Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 15/09/2023, 10:45 AM

“Quy luật của muôn đời” (11)

Tình trạng đánh đồng, trộn lẫn trắng đen, đã đem đến cho chúng ta một thế giới âm dương, thiện ác bất phân với nghĩa rằng cuộc đời là: hai mặt đối lập và mâu thuẫn thống nhất cùng tồn tại, như ông Thiện, ông Ác, hai vị “hộ pháp” nơi cổng chùa cũng nói lên điều đó.

Dục tưởng, lậu hoặc và cảm thọ…

“Biết mình chứng là…chưa chứng” đó là những lời công kích…rất phổ biến trên đường đạo.  (Đi chùa tìm chút bình an/Ai dè chùa cũng rộn ràng không ngơi../Lên chùa tìm chút thảnh thơi/Dè đâu chùa cũng như đời ngoài kia). Trưởng lão Thích Thông Lạc từng bị công kích như trên. Có lẽ để không bị công kích, cứ làm gã mù đi trong mưa, và tốt hơn nữa, gã mù cứ cầm theo cây đuốc để những người xung quanh đều biết, đều thấy rằng...“ta thắp đuốc lên mà đi như Phật đã dạy” ?Sự đố kỵ ghét ghen luôn chực chờ sẵn khắp mọi nơi, mọi lúc cho những người chỉ cần tìm thấy đúng hướng đi của chánh pháp thôi chứ chưa nói đạt đến điều gì (Tu là đụng chạm). 

Tình trạng đánh đồng, trộn lẫn trắng đen, đã đem đến cho chúng ta một thế giới âm dương, thiện ác bất phân với nghĩa rằng cuộc đời là: “hai mặt đối lập và mâu thuẫn thống nhất cùng tồn tại, như ông Thiện, ông Ác, hai vị “hộ pháp” nơi cổng chùa cũng nói lên điều đó. Thế nên, Einstein  bảo “Phá vỡ một định kiến còn khó hơn phá vỡ một nguyên tử" là hoàn toàn chính xác.

“Quy luật của muôn đời” (10)

01

Tôi dấn bước vào nan đề đó của Einstein để được gì? chẳng được gì cả. Nhưng “mất” thì có thể, có thể va chạm, có thể yếu tay lái, tôi sẽ cọ quẹt với những tủ kinh sách đang ngông nghênh khắp đường làng, ngõ phố. Tôi từng tu, từng học với  phương pháp thưc dụng để thấy rằng nó tỏ ra khả dụng bao nhiêu thì với hành với tính toán cân nhắc “được - mất” thông thường lại khác. Nhưng tôi biết mình đang làm gì, tôi không ngán ngại những xây xát có thể xảy ra. Hy vọng duy nhất của tôi là thức tỉnh được một ít đồng môn TSH với những gì đã thấy, đã trải nghiệm chứ không dám hy vọng gì vào số đông chúng sinh còn nặng nghiệp báo, nhân quả nhiều đời nhiều kiếp (Bức tâm thư cho đồng môn trường sinh học). 

Quay lại nan đề hai mặt đối lập và mâu thuẫn thống nhất cùng tồn tại, đã thành một nguyên tử, đã thành một “tập khí” từ rất lâu đời trong nếp nghĩ, nếp sinh hoạt của rất nhiều dân tộc trên thế giới, từ thời mông muội, từ lúc cảm thấy mình nhỏ bé trước thiên nhiên hùng vĩ, và bắt đầu sáng tạo nên những đấng siêu nhiên, thần bí để tôn thờ, để cho lòng tin có chỗ dựa vào. Trước khi nền văn minh khoa học ra đời, Đức Phật đã tìm thấy được chân lý, cái điều mà nền văn minh ngày nay dù phát triển rực rỡ đến đâu vẫn phải cúi đầu bái phục cái chân lý đó. Và đáng buồn là cả cái nền văn minh có lẫn “tập khí” kia lại chưa thể nhìn nhận đúng, thấu suốt, chưa khám phá chuẩn xác, đầy đủ chân lý: Khổ - Tập - Diệt - Đạo mà chỉ lập luận, chỉ nêu ý nghĩa lý thuyết. Bốn chân lý thì Khổ -Tập là lý thuyết, nhưng Diệt - Đạo lại hoàn toàn là pháp hành nhưng cũng bị nhập cục vào cái nhìn thiển cận “mâu thuẫn thống nhất cùng tồn tại” đó. 

