Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 10/06/2019, 21:20 PM

Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công xuyên tạc Đức Phật, Phật Giáo như thế nào?

Sách “Pháp Luân Công” và “Chuyển Pháp Luân” của Lý Hồng Chí đã đề cập đến đức Phật Thích Ca Mâu Ni 75 lần, tác phẩm “Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải” của Lý Hồng Chí nói đến Phật Thích Ca Mâu Ni 32 lần, tác Phẩm Chuyển Pháp Luân Pháp Giải của Lý Hồng Chí nói đến Phật Thích Ca Mâu Ni 31 lần.

Rất nhiều kinh sách bài giảng khác của Pháp Luân Công và Lý Hồng Chí đều nói về Phật Thích Ca Mâu Ni... Chưa kể đến các trang của tổ chức Pháp Luân Công đã đề cập đến đức Phật Thích Ca Mâu Ni hàng trăm nghìn lần, riêng tìm kiếm tại trang minhui.org cho kết quả là 11700 kết quả các trang web lớn như Đại Kỷ Nguyên và khoảng 50 trang web tiếng Việt khác nữa thì đề cập đến Phật Thích Ca Mâu Ni cả trăm nghìn lần như vậy Pháp Luân Công và Lý Hồng Chí nói về Đức Phật và Phật giáo rất nhiều, họ nói những gì? Chúng ta cùng tìm hiểu sơ bộ qua bài này!

Tổ chức Pháp Luân Công cũng tuyên bố Pháp Luân Công không liên quan đến Phật Giáo. Tại sao kinh sách, pháp thoại của PLC luôn sử dụng các hình ảnh thuật ngữ, câu chuyện của Phật Giáo một cách tùy tiện? Tại sao hình ảnh Lý Hồng Chí được ghép vào hình tượng của đức Phật Thích Ca Mâu Ni? Trong khi ông Lý Hồng Chí có vợ con và hiện đang sống bên Mỹ?

Tổ chức Pháp Luân Công cũng tuyên bố Pháp Luân Công không liên quan đến Phật Giáo. Tại sao kinh sách, pháp thoại của PLC luôn sử dụng các hình ảnh thuật ngữ, câu chuyện của Phật Giáo một cách tùy tiện? Tại sao hình ảnh Lý Hồng Chí được ghép vào hình tượng của đức Phật Thích Ca Mâu Ni? Trong khi ông Lý Hồng Chí có vợ con và hiện đang sống bên Mỹ?

Mượn hình ảnh, giáo lý Phật giáo để hạ thấp Phật giáo

Hiện nay có khoảng hơn 50 trang web và vài trăm fanpage truyền bá Pháp Luân Công tại Việt Nam [1] và các trang này luôn đưa ra các câu truyện kinh sách của Phật Giáo, hình ảnh các vị Phật, cũng như các thuật ngữ của Phật Giáo như Pháp Luân, Pháp Thân, Chuyển Pháp Luân, Phật Pháp…..[2].  Nhiều người đã liên hệ đến Phatgiao.org.vn hỏi Pháp Luân Công có phải Phật Giáo không? Pháp Luân Công có phải là một trong tám vạn bốn nghìn pháp môn của Phật Giáo không? Qua điều tra chúng tôi cũng thấy rằng đã có rất nhiều Phật Tử đã bỏ Phật Giáo tham gia Pháp Luân Công vì họ cho rằng Pháp Luân Công là một Pháp môn của Phật Pháp.

Chúng tôi xin khẳng định rằng Pháp Luân Công không liên quan đến Phật Giáo. Tổ chức Pháp Luân Công cũng tuyên bố Pháp Luân Công không liên quan đến Phật Giáo. Vậy tại sao kinh sách, pháp thoại của PLC luôn sử dụng các hình ảnh thuật ngữ, câu chuyện của Phật Giáo một cách tùy tiện? Đặc biệt hình ảnh, giáo lý Phật giáo tràn ngập, phổ biến trong giáo lý, kinh sách, bài giảng của Lý Hồng Chí người sáng lập Pháp Luân Công, đây là những dấu hiệu bất thường cần làm rõ. 

Trong giáo lý Phật giáo có bài kinh Chuyển Pháp Luân là bài giảng pháp đầu tiên mà Sa môn Tất-đạt-đa Cồ-đàm thuyết giảng cho năm anh em Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển sau khi Ngài đắc đạo.

