Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 14/09/2023, 12:20 PM

“Quy luật của muôn đời” (10)

Tu học để có tâm bất động trước cảm thọ và ác pháp, tu học để có tâm vô lậu. Tu học để tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự, đó là con đường mà tôi đang đi, là mục đích tối thượng đối với tôi...và cho những ai cần đến.

Diệt thọ. 

Bám sát một loạt tư liệu, sách: Thiền căn bản, Muốn chứng đạo phải tu pháp môn nào, 42 giai đoạn, trạng thái tu tập,...và tất nhiên còn nhiều thứ khác, nhưng với tôi, chừng ấy thôi đủ là bộ bí kíp cho những người sơ cơ và cả những người đi từ thiền chữa bệnh như tôi tiếp cận, tu tập.

Tiếp cận Phât giáo Nguyên Thuỷ, nhiều người cố nhồi nhét thật nhiều giáo lý hệt như Phật giáo phát triển, để tranh luận, mổ xẻ, hơn thua. Tôi thực dụng, xin thú nhận như thế, tôi bám vào những pháp hành căn bản cùng với lời dặn dò: nên dẫn tâm vào đạo, đừng dẫn dạo vào tâm. Mỗi ngày thắm thía hơn những lời dặn căn bản, tôi muốn điều chỉnh lời của Trưởng lão cho rộng hơn nhưng e phạm thượng, nên thôi cứ để mọi thứ đúng với nguyên bản của nó. Chỉ có điều, thực tế nếu bạn tinh ý sẽ thấy vấn đề hiện tại là đời đạo chứ không phải tâm đạo (đời với đạo tuy hai mà một, đạo với đời tuy một mà hai). 

Nếu bạn nhìn cuộc sống thế tục với những nỗ lực tranh giành, hơn thua, thấm thía với điều đó, có lẽ ai chẳng mong đời có đạo. Nhưng nếu qui chiếu cái nhìn từ giáo lý với sự dung hoà dục với đời sống thế gian: như quan niệm bất luận chay mặn; hành trình nhân quả tích đức, tạo phúc, bố thí trì giới; nếu phân ra ly dục, ly ác pháp thì là đạo, nếu thiểu dục tri túc đó là đời v.v…những thoả hiệp nhu cầu dục lạc, thụ hưởng, thậm chí khuyến khích lấy ma vương làm đạo bạn…Từ đây bạn sẽ thấy đạo đâu khác máy với đời, thậm chí có kẻ mang đạo về đời, thì có người mang đời vào đạo, thụ hưởng, chay mặn bất phân... Và thường, lạc, ngã, tịnh có phải là đời đạo trộn lẫn vào nhau? Cho nên đạo có đời là vậy, và con ngươi phiêu du, chìm đắm với luân hồi, với giáo thuyết trừu tượng, rối rắm. 

“Quy luật của muôn đời” (9)

01

Diêt thọ, diệt tưởng hay hướng tâm đến vô lậu chính là mục đích cuối cùng của việc tu tập. Nói hướng tâm đến vô lậu nhiêu người cảm thấy khó hiểu nhưng bảo diệt cảm thọ, nhiếp phục, dỡ bỏ điểm đau, không còn rào cản trong thiền định, không còn giới hạn thời lượng thì dễ hình dung hơn. Khi thân định trên tâm, hợp nhất với tâm để có trạng thái bất động trước cảm thọ và ác pháp có nghĩa rằng không còn có cảm thọ, không còn có sự chiêu cảm, tương ưng, tương tác giữa thân tâm với thế giới đầy ác pháp bên ngoài. Những hành giả thiền (bất kỳ thiền gì: Chữa bệnh, Yoga, Đông Độ, Thiền chỉ, Thiền Quán… quá rõ về điểm đau, nhưng để thấu hiểu rõ ràng cơn đau hành thiền thực sự nó là cái gì, thực không đơn giản. Nó có từ đâu, và có lẽ họ sẽ hỏi “phá bỏ cơn đau? đùa à?”. 