Hai mặt đối lập không phải điều hiển nhiên, mặc nhiên tồn tại.

Đúng là vũ trụ tự nhiên luôn tồn tại hai mặt đối lập Thiện - Ác ấy nhưng con đường của Đức Thế Tôn đã chứng minh con người có thể phá bỏ, có thể vượt thoát khỏi vòng luân hồi tự nhiên ấy bởi cái nguyên lý giản đơn “Ngăn ác, diệt ác, sinh thiện, tăng trưởng thiện”. Minh chứng hùng hồn là 500 Tỳ kheo trong Tăng đoàn. Còn sự thoả hiệp với ác pháp, lấy “ma vương làm đạo bạn” tức giữ nguyên, tức xem thiện - ác mâu thuẫn thống nhất cùng tồn tại. Nếu bảo rằng đó là tư duy của 750 Tỳ kheo bị thải loại thì có lẽ không có gì là quá đáng, đó là cách “sống chung với lũ”. Trong khi diệt hết dục tưởng, lậu hoặc và cảm thọ…khi mà lậu hoặc không còn, cảm thọ không còn tức bạn đã quét sạch phiền não, đoạn dứt lậu hoặc, không còn khổ ách, vậy là thoát vòng luân hồi “đây chính là chân lý của Diệt và Đạo”

Dục tưởng, lậu hoặc và cảm thọ…là một chu trình “cái này sinh, cái kia sinh, tương ưng sinh diệt rất rõ”. Từ con người hái lượm đến chế tác công cụ săn bắt, từ văn minh lúa nước đến văn minh hiện đại chúng ta đã đi một bước dài từ cái khổ giản đơn đến cái khổ phức tạp, từ thọ dụng thanh tịnh đến ăn tươi xé sống con mồi, đến tạo ra lửa và rồi tạo nên nghệ thuật ẩm thực. Cái “tập khí” ngàn đời đáng tự hào của con người đã khiến mọi thứ trở thành “bất hoại”.  

Lậu hoặc đó là tên gọi chung của bệnh tật, phiền não, âu lo, sợ hãi, ghét ghen, đố kỵ, thù hằn…nó là ông Ác - nhân vật bất khả chiến bại trong quy luật của muôn đời. Ông được nghiễm nhiên thừa nhận trong cơ chế mâu thuẫn thống nhất cùng tồn tại. Người ta nhìn mọi thứ trở nên quá bình thường thế nên bệnh tật cũng là bình thường và người ta phân định người bệnh: Đó là người ở trên giường bệnh, đó là những chứng nan y, và chỉ khi lâm vào những chứng nan y mới hốt hoảng, chạy tứ phương, còn bình thường, vài liều thuốc…là xong. Chẳng ai hiểu dược phẩm là vũ khí trong cuộc chiến mà Dumbatze đã lên tiếng. Với quan điểm “mâu thuẫn thống nhất cùng tồn tại” những chiến sĩ mủ nồi xanh (những bác sĩ, những thần y) trở thành đồng minh của ông Ác từ lúc nào không hay. Chỉ cần dẫn chứng về phương pháp cạo gió bị đánh bật khỏi đời sống làm ví dụ. Chính cạo gió là cách đánh thông ma vương, đánh bật xấu ác, lậu hoặc ra khỏi cơ thể bằng phương pháp hoà bình đã không được dùng, chỉ có vũ khí huỷ diệt được đưa vào cuộc chiến, giá trị thực của vũ khí thì sao? Nó chỉ nhận chìm cảm thọ, ru ngủ dục tưởng, tạo ảo giác lên hệ thần kinh, và chính nó biến tập khí trở nên bất hoại. Con người hoàn toàn liệt tuệ, ám muội, mê đắm, mỗi ngày một xa hướng ngược chiều cái năng lực Tứ thần túc. 

Trường Sinh Học (TSH) đã men vào thế giới chữa bệnh rất tuyệt vời này, chỉ tiếc lại loay hoay với năng lượng, với Tổ Sư, chuyển năng lượng từ xa, với thần kinh giả, với thần quyền, với quyền năng tha tâm thông …cho nên chẳng bao giờ tiến gần đến  bờ giác ngộ. 

