Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 29/08/2023, 08:00 AM

“Quy luật của muôn đời” (2)

Con người luôn bận rộn, ngay khi còn là đứa trẻ, chúng ta đã bận rộn với cái ăn, cái ngủ, vui chơi, giải trí. Lớn lên tí thì học hành, lớn tí nữa lập gia đình, con cái, sự nghiệp, công việc, ngoại giao v.v…và đùng cái, ta phát hiện mình ung thư...

2. Âm dương - Cuộc chiến ở bên trong

Trong bài viết này, điều duy nhất tôi muốn nhắc đến đó là sự xung đột, triệt tiêu nhau giữa hai lực: Âm và dương, thiện và ác. Đó là “Quy luật của muôn đời” - tên của một tác phẩm văn học của  Nodar Dumbatze, nó là cuộc chiến khốc liệt đưa đến cái kết thúc bệnh tật, đau yếu, sự liệt tuệ, suy kiệt ở mỗi con người. Dostoyevsky có câu nói nổi tiếng: “Cái đẹp sẽ cứu chuộc thế giới" nhưng thực sự, cả Dostoyevski hay Dumbatze cũng chỉ đề cập đến khái niệm nhân văn, nhân bản chứ không thiên về đời sống, thiên về cái diễn biến bên trong mỗi con người.

Trong giới thiền chữa bệnh người ta hay nói đến năng lượng tình thương nhưng cái “năng lượng” ấy thì cũng lẫn lộn cái lý của tương hợp và triệt tiêu. Bởi thế họ dung túng cho cái “thế giới tâm linh”, thế giới của huyễn hoặc, mơ hồ, mê tín. Tôi khẳng định: Không có cái thế lực bên ngoài hay nói cách khác nếu bạn muốn thì “cái bên ngoài” đó là luật nhân quả, chỉ có cái nội lực của mỗi người dẫn đến bệnh tật hay sức khoẻ, sự bình an hay nỗi khổ ở mỗi người. 

“Quy luật của muôn đời” (1)

02

Con người luôn bận rộn, ngay khi còn là đứa trẻ, chúng ta đã bận rộn với cái ăn, cái ngủ, vui chơi, giải trí. Lớn lên tí thì học hành, lớn tí nữa lập gia đình, con cái, sự nghiệp, công việc, ngoại giao v.v…và đùng cái, ta phát hiện mình ung thư. Ta bắt đầu than trời, trách đất “tôi sống tốt với mọi người sao trời đất lại nhằm vào tôi…nhân quả gì chứ?”. Tương tự khi “phần âm” đã quật ngã tôi tại trường lực, tôi đã nghĩ: “Tôi chỉ đi làm việc thiện nguyện và nguyện hết phần đời còn lại làm công việc giúp người, giúp đời kia mà”. Thực ra, ngay khi ây, tôi đã bắt đầu nhận ra chút ánh sáng chân lý. Vâng! Có thể nói như thế. Tôi không tin vào những tín điều được truyền dạy, về vong linh, ma quỉ, âm dương kiểu Tàu. Chính vì lẽ đó, tôi đã tìm hiểu rất nhiều về y học, y thuật, về Đức Phật, về con đường chánh pháp. Trong bài Tôi tu kể từ đấy tôi đã kể rõ, nhưng cũng không đơn giản vậy đâu. Để phá vỡ một định kiến khó hơn phá vỡ một nguyên tử (Einstein), đã 5 năm kể từ lúc rời xa TSH, 5 năm trong đời người chỉ là cái chớp mắt. Song với tôi là một chặng dài tu tập, chiến đấu thật sự với…chính mình. Nhưng chặng đường ấy nếu đem so với những con người bỏ cả cuộc đời đi theo vô số những giáo pháp khác, tôi thấy mình may mắn hơn tất cả. Giờ đây, viết lại những dòng này tôi vẫn không mong có thể “phá vỡ một định kiến cụ thể nào” nhưng vẫn viết, để may ra về sau biết đâu được sẽ có người đủ duyên. Vậy thôi!!!

Tôi có đọc Đi tìm một Đấng Tối cao bài viết luận về “Tư tưởng Đức Phật” của giáo sư Trịnh Xuân Thuận. Và tôi đã viết Đức Phật không đi tìm câu trả lời có hay không một đấng tối cao, bài viết như lời phản biện, giải trình. Đức Phật không đi tìm có hay không đấng sáng thế, Đức Phật không mê tín.

Mấy năm theo TSH, “trị bệnh, giúp đời” đủ cho tôi nhận ra con người luôn “chậm trễ”. Rất nhiều trường hợp sau khi đã đi khắp các bác sĩ, Đông, Tây, đủ các loại Đông dược, Tân dược…Họ đến đăng ký học thiền và được khênh vào, cáng vào. Và đa phần sau đấy với niềm tin cuối cùng, họ về tập thiền vài ngày và…ra đi. Các giảng huấn nói với mọi người, họ được “về với tổ sư”. Thực lòng sau này khi rời khỏi TSH tôi cứ hay nhắc đi nhắc lại vị “tổ sư hư cấu” ấy đã trở thành tấm khiên cho hoạt động “thiền chữa bệnh” tạo nên thanh thế khiến thiền chữa bệnh mọc lên như nấm với hàng loạt tên gọi, pháp môn và những tín đồ luôn sẵn sàng tử vì đạo mà tôi tạm không nêu lên vì sẽ gây phản ứng không đáng có, TSH mà tôi tham gia chỉ là một trong số đó. 