Trong giáo lý Phật giáo có bài kinh Chuyển Pháp Luân là bài giảng pháp đầu tiên mà Sa môn Tất-đạt-đa Cồ-đàm thuyết giảng cho năm anh em Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển sau khi Ngài đắc đạo.

Chúng ta đều biết rằng đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập Phật Giáo, là biểu tượng của Phật Giáo. Trong giáo lý Phật giáo có bài kinh Chuyển Pháp Luân là bài giảng pháp đầu tiên mà Sa môn Tất-đạt-đa Cồ-đàm thuyết giảng cho năm anh em Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển sau khi Ngài đắc đạo. Nội dung của Kinh Chuyển Pháp Luân có các điểm chính của Phật giáo, của Ðạo giải thoát, đó là Tứ diệu đế và Bát chánh đạo. Thế nhưng, Lý Hồng Chí đã "đạo" của kinh Phật, để tung ra cuốn Chuyển Pháp Luân của mình, nhập nhèm giữa hai cái tên để lôi kéo đánh lừa mọi người, xảy ra tình trạng cải đạo tinh vi.

Lý Hồng Chí đã

Lý Hồng Chí đã "đạo" của kinh Phật, để tung ra cuốn Chuyển Pháp Luân của mình, nhập nhèm giữa hai cái tên để lôi kéo đánh lừa mọi người, xảy ra tình trạng cải đạo tinh vi.(Nguồn: http://vi.falundafa.org/howtolearn.html)

Bài liên quan

Do vậy để tái khẳng định rằng Pháp Luân Công và Lý Hồng Chí đã đề cập đến Phật Giáo như thế nào? Chúng tôi khảo sát nhanh thấy tác phẩm “Pháp Luân Công” và “Chuyển Pháp Luân” của Lý Hồng Chí đã đề cập đến đức Phật Thích Ca Mâu Ni 75 lần (chú ý là Kinh Phật có kinh Chuyển Pháp Luân thì Lý Hồng Chí cũng viết sách Chuyển Pháp Luân tín đồ của giáo phái này cũng gọi là Kinh Chuyển Pháp Luân, Phật Pháp Vô Biên thì Lý Hồng Chí cũng gọi là Đại Pháp (Pháp Luân Công) Vô Biên...), tác phẩm “Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải” của Lý Hồng Chí nói đến Phật Thích Ca Mâu Ni 32 lần, tác Phẩm Chuyển Pháp Luân Pháp Giải của Lý Hồng Chí nói đến Phật Thích Ca Mâu Ni 31 lần...

Và còn nhiều kinh sách bài giảng khác của Pháp Luân Công và Lý Hồng Chí đều nói về Phật Thích Ca Mâu Ni..... Chưa kể đến các trang của tổ chức Pháp Luân Công đã đề cập đến đức Phật Thích Ca Mâu Ni hàng trăm nghìn lần, riêng tìm kiếm tại trang minhui.org cho kết quả là 11700 kết quả các trang web lớn như Đại Kỷ Nguyên và khoảng 50 trang web tiếng Việt khác nữa thì đề cập đến Phật Thích Ca Mâu Ni cả trăm nghìn lần.

Tiếp theo chúng ta tìm hiểu xem Lý Hồng Chí đề cập đến Phật Thích Ca Mâu Ni như nào?

Lý Hồng Chí khẳng định: "Trong quá khứ Như Lai là Phật tầng thấp nhất" (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân Quyển II, Học vấn và tu luyện là khác nhau)

Chỗ khác Lý Hồng Chí khẳng định:

"Tầng thích Ca Mâu Ni là tầng Như Lai" (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, quyển I )

"Jesus cũng là [ở] tầng thứ Như Lai ấy; Lão Tử cũng vậy"  (Lý Hồng Chí Chuyển Pháp Luân quyển II  )

Ông Lý Hồng Chí viết "Nhưng mà đó chính là đạt tới mức độ như vậy, Phật, Như Lai vẫn còn chưa thấy bản nguyên, Như Lai cũng chưa thấy được vũ trụ cuối cùng to lớn nhường nào." (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân quyển II, Giảng Pháp ở Đại Dữ Sơn)

"Phật Như Lai giảng thoại ấy, là thể hiện của Phật tính, cũng xứng là biểu hiện của pháp, nhưng vẫn không phải pháp thực chất của vũ trụ, vì quá khứ quyết không cho phép con người biết được thể hiện chân thực của Phật pháp. Phật pháp là gì thì phải tu luyện lên cao tầng thì mới có thể ngộ ra được, thế nên lại càng không để con người biết được thực chất của tu luyện chân chính". (Lý Hồng Chí, Pháp Luân Đại Pháp-Tinh tấn yếu chỉ, 8/10/1995)

Tự xưng đức Sáng Thế. Và cho rằng, các đồ đệ có hai năm đã đắc đạo.

