Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 13/09/2023, 10:00 AM

“Quy luật của muôn đời” (9)

Thông thường người ta tìm đến với thiền khi đã có dấu hiệu bệnh tật. Với thiền chữa bệnh tất cả ứ trệ, bế tắc khí huyết gây nên bệnh tật là tà khí, là trượt khí, tôi lại gọi theo cách của mình, đó là lậu hoặc.

Tâm vô lậu. 

Mục đích hành trì trong tu tập thiền định của Đức Thế Tôn là hướng tâm đi đến vô lậu, đó là kết quả chặng đường chứng đạt quả vô thượng bồ đề, cũng là con đường hoằng pháp độ sinh của Đức Phật mà lớp lang tự nhiên luôn là sự chuyển hoá “cái thân phàm tục”, tẩy rửa dọn dẹp “lậu hoặc” để “thanh tịnh hoá” từ bên ngoài cho đến bên trong. Sự thánh hoá được tiến hành từ quán chiếu Tứ niệm xứ, hành trì tứ chánh cần, từ ngũ căn, ngũ lực, từ sự qui chiếu trên 12 nhân duyên để tìm cửa…giải thoát.

Chỉ điểm sơ qua qui trình đã thấy mịt mù lý thuyết, không khéo, bạn sẽ rơi vào vùng mù ngay từ đầu là vì vậy. Không lập trình hệ thống, cho nên con người hầu hết dễ mất phương hướng. Cho nên học Phật theo sự chiêu cảm của tham dục, tự ngã, cố hữu bảo sao không vô minh, bảo sao không hành, bảo sao không thức…và danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, hữu, thủ, sanh, lão tử. Nếu bắt đầu tiêu cự: Tâm vô lậu, bạn sẽ nhận ra từng điểm mốc rõ ràng, từng giai đoạn theo Tứ thánh định. 

Tôi có xem một clip giảng giải về lậu tận thông (nó tương ứng với lậu tận minh), đó là clip pháp thoại của một vị cao tăng Trung Quốc tiếng tăm lừng lẫy, nhưng vị thầy giảng giải đó là năng lực chỉ có loài người mới đạt đến còn chúng hữu tình vì không có ý thức nên không thể và vì vậy tu tập càng cao càng trở thành yêu ma, thành ma nữ quấy phá loài người. Người nam nhớ người nữ, người nữ nhớ người nam…đó là lậu tận !? 

Thế đấy, cho nên tu sai, tu đúng là ở ngay xuất phát điểm, “sai một ly đi một dặm” là vậy. Nhưng khốn nỗi, các vị tu sai lại trở thành bậc tôn túc, chức sắc thì chúng sinh cũng sẽ cùng vào cuộc phiêu lưu tâm linh không hồi kết? Do đó nếu đã không xác định được tiêu cự, không hướng rõ ràng thì nên mày mò, tìm cho ra, chớ có tu càn, chớ có nói càn. Chính vì không rõ mới có sự nhầm lẫn không tánh với tánh không. Hay nhập nhằng “lậu tận” với nhiều khái niệm “lậu tận Tỳ kheo” là ví dụ. 

“Quy luật của muôn đời” (8)

02

Nếu không tánh là sự đoạn diệt tất cả lậu hoặc (không còn dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu) thì tánh không lại là những thuật ngữ hết sức trừu tượng: Chân không diệu hữu là trí tuệ bát nhã, là Phật tánh…Giữa biển cả mênh mông, không ai có thể tìm ra hướng đi với những khái niệm trừu tượng, chẳng thấy được bến bờ. Nhưng khi biết hướng tâm đoạn diệt tất cả lậu hoặc, không còn tham dục, không còn ác pháp, không còn ẩn chứa dục lậu dưới dạng cảm thọ, phiền não, lo lắng tức tâm sẽ bất động trước cảm thọ và ác pháp tức là không còn sự chiêu cảm, tương ưng giữa cái ác pháp bên ngoài với cái tâm đã được đoạn diệt sạch lậu hoặc. Tâm bất động là như thế, là trạng thái thân thanh tịnh (vô lậu) tâm thanh tịnh (vô lậu). Chỉ khi thật sự thanh tịnh thì thân mới định trên tâm, tâm mới định trên thân, không còn phóng dật. Đó là trạng thái tâm hồn trắng bạch như vỏ ốc phóng khoáng như hư không là vậy, chứ không phải là trạng thái ngồi yên hành thiền, chân không diệu hữu, Phật tánh…

