Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 28/08/2023, 17:00 PM

Ông Tiêu là ai? Hình ảnh ngọn lửa phun từ miệng ông Tiêu có ý nghĩa gì?

Trong Đồ tượng học của Phật giáo Bắc truyền (PGBT) có câu: “Minh vương mục nộ, Bồ tát để my (mắt Hộ pháp trừng trừng, tượng Bồ tát mày rũ). Tiêu Diện đại sĩ hay Ông Tiêu là hình ảnh quen thuộc trong PGBT, nhưng sẽ là sự gây choáng nếu người ta không tín niệm về ngài.

Hình ảnh từ tranh đến tượng của ông Tiêu thường được mô tả ít nhất qua 3 từ: Tiêu Diện (焦面, ông mặt bị cháy xém); Diện Nhiên (面 燃, ông mặt cháy) và Diệm Khẩu (焰口, ông phun lửa). Ngoài ra còn có từ Phổ Độ Công 普度公 (Ngài cứu khổ) nhưng đó là từ muộn sinh.

Ở một số tự viện PGBT thì tượng Ông Tiêu là “hai anh em” với Hộ Pháp, hai vị này thường đứng tả hữu bên điện Phật. Bởi do đứng biên và 2 gương mặt diễn tả 2 trạng thái khác nhau, cho nên nhiều người lầm tưởng ông Tiêu là…Ông Ác (đối sánh với Ông Thiện). 

01

I. Ông Tiêu là ai? 

Trong Phẩm 25, Kinh Pháp Hoa nói: “應以鬼王身得度者即現鬼王身而為說法” (người nào đáng dùng thân Quỷ vương để được độ thoát, [Quan âm Bồ tát] liền hiện thân Quỷ vương mà vì người đó nói pháp)

Từ thông điệp này, Diệm Khẩu Quỷ Vương được cho là hoá thân của Quan Âm Bồ tát và motif câu chuyện trong “Phật thuyết cứu bạt Diệm khẩu ngạ quỷ Đà-la-ni kinh”. 

1.1 Hóa thân là gì? 

Hoá thân hay quyền hiện [thân] là chỉ cho cái “thân” được sử dụng trong giải pháp lâm thời hay thi thiết. Chữ “thân” trong hoá thân không phải là sự “biến hình”, mà đó là “sự nhập vai” trong một Bồ-tát đa nhiệm.

“Quan Thế Âm Bồ tát tâm thập tam thân” (33 ứng hoá thân của Bồ tát Quan Âm) cũng là sự quy ước trong mô tả. Làm gì có một Bồ tát nào lại hết date khi gặp trường hợp thứ 34!

Có những học sinh thấy ánh mắt của thầy cô liền biết đi vào hàng lối. Nhưng cũng có em học sinh chưa ngoan, cần phải chấn chỉnh nhiều lần, thậm chí là phải vận động hành lang để giúp con ngựa không đi vào đường cũ.

1.2 Hình ảnh ông Tiêu 

Ông Tiêu trong PGBT Nam bộ là mặc phi giáp, mặt vằn vện, vai u thịt bắp. Trong truyền thống Phật giáo Hán truyền thì tạo tượng Ông Tiêu là một quỷ vương đầu nhỏ, cổ nhỏ như kim và cái bụng to như trống. Để tránh ngộ nhận của tục nhân nhìn lầm lòng từ bi của Bồ tát, người làm tượng (hoặc tranh vẽ) họ vẽ một hoá thân Bồ tát Quan Âm tọa vân trên đỉnh đầu của ông Tiêu. Đó là thông điệp Bồ tát đi vào đời, dù nhập vai với bất cứ vai trò nào cũng không đi ngoài bản hoài của Bồ-tát.

II. Ngọn lửa phun ra từ miệng ông Tiêu 

“Cuộc sống của cái này là sự chết đi của những cái khác” [1]

Nếu để cái tồi bại hừng hực sinh sôi thì chính nó là “ngọn lửa” thiêu tàn mọi pháp thiện. Làm gì có chuyện mùi thơm nào bay ra từ đóng rác, ngoại trừ người ta buộc phải làm “biến dạng” chúng bởi một ngọn lửa khác thay thế.

III. Tiểu kết 

“Mãnh hỏa diệm diệm chiếu thiết thành/Thiết thành lý diệm nhiệt cô hồn” (Lửa dữ bừng bừng cháy bốn bên/Cô hồn nóng bức khổ triền miên). 

“Lửa” của Tam đồ ác đạo là ma sát lực của tham sân si. Tam độc phực cháy bao nhiêu thì Ông Tiêu càng…phun lửa vào bấy nhiêu. “Cái chết” của tri ân là mặc nhiên nhượng địa cho sự vong bản được “hồi sinh” và ngược lại.

Ai cũng cần phải có một Ông Tiêu để liên tục phun lửa vào đời mình. Éo le cuộc đời, ít ai học theo hạnh của ngài, bởi vì người ta không ai muốn “đốt cháy” điểm mù trong thân thể.

[1] PGS. TS Lê Công Sự, Triết học Hy Lạp- La Mã cổ đại; HN: 2021. NXBCTQG-Sự Thật, trang 192.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ý nghĩa Đại lễ Tam hợp Vesak, tưởng niệm đức Phật đản sinh, Thành đạo và Nhập Niết bàn

Nghiên cứu 12:00 11/05/2024

Ngày Đại lễ Tam Hợp Vesak mang những ý nghĩa rất sâu sắc, rộng lớn, biểu trưng cho các nguyên lý của Phật giáo, mang lại vô số lợi lạc cho chúng sinh. Cuộc đời của đức Phật và sự hình thành Phật giáo được công nhận là sự kiện quan trọng, mang lại một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại.

Tìm hiểu về khả tính thành Phật của nữ nhân

Nghiên cứu 15:00 07/05/2024

Chính từ sự kiện 'nữ nhân khả tính' một phần nhấn mạnh tầm quan trọng của bức thông điệp 'Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành', duy nhất, tuyệt vời chỉ có ở giáo Pháp của đức Phật, cũng là lời khẳng định về tính thống nhất toàn bộ tư tưởng Phật giáo.

Niềm tin và sự khủng hoảng của niềm tin trong lĩnh vực Phật giáo

Nghiên cứu 15:10 02/05/2024

Mục đích bài viết nhằm phân tích để thấy rõ niềm tin của con người và sự khủng hoảng về niềm tin Phật giáo hiện nay, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và những giải pháp tốt hơn trong tương lai.

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Xem thêm