Tự xưng đức Sáng Thế. Và cho rằng, các đồ đệ có hai năm đã đắc đạo.

Hạ thấp các bậc vĩ nhân để nâng mình lên, xuyên tạc kinh Phật

Nếu đọc các tác Phẩm của Lý Hồng Chí sẽ khiến người ta hiểu về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni như sau: "Thích Ca Mâu Ni, Jesus, Lão Tử mới đạt tầng Như Lai mà tầng Như Lai là tầng Phật thấp nhất, muốn hiểu được Phật Pháp thì phải lên Cao Tầng"

Nhưng ông Chí lại khẳng định: Chỉ có mình Lý Hồng Chí đang giảng Pháp tại Cao Tầng.

Lý Hồng Chí khẳng định: "Cả trong ngoài nước hiện nay, về việc truyền công lên cao tầng một cách chân chính, thì chỉ có mình cá nhân tôi đang làm." (Lý Hồng Chí, sách Chuyển Pháp Luân, Quyển I)

Tự xưng là Phật chủ

Tự xưng là Phật chủ

Từ đó ta thấy bản thân Lý Hồng Chí khẳng định: Chính bản thân ông này biết được Phật Pháp Chân Chính còn các vị như Thích Ca Mâu Ni, chúa Jesus, Lão Tử thì không ư?

Khẳng định của Lý Hồng Chí rằng Đức Phật không nhận thức được Phật Pháp Chân Thật của Vũ Trụ là hoàn toàn chống trái với quan điểm cơ bản của Phật Giáo về Đức Thích Ca Mâu Ni Phật bậc “Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”.

Để hiểu về Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác là như thế nào thì cùng tham khảo đoạn kinh Diệu Pháp Liên Hoa nói về trí tuệ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni:

Trích “Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn từ chánh định an lành mà dậy, bảo Ngài Xá Lợi Phất: Trí huệ của các đức Phật rất sâu vô lượng, môn trí huệ đó khó hiểu khó vào, tất cả thành Thanh văn cùng Bích Chi Phật đều không biết được.

Vì sao? Phật đã từng gần gũi trăm nghìn muôn ức vô số các đức Phật, trọn tu vô lượng đạo pháp của các đức Phật, dõng mãnh tinh tấn, danh tốt đồn khắp, trọn nên pháp rất sâu chưa từng có, theo thời nghi mà nói pháp ý thú khó hiểu. Xá Lợi Phất! Từ khi ra thành Phật đến nay, các món nhân duyên, các món thí dụ rộng nói ngôn giáo, dùng vô số phương tiện dù dắt chúng sanh, làm cho xa lìa lòng chấp.

Vì sao? Đức Như Lai đã đầy đủ phương tiện, tri kiến và ba la mật.

Xá Lợi Phất! Tri kiến của Như Lai rộng lớn sâu xa, đức vô lượng vô ngại lực, vô sở úy, thiền định, giải thoát tam muội, đều sâu vào không ngắn mé, trọn nên tất cả pháp chưa từng có.

Xá Lợi Phất ! Như Lai hay các món phân biệt, khéo nói các pháp lời lẽ êm dịu vui đẹp lòng chúng. Xá Lợi Phật ! Tóm yếu mà nói đó, vô lượng vô biên pháp vị tằng hữu, đức Phật thảy đều trọn nên.” (Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Phẩm Phương Tiện, Hòa thượng Thích Trí Tịnh Dịch)

Chúng ta đều biết rằng nguyên tắc ứng xử tối thiểu giữa các tôn giáo, tông phái là khác tông phái, khác tôn giáo và đã tự tuyên bố là “không liên quan” thì hạn chế bình luận về nhau, đặc biệt các bình luận vô căn cứ với số lượng cực lớn mang tính xuyên tạc và xúc phạm như Pháp Luân Công và Lý Hồng Chí đã làm.