Trộn lẫn sự “trống rỗng” của không tánh với tánh không là một ngộ nhận, giữa cái mơ hồ, trừu tượng của giáo lý phát triển với chân lý cụ thể thứ ba diệt đế của Đức Phật, một chân lý rõ ràng, có đối tượng, có định tính, định lượng. Một là cuộc hành trì xuyên suốt của ý thức trong mọi hành động, tư duy, trong quán xét Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, nhiếp phục, đọan diệt ác pháp, do đó chỉ trống rỗng ác pháp nhưng sống động thiện nghiệp, thiện pháp, từ tâm. Còn một lại là sự tĩnh lặng, trút bỏ tất cả niệm khởi cho tâm trống rỗng, chẳng niệm thiện niệm ác, bản lai diện mục hiện tiền. Phong toả, giam hãm, ức chế cả kho vô thức đầy phế liệu, đầy những lo âu, phiền muộn được huân tập từ trước. Một là sự dọn quét không ngừng nghỉ lậu hoặc, chướng ngại, còn một là sự cố tìm trạng thái lãng quên, né tránh, dồn nén bên trong.

Không tánh là sự dọn dẹp không ngừng nghỉ ấy, còn tánh không lại là sự đóng cửa kho vô thức khép chặt lại, khoá kín nó, đó là phương pháp của thiền vô sắc. Đức Phật đã trải qua thiền vô sắc (cùng những người thầy Alara Kalama và Uddaka Râmaputa) và đã từ bỏ các thầy mặc cho các thầy khẩn khoản, nài nỉ “hiền giả hãy ở lại chúng ta cùng chăm sóc hội chúng”. Và Đức Phật đã tìm ra đạo lộ đi đến chứng đạt quả vị tối thượng mà mọi người đã biết. Chứng đạt tứ thiền, Đức Phật đã xác chứng  pháp hành thiền hữu sắc vi diệu, thù thắng: Đó là không tánh (Giải độc 3: Chuyện về linh miêu tráo chúa)

Tưởng chừng hai trạng thái không là giống nhau nhưng hoàn toàn là hai thái cực bởi lẽ không tánh là làm chủ Sanh-Lão-Bệnh-Tử còn phía ngược lại là hoàn toàn lệ thuộc, qui phục tự nhiên, qui luật của trời đất, già yếu, bệnh tật, cái chết nhưng lại vay mượn, lai ghép với thường, lạc, ngã, tịnh. Và nó bỏ qua vấn đề ban đầu mà Đức Phật đã miệt mài tìm kiếm câu trả lời: Bốn nỗi khổ kiếp người. 

Có lẽ chúng ta mất quá nhiều thời gian dành cho lý thuyết, mà lý thuyết sẽ dẫn đến những cuộc luận chiến không cần thiết mà tôi, chỉ xin tự nhận là hiểu biết còn hạn cuộc nhưng vẫn đang sẵn sàng lắng nghe cao kiến của các bậc tôn túc, học giả. 

Ta sẽ đi vào vấn đề cụ thể hơn là không tánh hay tâm vô lậu với những biểu hiện lậu hoặc trên đặc tướng, nhân tướng mà nhìn vào sắc diện có thể đoán biết (Nhận thức về “vị đạo sĩ chữa được mọi chứng bệnh”). Thực sự, tâm vô lậu hay người bệnh tật đầy lậu hoặc là gì có thể ít người biết dù mọi người lại thích luận về hai chữ lậu hoặc một cách say sưa.

Chúng ta hãy bắt đầu bằng con đường của thiền chữa bệnh, thông thường người ta tìm đến với thiền khi đã có dấu hiệu bệnh tật. Với thiền chữa bệnh tất cả ứ trệ, bế tắc khí huyết gây nên bệnh tật là tà khí, là trượt khí, tôi lại gọi theo cách của mình, đó là lậu hoặc. Lậu hoặc xuất hiện trên thân, là những nghẽn tắt, ứ trệ đó, gây nên đau nhức, tê, buốt, ngứa ngáy…Bên ngoài là thuộc biểu, khi nhập vào tới lục phủ ngũ tạng lại gọi thuộc lý theo Đông y. Chúng ta cư xử với lậu hoặc đơn giản bằng thuốc thang, thầy bà.

