Phép màu nào giúp tôi thoát khỏi Pháp Luân Công?
Sớm nay thức dậy, những hình ảnh, ký ức về một giai đoạn tôi tu luyện Pháp Luân Công cứ ám ảnh tâm trí tôi. Tôi lặng lẽ ngồi yên suy nghĩ lại quãng thời gian ấy, bỗng nhiên tôi cảm thấy cần viết lên những tâm sự của mình về việc tôi dừng tu luyện Pháp Luân Công.
Gặp Pháp Luân Công khi chưa biết đến Phật giáo chân chính
Thưa các bạn đọc, ban đầu tôi viết bài này là để gửi tới những người bạn đã từng theo tôi tập Pháp Luân Công và những người bạn biết tôi từng tập Pháp Luân Công để họ biết tôi không còn tu luyện Pháp Luân Công nữa. Vì ngày trước khi tu luyện Pháp Luân Công tôi có rủ bạn bè và chia sẻ rất nhiều về Pháp Luân Công. Tôi cảm thấy mình cần có trách nhiệm thông báo cho họ biết.
Tuy nhiên khi đọc những bài viết nói về Pháp Luân Công và đạo Phật của những học viên Pháp Luân Công (chưa hiểu đạo Phật chân chính) và những phật tử (chưa từng tu luyện Pháp Luân Công) tôi thấy mình cần chia sẻ bài viết này. Với hơn 2 năm say mê tu luyện Pháp Luân Công và gần 3 năm quay về với sự tỉnh thức của đạo Phật tôi muốn chia sẻ trải nghiệm của bản thân mình với các bạn.
Nhưng khoảng thời gian hào hứng đó không kéo dài. Vào làm việc một thời gian tôi nhận ra thực tế vốn rất phũ phàng không như những lý tưởng mà tôi được học, tôi cảm thấy bi quan và mất niềm tin vào những gì tôi đang theo đuổi. Thời gian đó mỗi khi đi làm về tôi thường hay lang thang trên những con phố Hà Nội đến tận tối muộn và câu hỏi thường trực trong đầu tôi là "Mục đích đời tôi là gì? Điều gì đáng để tôi tin theo?". Một hôm tôi lang thang trên mạng và vô tình tôi xem được một video nói về việc tiên tri sẽ có một đức Phật giáng trần đem Chân - Thiện - Nhẫn để cứu độ chúng sinh, vậy là tôi biết đến Pháp Luân Công như thế.
Sau một thời gian tu luyện, tôi thấy tinh thần tôi phấn chấn, sức khỏe tôi ổn định, không còn hay mệt mỏi hay ốm vặt như ngày xưa nữa. Tôi tìm thêm những trang web của Pháp Luân Công và say mê đọc, tôi biết được về cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc, tôi cảm thấy ghê tởm với những việc làm tội ác và thương xót vô cùng với những người bị đàn áp. Dần dần tôi cũng tìm gặp những người bạn đồng tu tại Hà Nội (tại Công viên Cầu Giấy), thỉnh thoảng qua đó luyện công cùng họ, vào nhà một bạn đồng tu học pháp chung, quyên góp tiền cho đại pháp, xin tài liệu và chia sẻ với mọi người về vụ đàn áp.
Thời gian dần trôi, càng ngày tôi càng dành rất nhiều thời gian cho Pháp Luân Công (tập 5 bài công pháp, đọc sách, đọc mạng, chia sẻ, cầm đơn thỉnh nguyện đi xin chữ ký, ngồi phát chính niệm...) với sự say mê không thể nào diễn tả được. Tôi chia sẻ với bạn bè tôi về việc tôi tu tập Pháp Luân Công và cũng rủ vài người bạn cùng tu. Tôi phản biện tất cả những ai nói về Pháp Luân Công như một tà giáo hay sự mê tín. Niềm tin của tôi lúc ấy là vô cùng vững chắc.
Tại sao phải coi những người Cộng sản Trung Quốc như những tà linh cần tiêu diệt?
Có tà linh đứng sau sai khiến họ chăng?