Chính cái điều tưởng chừng không thể đùa ấy khiến người ta lãng tránh để tìm kiếm đến những thứ…không tưởng cao siêu hơn, mơ hồ hơn trong thiền định (thế mới lạ): Thu năng lượng, quyền năng lục thông, tam minh, khai mở con mắt thứ ba, tánh không, Phật tánh, chân không diệu hữu… Điểm khác biệt với thiền vô sắc và là một phần quan trọng mà Đức Phật kiếm tìm dù các vị thầy thiền vô sắc có khẩn khoản đến đâu. “Hiền giả, hãy ở lại đây, chúng ta cùng chăm sóc cho hội chúng”. 

“Bất động trước cảm thọ và ác pháp” đó là cụm từ được dùng khá quen thuộc nhưng chẳng mấy người thật sự hiểu đúng, hiểu đủ rằng đạt đến trạng thái đó tức đã chứng đắc, đã đạt đến cảnh giới cuối cùng: vô lậu. Mọi người có thể hiểu đại khái về vô lậu, nhưng để thật sự thấm nhuần, thật sự tường tận thì trình tự giác ngộ, hộ trì và chứng đạt (vô lậu) cần thêm một bước am hiểu, thấu rõ về thân tứ đại.

Khi bạn hiểu thân chứa đựng tâm, tâm bao bọc thân thì chẳng bao giờ có phương pháp tối ưu, chẳng có bác sĩ nào giúp bạn trị bệnh, vì sao? Chữa bệnh tức giác ngộ, giác ngộ tức chữa bệnh,  bạn đã đọc Luận về tứ đại” “Quân bình tứ đại”, “Nghẽn tắt”, “Khai thông” rồi đấy. Từng tế bào vi mô (xương thịt, gân cốt, da lông…) là những hợp duyên tứ đại. Xin nhắc lại mỗi tế bào cần sự nuôi dưỡng của dòng chảy năng lượng (khí huyết) và luôn có hai nguồn cấp và thoát. Cơn đau hành thiền chính từ sự ứ trệ, nghẽn tắt ngay nguồn cấp, vì ở nguồn thoát tất cả được thải ra theo hệ thống bài tiết các dịch chất. Bạn mới tập thiền không chịu nổi đến năm mười phút, đó là sự nghẽn tắt rất nặng trên thân (phần hữu sắc, phần thô). Vì vậy hầu hết những người tham gia ngay thời gian đầu có cảm giác thông suốt, hết bệnh sau thời lượng hành thiền 30 phút hay 1 giờ là vậy. Với các hành giả lão luyện, các vị cao tăng có thể thiền định một, hai, thậm chí ba giờ…hoặc hơn nhưng dứt khoát cứ lấn dần cơn đau hành thiền nhưng không bao giờ “tháo dỡ” nó, dẹp bỏ nó, những cấu uế, nghẽn tắt trên từng mao mạch. Đó là một thực tế bạn cần phải biết. 

Trong bài “Tâm vô lậu” tôi có nói đến sự chìm khuất, khó thấy của tâm “…bởi lẽ bệnh tật ở tâm là cái chẳng sợ ai thấy. Nhức đầu, viêm xoang, thiểu năng tuần hoàn? ai mà chẳng có. Lậu hoặc chỉ được ta biết khi đã hoá thành dụng, chạy liên thông trên cơ thể, chứ khi còn là thể (thuộc tâm) thì nó là của riêng mỗi người chả ai thấy biết hết. Cái thể ẩn trong cách ta sống, cách đãi bôi, tử tế, thân thiện, từ ái, phóng sinh, xắn tay từ thiện… ai dám bảo ta nhỏ nhen, ích kỷ,  ai dám bảo ta ti tiện, ai dám bảo ta tham sân, đầy lậu hoặc bên trong?!!