Khi Khoa học chưa phát triển Kinh Phật đã có mô tả tương đối về Vũ Trụ bao la và lượng tử (bạn đọc có thể tham khảo thêm Kinh Hoa Nghiêm và kinh Khởi Thế Giới Nhân Bổn của Phật Giáo để biết Phật Pháo đã bằng trực quan mô tả về vũ trụ như thế nào). Còn ngày nay khi khoa học phát triển rồi, những lời của Lý Hồng Chí nói về Vũ trụ có khác gì "lô đề về rồi luận" thế mà ông này dám ngang nhiên xúc phạm những vĩ nhân đã công hiến những tư tưởng vĩ đại làm rường cột cho văn hóa nhân loại hàng nghìn năm qua.

Bàn thờ Lý Hồng Chí dưới hình tượng đức Phật. Cho rằng người tu luyện PLC có pháp luân xoáy vào trong bản thân, hấp thu năng lượng vũ trụ, pháp luân xoáy ra ngoài, phổ độ chúng sinh trong trạng thái Pháp Luyện Người. Ảnh: Internet

Bàn thờ Lý Hồng Chí dưới hình tượng đức Phật. Cho rằng người tu luyện PLC có pháp luân xoáy vào trong bản thân, hấp thu năng lượng vũ trụ, pháp luân xoáy ra ngoài, phổ độ chúng sinh trong trạng thái Pháp Luyện Người. Ảnh: Internet

Theo quan điểm của Thiên Chúa Giáo thì Chúa Jesus và đức chúa Cha Giê-Hô-Va là một là đấng tạo hóa thế mà Lý Hồng Chí đã ngang nhiên phỉ báng hai giáo chủ của các tôn giáo lớn này chỉ ngang với những đệ tử của ông ta sau đây (và không nhận thức được vũ trụ như đã đề cập phía trên):

Lý Hồng Chí khẳng định: “Tôi không phải là Giê su và tôi cũng không phải là Thích Ca Mâu Ni nhưng Pháp Luân Công đã tạo ra hàng triệu triệu Giê-su và Thích Ca Mâu Ni những người có can đảm bước trên con đường chân lý, những người có cam đảm dấn thân vì chân lý và những người có cam đảm hiến dâng mạng sống của mình để cứu vớt chúng sinh.” (Trích tại Teaching the Fa at the Washington, D.C. Fa Conference, July 22, 2002 Li Hongzhi)

Xúc phạm giáo lý Phật giáo

Tôi xin lấy thêm một số ví dụ về bản thân Lý Hồng Chí xúc phạm đến Phật Giáo khi Lý Hồng Chí nói rằng “Thiền Tông của Phật Giáo là Pháp môn dùi sừng bò”

Trích: "Chúng tôi nói cái pháp môn ấy (Thiền Tông) là thứ dùi sừng bò. Sao lại gọi là dùi sừng bò? Khởi đầu khi Đạt Ma dùi vào trong thì thấy còn rộng; nhị tổ dùi vào thì thấy không còn rộng nữa; tam tổ thì thấy còn lọt được; tứ tổ thì thấy hẹp lắm rồi; ngũ tổ về cơ bản chẳng còn gì để dùi nữa; tới lục tổ Huệ Năng thì đã đến đỉnh [sừng bò] và có dùi cũng chẳng đi đến đâu được nữa." (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 5).

Lý Hồng Chí còn tuyên truyền cho tín đồ bỏ Kinh Dịch, Bát Quái cho rằng nó không so được với Pháp Luân Công vì là tiểu đạo của thế gian:

Trích: "Đệ tử: Xin Thầy giải thích một chút về những thứ như phòng ốc, mộ tổ, phong thủy được nói đến trong Thái Cực, Bát Quái? Sư phụ: Chư vị hãy mau chóng vứt bỏ hết những thứ này đi, đây đều là những thứ trong tiểu đạo thế gian.” (Trích bài giảng của Lý Hồng Chí, Trả lời câu hỏi trong buổi giảng pháp tại Diên Cát).

Nghiên cứu kỹ các bài Pháp thoại của ông Lý Hồng Chí để thấy những điều này.

Nghiên cứu kỹ các bài Pháp thoại của ông Lý Hồng Chí để thấy những điều này.

