
         Tháng Tám chơi đèn kéo quân
         Trở về tháng Chín chung chân buôn hồng
         Tháng Mười buôn thóc bán bông
          Tháng (Mười) Một, tháng Chạp nên côn hoàn toàn.

  

                 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm sao để nhận biết đó là bậc giác ngộ?

Phật giáo thường thức 08:16 23/11/2024

Thưa Thầy, Thầy nói tu học tốt nhất là được học từ bậc Giác Ngộ, vậy làm sao chúng con biết vị ấy là bậc Giác Ngộ để mà theo học ạ?

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Phật giáo thường thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?

Phật giáo thường thức 15:05 22/11/2024

Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?

Có phải con đang né tránh bài học của pháp không?

Phật giáo thường thức 13:00 22/11/2024

Con thấy được những ràng buộc nơi tâm và thân trong đời sống gia đình, nên con không muốn kết hôn, không muốn bị ràng buộc. Những nhân duyên đến để con hình thành một mối quan hệ tình cảm thì con thường tìm cách thoát khỏi trước khi mối quan hệ có thể bắt đầu.

Xem thêm