Ngay chính ta nhiều khi còn không nhận rõ chính ta khi tự đánh giá  do cách sống hai mặt đã quá lâu, giờ không thật rõ cái nào là mình, và ta quá quen những thuật ngữ khoa học, hiện đại, thuật ngữ y học khi nó liên thông trên dòng chảy khí huyết: cholesteron, rối loạn chuyển hoá, mở máu, tiểu đường, rối loạn tuần hoàn …Và rồi tự trấn an: Thôi, không “no” nữa, cứ để bác sĩ “no”…”

Trưởng lão Thích Thông Lạc đặc biệt quan tâm đến sự tỉnh thức vì chỉ có sự tỉnh thức giúp ta nhận rõ tâm của mình. Nếu ở sơ thiền chủ yếu nhiếp phục tâm thức, hai tầng Nhị và Tam thiền chủ yếu quét dọn lậu hoặc trên thân thì Tứ thiền hợp nhất thân tâm mà chính cái tâm là vấn đề, là nơi còn sót lại lậu hoặc mà ta không ngờ. Chỉ loáng thoáng trong những giai đoạn nửa thức, nửa ngủ (vô thức) lúc bấy giờ chúng mới bật ra khi mà ta hoàn toàn làm chủ ý thức. Không ai nghĩ rằng chính những tiếp cận của thiền chữa bệnh với những mày mò, thực dụng, tìm hiểu, bổ sung lại là cách hành trì Tứ niệm xứ tuyệt vời nhất. Phát biểu này có vẽ trái với giáo trình của Trưởng lão vì theo ông Tứ niệm xứ lại là giai đoạn tiêp sau xả tâm ly dục. Và xin khẳng định giáo trình công phu của Trưởng lão chưa thực sự đem lại hiệu quả là vì vậy. Trong khi lẽ ra hành trì Tứ niệm xứ đồng thời, câu hữu với Tứ chánh cần ngay từ giai đoạn đầu tiên đó mới là xả tâm ly dục. Ngay đến 42 giai đoạn tu tập, một công phu soạn thảo bí kíp của ông cũng đang bị bỏ quên.

Dù được xem là phương pháp tối ưu, hữu hiệu, như lý tác ý thực sự hạn chế trong hành trì từ sơ đến nhị Thiền. Xét về thực thể diễn biến trên thân tứ đại với cấu thành vật chất tinh thần, đòi hỏi sự tác động vật chất, trực tiếp cụ thể, hữu hiệu hơn trong quá trình cân bằng (tất cả phương pháp khai thông ứng dụng vật lý). Đặc biệt như lý tác ý (hay ám thị) chỉ phát huy cao nhất khi ở bậc tam thiền lên tứ thiền, tại sao? Ở Tam thiền, lậu hoặc còn sót lại chủ yếu thuộc tâm vì vậy hiệu lực của tâm tỉnh thức rõ ràng nhất. Trong thiền chữa bệnh do cực đoan phô trương thanh thế và những phương pháp tâm linh, đã triệt tiêu năng lực ứng dụng, những phương pháp vật lý khác. Trong một bài viết, tôi khẳng định tất cả những gì là tinh hoa cuả nhân loại đều không thuộc tài sản riêng của giáo phái, pháp môn hay phe nhóm nào ( Mưa tháng sáu), đáng tiếc cái hay, cái tinh hoa đã không được tận dụng bởi sự thiển cận.

Ở Tu viện Chơn Như (Trảng Bàng -Tây Ninh) có lẽ đến hàng ngàn đệ tử, Phật tử thuần thành đến chiêm bái, thỉnh kinh sách về tu học rất nhiều. Và đặc biệt, tại đây một trong những phương pháp được truyền đạt, ứng dụng được ca ngợi rất nhiều đó là tác ý đuổi bệnh (ứng dụng như lý tác ý). Tôi kính ngưỡng Đức Trưởng lão Thích Thông Lạc người đã cho tôi mạng mạch nối liền với chánh Pháp. Nhưng cứ xét đơn giản, để giúp cho một người trúng gió độc thì có phải khai thông - cạo gió (phương pháp dân gian) là thật cần thiết, hữu hiệu hơn ngồi đấy tác ý đuổi bệnh. Phương pháp “ăn chay ngày một bữa” tôi học từ đấy quả là siêu việt, và cũng từ khi lặp lại sự cân bằng ấy, tôi mới kịp nhận ra rằng ông cũng có những sai lầm mà những người đi sau nên tiếp tục điều chỉnh trình tự tu tập. Tác ý đuổi bệnh - phương pháp của Trưởng lão chưa phải là tối ưu !!!