Tu tâm tính theo Chân Thiện Nhẫn thì chỉ cần tập trung vào việc tu thôi chứ tại sao cứ phải chê bai coi thường các pháp tu khác? Mà sư phụ là giáo chủ của một pháp môn sao lại sử dụng ngôn từ kiếm nhã nhiều như vậy? Sao sư phụ giảng nhiều về các vấn đề siêu hình (các chiều không gian, văn hóa tiền sử...) nó có ích gì cho vấn đề tu tâm theo Chân Thiện Nhẫn?...Tôi đem những băn khoăn đó hỏi các bạn đồng tu thì nhận được những câu trả lời là:
Tôi vốn rất yêu thích sách và có nhiều sách, tôi còn sáng lập ra các câu lạc bộ sách nhưng từ khi tu luyện Pháp Luân Công tôi chỉ đọc sách của sư phụ Lý Hồng Trí và các website của Pháp Luân Công. Tôi không dám đọc các quyển sách khác nữa vì sợ sẽ có những tà linh nhập và điều khiển mình. Sự mâu thuẫn từ đó cứ thỉnh thoảng lại trỗi dậy trong tôi. Nhưng tôi lại tự an ủi mình rằng, mình chọn con đường này sư phụ đã an bài cho mình hết rồi, cứ theo Pháp Luân Công mà tu thôi, có gì sư phụ bảo hộ.
Từ bỏ Pháp Luân Công về với chánh pháp
Sau khi quen và yêu em, tôi giới thiệu với em về Pháp Luân Công, tôi muốn em cũng tu luyện Pháp Luân Công giống tôi vì lúc ấy tôi biết đạo Phật là thời mạt Pháp còn Pháp Luân Công đang thời chính Pháp. Sư phụ sẽ gia hộ cho những người cùng tu Pháp Luân Công có thể lấy nhau để cùng nhau tu luyện. Tôi cũng đã thấy rất nhiều cặp đôi yêu nhau và lấy nhau đều là học viên Pháp Luân Công.
Tôi ra sức khuyên can em đừng tu đạo Phật nữa, rằng đã vào thời mạt pháp, sư trong chùa còn không tự độ được huống hồ là phật tử tại gia, rồi tôi nói lên rất nhiều vấn đề của Phật giáo, nào là cúng bái lấy tiền, nào là tà linh sau tượng Phật, nào là Pháp của Phật Thích Ca không cao bằng pháp của sư phụ Lý Hồng Chí...tôi nói như những gì tôi đọc trong sách của sư phụ và nghe những bạn đồng tu Pháp Luân Công chia sẻ. Nhưng em đối đãi lại tôi hết sức bình thản và từ hòa.
Em nói: "Em không biết những điều anh nói, nhưng em biết đạo Phật là đạo của trí tuệ và từ bi, em đến thiền viện được các thầy giảng pháp nói cho mình sáng những cái mê lầm, vô minh, bỏ ác làm thiện, không tức giận, chỉ trích người khác...sau đó các thầy dạy ngồi thiền, em có thể học cách tĩnh tâm và làm chủ được cảm xúc của mình tốt hơn. Em không biết là tu pháp nào cao, pháp nào thấp, có thể thể thành Bồ tát hay thành Phật nhưng trước mắt em thấy em có nhiều thay đổi tích cực trong mình. Em hạnh phúc khi là một Phật tử.”
Tôi thấy em trả lời tôi rất hồn nhiên, không một chút trách cứ tôi đã nói xấu đạo Phật, em như một đóa Sen thơm mát nở nụ cười hiền hậu nhìn tôi. Tôi có tặng em quyển sách Chuyển Pháp Luân và bảo em nhớ đọc sẽ hiểu. Em nhận và nói khi nào rảnh em sẽ đọc. Em có tặng tôi quyển "Đi tìm hạnh phúc" đó là tập hợp những bài viết hay của các vị thầy lớn như Thượng tọa Thích Thanh Từ; Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Mỗi lần gặp em tôi đều thấy em toát ra vẻ gì đó từ hòa dễ mến, tâm em không có tranh đấu giận hờn mà lúc nào cũng nở nụ cười. Còn trong tôi không biết từ bao giờ tâm tranh đấu lớn mạnh, hình thành trong tôi tính cách vạch lá tìm sâu các pháp tu khác, bất kể ai động chạm đến pháp Pháp Luân Công là tôi lại xù lông lên, tôi sẽ phân tích từng câu từng chữ họ nói họ viết để chỉ cho họ thấy họ sai lầm và minh chứng là Pháp Luân Công đúng. Tâm tôi lúc nào cũng căng thẳng nhưng khuôn mặt vẫn cố tỏ ra vui vẻ. Những mâu thuẫn nối tiếp mâu thuẫn giữa việc tu tiếp hay bỏ Pháp Luân Công.
Tu tiếp thì thấy bế tắc, bỏ thì sợ không ai gia hộ và sự trừng phạt của các thế lực ngoại đạo... Em động viên tôi: "Anh đừng quá suy nghĩ. Sự việc gì xảy đến với mình đều có lý do của nó. Chân lý thì mãi là chân lý. Đủ duyên thì sẽ đến thôi."