Để bài viết này kết thúc rõ ràng hơn, cụ thể hơn có dẫn chứng, tôi phải nhắc lại sự kiện “Đổ gục ở trường lực”, sau lần ấy, tôi mất hơn 1 tháng xông củ cải trắng muối hột. Nhưng chưa phải bấy nhiêu đó đã đủ đâu, mặc dù đã lấy lại “phong độ” của một hướng dẫn viên đầy tin cậy của Trung tâm, một tư vấn viên CLB K và Tiểu Đường nhưng mỗi ngày trên toàn bộ cơ thể, tôi vẫn cảm nhận những dòng chảy năng lượng vẫn còn điểm nghẽn tắt. Vừa kết hợp với “ăn chay ngày một bữa” vừa kết hợp với các phương pháp thể dục (thu thập từ các pháp môn khác), đi kinh hành. Và các bạn có biết vì sao Đức Phật dạy “Ta thành chánh giác là nhờ…tâm không phóng dật”. Chính cái tâm không phóng dật là sự chuyên chú quán xét Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần và cuối cùng là định vô lậu.

Tôi từ giả TSH từ đó.

Đến nay đã hơn 5 năm, mỗi ngày, tôi chỉ làm một công việc quán xét Tứ niệm xứ: Thân -Thọ-Tâm-Pháp. Tôi biết, những điều sai lầm về Tứ niệm xứ vẫn đang diễn ra hàng ngày hàng giờ ở các trường thiền, ở các tu viện là có thật khi xếp nó vào giai đoạn hai, hay phân ra các phái thiền thân, thiền thọ…Trưởng lão Thích Thông Lạc chay tịnh, tu tập hồi 6 tuổi, thử tưởng tượng bao nhiêu năm cơ thể thanh lọc lậu hoặc, dính mắc, chướng ngại rồi cho nên chứng đạo không khó khăn. Nhưng trong giới Tăng Ni, chắc hẳn không ít người có điều kiện thanh tịnh tương tự nhưng vì sao dậm chân tại chỗ đó không phải là câu hỏi khó trả lời. Trong "Chuyện những người quanh tôi" tôi có nói sơ về những trường hợp cụ thể của những người xung quanh. Ở đây cũng xin nói thêm, điều kiện cần và đủ 1/ Thân tâm thanh tịnh; 2/ Pháp hành đúng; 3/ Năng lực hành trì. 

“Nghe” thân, thọ và “nhìn” vào tâm, pháp

Để cảm thân đau, rát, nhức, ngứa tê

Để nhìn vào tâm phiền não, u mê

Để nhận rõ những  nơi cần “khắc phục”

Với thân, thọ nghẽn tắt là vật chất

Đừng phí công “tác ý” với niệm suy

Đừng hao hơi tổn sức làm gì

Vì vật chất trị liệu bằng “vật chất”

Với tâm , pháp “dục tưởng” kia là thật

Vì muôn đời “lậu hoặc” hoá kim cương

Đừng tưởng đâu vạn sự hoá “vô thường”

Khi phiền não đã lặn sâu “tưởng ấm”

Khi tất cả hiện lên “gương mặt thật”

Được “chánh tri” soi sáng để tiêu trừ…

Đến chặng cuối bạn mới nhận ra những phiền não, dục lậu, những tham luyến, lén lút chen vào tưởng ấm bằng hình thức của giấc mơ. Khi tưởng đã sạch lậu hoặc, sạch ác pháp thì nó chỉ còn là thể (không có dụng) và sự giả hơp tứ đại lúc này mới thực sự có thể biến dịch, trả về tứ đại hoàn toàn chứ không còn có những khối nghiệp lực chờ tái sinh như trong “Những linh hồn thương tật”

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao con muốn tu tập?

Góc nhìn Phật tử 09:30 05/11/2024

Thưa sư cô, con muốn tu tập, sư cô dạy cho con tu với được không ạ? Hằng ngày con nghe giảng pháp, niệm Phật và thỉnh thoảng con có ăn chay. Như vậy có phải tu không ạ?

Tình mẹ - Bến bờ bình yên cho con

Góc nhìn Phật tử 20:21 04/11/2024

Tình yêu thương của người mẹ dành cho con là tình cảm sâu sắc, thiêng liêng và bền bỉ nhất trên đời.

Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời

Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024

Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Xem thêm