Từ Trường Sinh Học (TSH, một phương pháp thiền chữa bệnh, tôi đến với Phật giáo Nguyên Thuỷ, rời bỏ TSH chỉ vì tinh thần “bảo vệ pháp môn” cứng nhắc, cái cách sẵn sàng học lóm, cóp nhặt, lượm lặt tinh hoa của các giáo phái, thậm chí cả những mê tín, dị đoan nhưng lại muốn nó là của của ta, là nguyên bản, không được trộn lẫn, lai căng, chỉ ta là nhất…Xin nhắc lại, tại đây, trên bàn làm việc của mình, tôi có ghi dòng chữ “Người học trò giỏi không phải là người lặp lại thầy mình mà là người làm cho con đường của thầy vạch ra tiến xa hơn”. Và cho đến hiện tại, tôi chẳng là một bậc gì, một nhân vật đặc biệt gì, không lên lớp ai, nhưng những lời truyền đạt thì đều là những chứng nghiệm, thực nghiệm, thực dụng hiệu quả cho những ai cần đến.

Tôi chụp lên đây từ mục 29 đến 37 trong 42 giai đoạn tu tập của Trưởng lão các bạn cứ xem lại. Riêng tôi, không chỉ đọc mà là trải nghiệm mỗi ngày, từng ngày, để biết hành trình của mình điều đó là bắt buộc. Từng phần một: Hết chiêm bao nhập tam thiền (29) Nhập tam thiền mới đủ sức xả thọ (30) Xả thọ là có nội lực (31) Có nội lực là tâm diêt thọ (32)… Chúng ta luôn lặp lại đường lối giáo dục “gõ đầu trẻ” mà không bao giờ chỉ bảo chúng “tự thắp đuốc lên”.

Vì vậy luôn đề cao bậc thiện hữu tri thức và cúc cung vâng lời như khuôn vàng thước ngọc, như cách “học tập và làm theo…”  chúng ta không bao giờ học được Đức Phật bài học khảo sát 1250 Tỳ kheo để chọn lấy được 500 vào Tăng đoàn. Đồng thời 500 Tỳ kheo được khuyến khích, miệt mài “tự thắp đuốc lên…” để rồi đều chứng đắc.

Với ước mơ nhập lại chữa bệnh và giác ngộ giữa lúc giác ngộ thì không chữa bệnh, chữa bệnh thì không giác ngộ, tôi tìm tòi để tu học. Tu học để có tâm bất động trước cảm thọ và ác pháp, tu học để có tâm vô lậu. Tu học để tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự, đó là con đường mà tôi đang đi, là mục đích tối thượng đối với tôi...và cho những ai cần đến.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Sống đẹp cùng Tứ nhiếp pháp

Góc nhìn Phật tử 09:58 06/05/2024

Thực hành Tứ nhiếp pháp, cảm hóa người khác sống thiện lành thì xã hội sẽ bớt đi những tệ nạn, khổ đau...

Ơn nước luôn tròn đầy

Góc nhìn Phật tử 07:51 05/05/2024

20 năm trước, khi cùng một người bạn đăng ký dự một khóa thiền do Thiền sư Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai hướng dẫn ở Bảo Lộc (Lâm Đồng), tôi bỡ ngỡ vì làm bất cứ việc gì cũng có một bài kệ để thực tập.

Chỉ có tâm người là đáng sợ

Góc nhìn Phật tử 20:07 04/05/2024

Có một người đến vấn hỏi thiền sư, “Để phòng ngừa tai họa, xin thầy từ bi cho biết cái gì đáng sợ nhất trên cõi đời này?”

Có một cảnh giới mà chúng ta sẽ cùng nhau đoàn tụ vĩnh viễn

Góc nhìn Phật tử 11:45 04/05/2024

"Thầy xin các con tâm niệm: Chẳng sáng thì chiều, chẳng hôm nay thì ngày mai, chẳng tháng này thì tháng khác, chẳng năm nay thì năm sau, Thầy cũng như ba má và tất cả những người các con nương tựa thế nào cũng phải có ngày khuất bóng."

Xem thêm