Ảnh minh họa (sưu tầm) |
Từ đó tôi quyết định dừng tu luyện Pháp Luân Công và cùng em cứ mỗi cuối tuần lại đi Thiền viện Sùng Phúc để nghe các sư thầy giảng pháp và học ngồi thiền.
Thật may mắn khi đến với đạo Phật chân chính
Ngài dặn các đệ tử là những gì Ngài biết thì nhiều như lá cây trong rừng còn những gì Ngài dạy thì chỉ như nắm lá cây trên tay Ngài thôi. Ngài chỉ dạy những điều gì có ích cho sự tu tập (Tứ diệu đế; Bát Chánh Đạo; Tứ Niệm Xứ…). Còn những điều siêu hình không giúp ích gì cho việc tu tập cả mà chỉ làm tăng thêm sự chấp trước và dính mắc.
Mặt khác, đức Phật cũng khuyên các đệ tử của mình không nên ôm chấp, mắc kẹt vào lời Pháp của Ngài. Học Phật đúng là phải theo 3 bước (tam học) đó là Văn – Tư – Tu. Nghe và đọc kinh văn rồi thì phải tư duy và suy nghĩ về những lời dạy đó có phù hợp và đúng đắn không. Thấy đúng đắn rồi thì mới thực hành tu theo. Như vậy mới là người tỉnh thức, không dễ bị xa vào những đường tà.
Ngài còn nói, Pháp phật là ngón tay chỉ mặt trăng chứ không phải mặt trăng, Pháp phật là chiếc bè đưa người qua sông, qua sông rồi là phải bỏ chiếc bè đi chứ không nên đội nó lên đầu mang theo. Đức Phật dạy các đệ tử phải tự thắp đuốc lên mà đi bằng chính đôi chân của mình, đừng mong chờ từ một ai khác ngoài bản thân mình. Không thể cầu viện trợ từ một vị thầy ngoài ta cấp cho ta pháp luân, khí cơ, hay giải trừ bệnh nghiệp để ta an tâm tu luyện, không ai có quyền ban phước hay giáng họa cho ta cả. Tất cả là ở ta và do ta mà ra thôi.
Ngài còn lấy một ví dụ hết sức thực tiễn về việc này. Có một người muốn đi từ bờ bên này sang bờ bên kia của một con sông, chỉ có 3 cách, thứ nhất là đi qua cầu (nếu có), thứ hai là đi bằng thuyền (nếu có), thứ ba là bơi hoặc lội qua sông. Ta không thể ngồi khấn thần linh hay xin vị thầy của ta cho ta bay qua sông hay làm phép cho 2 bờ sông khép lại để ta bước qua được. Nếu ta bảo được, thì người đời họ sẽ bảo ta là điên mất nhỉ. Hoặc nó chỉ đúng trong trí tưởng tượng, tự kỷ ám thị của ta mà thôi.
Ngày nào cũng niệm "tiêu diệt" và "trừ khử" chỉ càng làm tăng thêm lòng oán giận và sự hận thù. Đức Phật dạy chỉ có lòng Từ Bi mới cảm hóa được sự hận thù. Nếu ai học Phật sẽ biết đến câu chuyện của Ưng Quật Ma La vào thời đức Phật tại thế. Vì nghe theo lời sai trái của một vị thầy mà anh ta đi giết người hàng loạt và chặt lấy ngón tay sâu thành vòng treo vào cổ, phải giết đủ 1000 người anh ta mới thành Đạo. Và đức Phật là người thứ 1000 đó. Ai cũng kinh sợ anh ta ngay cả đến quân lính của nhà vua. Nhưng đức Phật vẫn nhìn ra điểm tốt của anh ấy. Bằng tâm Từ Bi đức Phật đã độ được anh ấy buông lưỡi đao xuống và dừng lại sự hận thù. Và sau đó anh ấy đã quy y theo tăng đoàn của đức Phật.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao con muốn tu tập?
Góc nhìn Phật tử 09:30 05/11/2024Thưa sư cô, con muốn tu tập, sư cô dạy cho con tu với được không ạ? Hằng ngày con nghe giảng pháp, niệm Phật và thỉnh thoảng con có ăn chay. Như vậy có phải tu không ạ?
Tình mẹ - Bến bờ bình yên cho con
Góc nhìn Phật tử 20:21 04/11/2024Tình yêu thương của người mẹ dành cho con là tình cảm sâu sắc, thiêng liêng và bền bỉ nhất trên đời.
Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời
Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Xem thêm