Thế nên chúng ta vẫn hay gặp trường hợp bạn bè gặp nhau thăm hỏi “Hôm trước nghe bệnh thế nào?”, “có bệnh gì đâu, đau nhức mình mẫy, uống mấy liều thuốc là xong ấy mà”. Những lậu hoăc ở thân như thế ai cũng có, thế còn lậu hoặc trên tâm thì sao, chả sao cả, bởi lẽ bệnh tật ở tâm là cái chẳng sợ ai thấy. Nhức đầu, viêm xoang, thiểu năng tuần hoàn, ai mà chẳng có. Lậu hoặc chỉ được ta biết khi đã hoá thành dụng như thế, chứ khi còn là thể thì nó là của riêng mỗi người chả sơ ai biết hết. Cái thể ẩn trong cách ta sống, cách đãi bôi, tử tế, thân thiện, từ ái, phóng sinh, xắn tay từ thiện… ai dám bảo ta nhỏ nhen, ai dám bảo ta ti tiện, ai dám bảo ta tham sân, đầy lậu hoặc bên trong?! Ngay chính ta nhiều khi còn không nhận rõ ta khi tự đánh giá về mình do cách sống hai mặt đã quá lâu, không có điều kiện để tự soi vào, tự suy nghiệm, và ta yên tâm với những thuật ngữ khoa học, hiện đại, thuật ngữ y học: cholesteron, rối loạn chuyển hoá, mở máu, tiểu đường…đừng “no” cứ để bác sĩ “no”.

Chừng nào ta mới có chánh kiến, chừng nào mới có chánh tư duy, chừng nào mới có chánh nghiệp…Chính điều này đã khiến nhiều đồng môn Trường Sinh Học (TSH) cứ hỏi tôi “Cháu thiền lâu lắm rồi, kiên trì lắm mà sao không hết bệnh chú”. Sẽ không mấy người đồng tình với tôi khi gọi chung bệnh tật từ triệu chứng đến nguyên nhân đó là do lậu hoặc. Nó là thể thì còn là nguyên nhân tiềm ẩn, nó là dụng tức là triệu chứng lâm sàng. Lậu hoặc là thứ bất tử không diệt được bằng thuốc men mà chỉ khai thông, bài tiết bằng tất cả các tuyến mồ hôi, nước mắt, nước mũi, toàn bộ các dịch chất và cả đại tiện, cả ói mửa. Chỉ có thể tiễn nó đi, chuyên hoá nghiệp chứ không ai chuyển hoá lậu hoặc. Các bạn cứ vô tư uống thuốc nhưng tôi cam đoan thuốc men không trị bệnh cho bạn mà chỉ đánh lừa bạn cho đến khi toàn bộ lậu hoặc tập trung vào tính sổ, hầu như ai cũng có ngày ấy cả. 

Việc chiến đấu thanh lọc trên thân hay gọi theo Phât học khắc phục tham ưu ở đời đâu chỉ tác ý là xong. Nếu chỉ vậy thì con đường mà Đức Phật vạch ra, người ta đã chen lấn, tranh nhau chật cả lối từ ngàn năm trước chứ không biến tướng, chia năm xẻ bảy. Và điều nữa, mối quan hệ hữu cơ giữa thân và tâm chẳng ai có thể tách rời được (Chuyện về những người sống quanh tôi). Nó không chỉ đòi hỏi ý thức lực (khái niệm mà thực sự bạn có tức đã nhập sơ thiền, nó là một trong tứ thần túc-dục như ý túc) mà còn có cả tri kiến giải thoát (7 pháp đoạn trừ lậu hoặc: Tri kiến, phòng hộ, thọ dụng, kham nhẫn, tránh né, trừ diệt, tu tập) và  rất nhiều hiểu biết về vật lý, hoá học về giải phẩu cơ thể học sẽ giúp bạn thấu suốt lậu hoặc là gì? Vì sao có cảm thọ? Vì sao có cơn đau hành thiền? Vì sao có những trạng thái gà gật hôn trầm?

Toàn bộ hệ thống thần kinh, hệ thống khí huyết làm công việc vận chuyển năng lượng cho hoạt động cơ thể luôn cần đến Tứ niệm xứ. Rất nhiều thứ luôn chờ đợi ở ta câu trả lời đơn giản, nôm na, chân thành chứ không phải những giáo thuyết mơ hồ, trừu tượng…Tất cả đều thuộc Tứ niệm xứ. Niệm để biết, để tẩy trừ, để đoạn diệt, để khai thông chứ không chỉ, không phải để ngồi thừ ra đấy tìm trạng thái tánh không, trạng thái Phật tánh, bản lai diện mục hiện tiền.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tuổi nào cho em

Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024

Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.

Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân

Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024

Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.

Để Sư nấu

Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024

Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.

Nói xấu người

Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024

Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.

Xem thêm