Lý Hồng Chí còn tuyên truyền xuyên tạc rằng Đức Phật, Đức Chúa không coi người ngày nay là người nữa cần phải tiêu hủy:

Trích: “Các vị Đại Giác Giả trên trời, Phật cũng vậy, Đạo cũng vậy, Thần cũng vậy, họ đã không còn coi người ngày nay là người nữa." (Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney [1996], Lý Hồng Chí, năm 1996).

Chúng tôi xin bình luận một chút về luận thuyết này của Lý Hồng Chí nếu một ngày kia khi tín đồ đông đảo, có nhiều người theo, dưới danh nghĩa theo Pháp Luân Công là theo Chân-Thiện-Nhẫn không theo Pháp Luân Công là không theo Chân-Thiện-Nhẫn và không theo Chân-Thiện-Nhẫn thì cần phải tiêu hủy thì điều gì sẽ xảy ra? 

Còn rất nhiều bằng chứng khẳng định Lý Hồng Chí đang xuyên tạc phá bỏ văn hóa tín ngưỡng khác và tự thần thánh bản thân mình, do khuân khổ một bài viết ngắn chúng tôi không nêu ra đây nữa.

Tuyên truyền những điều hoang tưởng mê muội

Lý Hồng Chí còn tuyên truyền những điều mê muội hoang tưởng cho tín đồ như:

Trích: “Người tu luyện giảng là chính niệm. [Khi] chính niệm rất mạnh mẽ, chư vị sẽ là không gì cản trở được, và điều gì cũng làm được. Vì chư vị là người tu luyện, chư vị là người đang trên đường trở thành Thần, chư vị là người không bị các nhân tố của người thường và Pháp Lý ở tầng thấp khống chế. (vỗ tay)” (Lý Hồng Chí, Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006], Ngày 25 tháng 2, 2006 )

Cũng trong buổi giảng Pháp này Lý Hồng Chí cho rằng khi đệ tử Pháp Luân Công đắc thành thần rồi thì hô biến một cái ra cả một thế giới.

Đệ tử Pháp Luân Công đắc thành thần rồi thì hô biến một cái ra cả một thế giới

Đệ tử Pháp Luân Công đắc thành thần rồi thì hô biến một cái ra cả một thế giới

Bài liên quan

Trích: “Lại nói, đệ tử Đại Pháp nếu tu thành viên mãn, thành Thần, Phật, [khi] họ muốn tạo một thế giới cho bản thân mình, thì một niệm là thành, vì Pháp của họ là ‘hiện thành’; ...... Dẫu huỷ hoại bao nhiêu, làm mất mát bao nhiêu thì chỉ là xét xem cần hay không cần, nếu thấy cần thì đều có thể thành; thậm chí khôi phục lại hoàn toàn không khác một chút nào cũng đều làm được.” (Lý Hồng Chí, Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006], Ngày 25 tháng 2, 2006 ).

Trích “Đệ tử Đại Pháp là chư Thần hạ thế có trách nhiệm trợ Sư cứu chúng sinh, gánh vác trách nhiệm cứu độ chúng sinh ở hạ giới.” Điều này được khẳng định khi Lý Hồng Chí Giảng Pháp tại New Yourk 2016 [2].

Như trên Lý Hồng Chí khẳng định những người luyện Pháp Luân Công là Thần, và trước khi xuống thế gian đã là Thần họ đã có khả năng hô biến một cái biến ra cả thế giới, làm gì cũng được và không bị các nhân tố của người thường (chúng ta) khống chế.....Tiếp theo Lý Hồng Chí còn khẳng định: “Người thường lẽ nào khám ra bệnh của Thần”

Một Thần Tiên lẽ nào lại để người thường khám bệnh [cho mình]? Người thường lẽ nào khám ra bệnh của Thần? (vỗ tay) (Sư phụ cười) Đó là Pháp Lý. (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles 2006)

Đến đây thì chúng ta đã biết bản chất của Pháp Luân Công, một mặt họ rất khéo léo nói về Phật về Chúa trên các trang quảng cáo để gây thiện cảm, để lôi kéo người tham gia. Đến khi tham gia và tìm hiểu Pháp Luân Công đọc các sách bài giảng của Lý Hồng Chí thì quay trở lại coi những thứ như Phật Giáo, Bát Quái, Phong Thủy,....Không ra cái gì cả (dùi sừng bò, ma loạn pháp, tiểu đạo thế gian.....) còn đức Phật, đức Chúa thì chưa nhận thức được Phật Pháp còn chỉ có Lý Hồng Chí mới là đấng cao nhất.

