Những điểm tương đồng giữa Phật tử nam và Phật tử nữ
Nữ giới và nam giới trong xã hội con người, mỗi giới có một thiên chức thiêng liêng khác nhau của "người mẹ hiền" và "người cha thân". Là một người Phật tử, là hàng tu sĩ hay cư sĩ, các giới cũng đều có những điểm tương đồng nhất định.
Thái độ sai lầm của Phật tử Việt Nam hiện nay
Những điểm tương đồng giữa nữ cư sĩ và nam cư sĩ
Về các bổn phận vợ đối với chồng, và chồng đối với vợ
Kinh Thiện Sinh (Trường bộ, 31) giới thiệu các bổn phận vợ đối với chồng và chồng đối với vợ rất là công bằng: người chồng phải là người chồng, người yêu và là người bạn của vợ; người vợ phải là người vợ, người yêu và là người bạn của chồng; cả hai đều phải thương yêu kính trọng và chung thủy với nhau. Nếu người vợ phải quán xuyến việc nhà, xí nghiệp, đối xử tốt đối với những người thân, bạn bè của chồng, thì người chồng phải chăm sóc các nhu cầu của vợ, thường sắm quà cho vợ. Ở đây hiện rõ: có một sự bình đẳng giữa nam và nữ giới trong giáo lý Phật giáo.
Các loại giới tu tập
Về Ngũ giới, Bát quan trai giới, Thập thiện giới, nam và nữ cư sĩ cùng đồng đẳng tu tập, không có khác biệt.
Nhân duyên vợ chồng, vạn sự tùy duyên
Về nghe pháp
Nam và nữ cư sĩ cùng chung dự các thời pháp mà đức Thế tôn hay đệ tử của đức Thế Tôn thuyết giảng.
Về bố thí, cúng dường và thực hành thiền định
Nam và nữ cư sĩ đều đồng đẳng tu tập vàchứng đắc tùy theo quyết tâm của mỗi người.
Về ngũ nghịch tội
Tội giết cha hay mẹ đều bị đọa địa ngục dù là nam hay nữ vi phạm.
Về trí tuệ
Nếu tu đúng pháp, nam hay nữ cư sĩ đều có thể chứng đắc 4 Thánh quả, Tâm và Tuệ giải thoát.
Như thế, trong giáo lý của đức Phật, không có sự khác biệt nào dành cho nam hay nữ cư sĩ.
Phật tử có nên sát sinh để cúng người đã khuất
Những điểm tương đồng giữa Tăng và Ni
1. Cả hai đều là hàng xuất gia, là thành viên của Giáo hội Tăng già Phật giáo, không phân biệt tuổi tác, giai cấp, chủng tộc.
2. Cả hai đều được học hỏi và thực hành chung kinh tạng.
3. Cả hai đều thực hành 37 phẩm trợ đạo, và đều có khả năng thành tựu đạo như nhau.
4. Cả hai đều có điều kiện để đắc Tam minh hay Lục thông, không có sự khác biệt nào.
5. Cả hai, nếu có đủ điều kiện, đều có thể thu nhận đệ tử xuất gia cùng giới tính.
6. Cả hai đều phải bố tát, an cư, tự tứ.
7. Cả hai đều có thể hành độc cư thiền định, hay thuyết pháp độ sinh nếu có khả năng.
Về các điểm học và hành cơ bản về Giới, Định, Tuệ này thì không có sự phân biệt nào giữa Tăng và Ni. Tuy nhiên, về mặt xã hội và tổ chức thì có một số điểm khác biệt nhỏ giữa Tăng và Ni, do điều kiện căn cơ khác biệt về thiên hướng xã hội và giới tính.
> Xem thêm video Đức Phật dạy về phương pháp làm chủ bệnh tật:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Học cách Phật dạy con
Kiến thức 13:52 01/11/2024Khi Phật thành đạo, có dịp về thăm Vua cha thì La-Hầu-La đã lên bảy tuổi. Và ngay dịp đó, La Hầu La cũng xin theo Phật, xuất gia.
Hạnh phúc của sự buông bỏ
Kiến thức 11:00 01/11/2024Thời Phật tại thế có Tỳ kheo Bạt Đề, khi chưa xuất gia ông làm quan, sau khi quy y Phật chuyên tu hạnh đầu đà, chỉ ngủ dưới gốc cây và chuyên cần thực hành thiền quán.
Nói về mười điều thiện
Kiến thức 10:15 01/11/2024Người nào tụng đọc hiểu, thực hành mười đều lành này thì sau khi mạng chung sẽ được quả báo sanh vào các cõi trời tốt lành hoặc tái sanh làm người thì sanh vào các gia đình hiền đức phú quý.
Ngũ căn - ngũ lực: Năm cội rễ, sức mạnh đưa đến an vui giải thoát
Kiến thức 08:30 01/11/2024Ngũ căn, ngũ lực là nền tảng sức mạnh thúc đẩy tu tập các thiện pháp đưa đến an lạc, hạnh phúc giác ngộ giải thoát sinh tử luân hồi khổ đau bất tận.
Xem thêm