Một điều đáng buồn là hàng nghìn Phật tử chân chính hiện nay không hề biết được bộ mặt thật của Pháp Luân Công và Lý Hồng Chí, không những không đứng lên vạch trần bộ mặt thật của Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công đang lợi dụng xuyên tạc và hủy hoại Phật Pháp của đức Phật Thích Ca Mâu Ni mà ngang nhiên quy chụp Phật Giáo đố kỵ với Pháp Luân công, Phật Giáo phục vụ cộng sản Trung Quốc nên xuyên tạc pháp Luân Công.....

Luận điệu của Pháp Luân Công

Pháp Luân Công lợi dụng những người có bệnh, sợ bệnh để thu hút họ bằng cách quảng cách chữa bệnh thần kì. Dụ dỗ họ trước tiên học Pháp Luân Công như một môn khí công. 

PLC lợi dụng tâm lý ghét/chống đối Đảng Cộng Sản, lợi dụng tâm lý ghét Trung Quốc, lấy nhân quyền ra, lấy hàng hàng triệu mạng sống ra (Pháp Luân Công đồn là giết mổ nội tạng) để thu hút sự chú ý người.

Pháp Luân Công phỉ báng người đồng tính để lợi dụng, tranh thủ giới người đồng tính là số ít, đang bị phần lớn thế giới coi là "trái tự nhiên" để tăng sự ủng hộ.

Pháp Luân Công muốn gia tăng số người gia nhập bằng cách hạ "chuẩn" đến mức tầm thường như cho phép ăn thịt, kết hôn, quan hệ tình dục,.. vẫn có thể đắc pháp.

Pháp Luân Công lợi dụng khoa học lập ra hàng chục hàng trăm trang web, phát tờ rơi,.. tìm mọi cách để thu hút học viên, nói tốt về mình nhưng lại phỉ báng khoa học.

Pháp Luân Công và Lý Hồng Chí dựa vào giáo lý, hình ảnh của Phật giáo nhưng lời lẽ coi thường Phật giáo phỉ báng đức Phật (Pháp của đức Phật nói chỉ phù hợp cho con người tại xã hội nguyên thủy đến nay không còn phù hợp). 

Về bản chất Pháp Luân Công không hề Chân cũng không hề Thiện và không hề Nhẫn nhưng khi bị phản biện họ sẽ đưa ra một câu trả lời giống nhau là chúng tôi ko làm gì sai, chúng tôi theo Chân-Thiện-Nhẫn, chúng tôi tập khí công có gì sai?

Tóm lại Pháp Luân Công là điển hình của một tà giáo kết hợp với phong trào chống Cộng Sản trên quy mô toàn cầu được che đậy bởi vỏ bọc khí công và khẩu hiệu Chân-Thiện-Nhẫn.

Một pháp môn ngày 4 lần niệm Diệt. Diệt những ai cản trở môn phái của họ.

Một pháp môn ngày 4 lần niệm Diệt. Diệt những ai cản trở môn phái của họ.

Các bạn đừng bao giờ nghĩ Pháp Luân Công đã phổ biến khắp mọi Quốc gia, thực tế họ chỉ xuất hiện tại các khu du lịch nhằm quảng cáo những nơi có khách du lịch Việt Nam thăm quan đây là hình thức khuếch trương thanh thế để lấy số đông áp đảo tại Việt Nam.

Vì sao một số quốc gia Phương Tây cho Pháp Luân Công hoạt động, vì tại các nước Phương Tây nó xuất hiện nhiều hơn dưới hình thức là một môn khí công, đấu tranh nhân quyền. Nhưng khi về đến Việt Nam do Việt Nam là nước có văn hóa tôn giáo khá tương đồng với Trung Quốc (tam giáo đồng nguyên) nên các lý luận của Pháp Luân Công là ngụy biện dựa trên các thuật ngữ quen thuộc của Phật Giáo nên dễ được người dân chấp nhận.

Sự thật Pháp Luân Công là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa giáo lý của Lý Hồng Chí các bài tập khí công, các yêu cầu tín đồ phát niệm tiêu diệt quỷ hàng ngày đã và đang gây hậu quả nghiêm trọng đến tín đồ. Những người tập Pháp Luân Công cũng như những người nghiện ma túy, khi tập thì hết bệnh, khi hết tập thì bệnh lại tái phát. Cường độ tập Pháp Luân Công 2-6 tiếng một ngày nhưng Lý Hồng Chí đã nhồi nhét rằng khỏi bệnh là do Pháp Thân ông này tịnh hóa, Lý Hồng Chí yêu cầu tín đồ đi quảng cáo và phát niệm tiêu diệt quỷ một ngày bốn lần là những việc hoàn toàn đã phi Khí Công.

Với các Phật tử

Tôi xin mượn lời  một vị Tăng ni đã thuyết giảng để kết bài viết này:

Dứt khoát các Tăng ni Phật tử, tuyệt đối tránh xa Pháp Luân Công, rất nguy hiểm. Pháp Luân Công mượn sự cầu mong sức khỏe của mọi người, mượn danh là rèn luyện sức khỏe, sau đó, truyền bá đạo rất nguy hiểm, mất đạo đức, phá vỡ tất cả truyền thống, gây ảo giác. Nhiều người tập Pháp Luân Công không còn hiếu kính ai, ai cũng coi thường, không cung kính cha mẹ, mà chỉ cung kính Lý Hồng Chí. Pháp Luân Công rất nguy hiểm như vậy, đến nỗi giáo chủ của họ là Lý Hồng Chí phải ôm vợ con trốn sang Mỹ.

Những bài giảng pháp của ông Lý Hồng Chí.

Những bài giảng pháp của ông Lý Hồng Chí.

Ông ấy nói pháp thân của ông bảo vệ môn đồ, vậy sao lại để môn đồ bị sát hại? Trả lời được câu hỏi đó, để rồi nên có quyết định sáng suốt, minh mẫn. Lý Hồng Chí mượn pháp Phật rồi tự vỗ ngực mình là cao hơn Phật, những bài giảng pháp không đạo lý, không logic. Một ngày 4 thời niệm chữ Diệt. Đạo Phật dậy con người yêu thương, không chiến tranh, nhưng Pháp Luân Công là dạy con người tiêu diệt nhau. 
Giáo lý Phật pháp đủ từ bi trí tuệ để các Phật tử tu tập tinh tấn, nên những người con Phật hãy cùng nhau tu tập trong minh triết. 

>>Sự thực khỏi bệnh thần kỳ nhờ Pháp Luân Công (phần I)

>>Sự thực khỏi bệnh thần kỳ nhờ Pháp Luân Công (phần II):

>>Pháp Luân Công có phải pháp môn cao cấp của Phật Gia (phần I)

>>Pháp Luân Công có phải pháp môn cao cấp của Phật Gia (phần II)

>>Pháp Luân Công lừa đảo, âm mưu xóa bỏ văn hóa truyền thống của dân tộc

>>Các con số biết nói phơi bày sự thật về Pháp Luân Công

>>Pháp Luân Công thu tiền của tín đồ như thế nào?

>>Sự thật Hoa Ưu Đàm của Pháp Luân Công như thế nào (Phần I)

>>Sự thật Hoa Ưu Đàm của Pháp Luân Công như thế nào (Phần II)

>>Hiểu biết sơ bộ về Pháp Luân Công trên web Tôn giáo và Dân tộc

>>Lý Hồng Chí khẳng định Đức Phật không có con mắt của Đại Giác giả:

>>Tổng hợp một số phản ánh của người dân về Pháp Luân Công

>>Vì sao tập Pháp Luân Công bị ảo giác?

>>Lộ rõ sự lừa đảo và âm mưu chính trị của tổ chức Pháp Luân Công

-------------------

Tham khảo tư liệu:

[1]-TS. Trịnh Thanh Bình, Vấn đề Pháp Luân Công - đã đến lúc cơ quan chức năng vào cuộc

[2]-Thích Pháp Minh, Nguyễn Thanh Quang, Những điều Phật tử, người dân cần biết về Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nhất tâm niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024

Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.

Nhớ về một người Thầy

Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024

Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.

Những người Thầy khả kính

Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024

Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.

Đồng tiền có thể tạo ra sự tham lam và sự bất mãn vô tận

Góc nhìn Phật tử 18:30 20/11/2024

Trong xã hội hiện đại, đồng tiền đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng tiền bạc mang lại sự tiện ích và tiến bộ, nhưng khi ta bị chi phối quá mức bởi nó, tiền bạc có thể trở thành cơn ác mộng và làm chúng ta trở thành nô lệ.

Xem thêm