Trở lại với quy luật của muôn đời tôi muốn nói đến hai cực đối lập, triệt tiêu nhau của âm dương và vũ trụ trong sự vận động biến thiên: thành, trụ, hoại, không…chẳng bao giờ dừng lại. Kẻ may mắn nhận ra hai lực âm dương thực sự ấy chính là người may mắn, tôi nằm trong số đó.

Sau vụ gục ngã tại trường lực, tôi nhận ra toàn bộ phần hạ tiêu bị nén chặt dồn ứ, thường trực. Thời điểm này ông cụ thân sinh tôi đã mất, năm 2000 (ung thư gan, người anh cả cũng mất (ung thư phổi) còn thời điểm tôi viết bài này thì người anh kế nữa mất trước đấy 3,4 năm gì đấy (ung thư phổi). Cứ nhẩm tính theo quy luật của muôn đời thì đã đến lượt tôi, với tiền căn hen phế quản. Vâng! Đã đến lượt tôi từ lâu, các anh  tôi đều lần lượt ra đi ở ngưỡng lục tuần.

“Nghẽn tắt”, “Khai thông” và những bài “Luận về tứ đại", “Cân bằng tứ đại” là hàng loat bài tôi đã viết trong quá trình tự khai thông những nghẽn tắt đó. Nghiên cứu về Khí Công Y Đạo (KCYD), tôi “sao chép” và nâng cao bộ giác hút bằng máy khí dung Phiilipp, để rồi chính bộ máy đó cứu cho con dâu tôi khỏi tai biến liệt chi…

Về phần mình, tôi mất hơn 1 tháng tích cực xông củ cải với muối hột, ngày hai lần. Đều đặn, mỗi lần mồ hôi tuôn xuống đôi chân, lau ướt cả chiếc khăn tắm, đó là cuộc chiến thứ nhất. Cuộc chiến thứ hai của tôi là tự chữa chứng hen phế quản như đã kể trong khá nhiều bài viết. Trước đây, khi nghiên cứu về KCYD, tôi đã tích cực đem bài học về Tinh-Khí-Thần mà trau dồi. Kể cả mất mấy năm liền cho Tây y, Đông y, cho phương pháp Osawa…và đủ thứ.

Vì là người giúp đời chữa bệnh mình không thể suy yếu, ho hen được. Tôi tự trang bị đủ cả máy đo huyết áp, đo đường, súng bắn đo thân nhiệt…Nhưng sao? Tình trạng “can vị bất hoà” sự mất cân bằng trong hoạt động tiêu hoá luôn chịu ảnh hưởng của áp huyết. HA luôn thấp, đường luôn thiếu…mặc cho tôi bồi dưỡng thịt bò, phở, bún bò huế. Tình trạng thiếu đường mà tôi có nêu trong Bức tâm thư từ biệt thầy Mai là một minh chứng cho sự “nhiễm độc truyền thông” mà WHO cũng tham gia cùng những nhà tài phiệt tạo nên nó. 

Tôi đã là người trường chay từ nhiều năm. Nhưng nếu hỏi tôi tại sao? Có phải vì thấm nhuần cái lý vô thường, nhân quả, thấm nhuần cái lý của tứ vô lượng tâm: từ, bi, hỷ, xả…Tôi xin trả lời, tất cả cái lý đó chưa kịp thấm vào tôi mà chính tôi “thấm cái lý âm dương, cái lý của cuộc chiến không khoan nhượng bên trong chính mình”. Chỉ một điều đơn giản, chỉ một động thái đơn giản, tôi giải quyết tất cả một lô các triệu chứng: Can vị bất hoà, huyết áp thiếu chuẩn, thiểu năng tuần hoàn não, vai gáy,  tiêu hoá, viêm xoang, thoát vị đĩa đệm,  bệnh hen phế quản… chứng bệnh mà nhiều năm kiên trì thiền tập tôi cứ ngỡ đã hết nhưng lại không ngờ luôn đến mỗi dịp “mùa đông đến rồi đó”.

Cuộc chiến không khoan nhượng của tôi sẽ được tiếp tục trong bài sau. Riêng bài này, xin dừng lại để cảm ơn tất cả các pháp môn: Thiền TSH, các bác sĩ Tây y của bệnh viên Phạm Ngọc Thạch, các y sĩ Đông y của Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng Bình Dương và rất nhiều pháp môn KCYD, Thập chỉ Liên Tâm, Đồng Ứng Trị Liệu v.v…rất nhiều, đã tạo nên hợp duyên đưa tôi đến với con đường hiện tại.

Còn tại sao tôi cảm ơn TSH mà lại có nhiều lời công kích cái sai, bạn đang nhầm. Việc đáng lên án, cần lên án, không đem lời cảm ơn để thay thế. Ngay cả các đấng sinh thành, tạo ra bạn, đó là công ơn sinh thành, dưỡng dục bạn luôn biết đến công ơn đó, nhưng không có nghĩa bạn học lấy mọi lời nói, mọi việc làm, cố luyện tập cho “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”. Muôn đời bạn luôn lặp lại cái sai, cái nghiệp, cái ác quanh mình. Bạn bắt đầu huân tập ngay từ những thói quen, từ những người thân yêu quanh bạn. Bạn luôn xem những người thân yêu là tấm gương, cuộc chiến luôn được bắt đầu từ đấy, từ nhận thức. Hãy cố gắng để phá vỡ “một nguyên tử”. 

Còn tiếp. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bài thơ về cơm chùa

Góc nhìn Phật tử 17:16 26/04/2024

Tôi còn nhớ hôm đó, khi mặt trời đã lừ đừ lặn về hướng Tây xa xa có những rặng núi xanh rì, tôi ra khỏi tam quan của chùa để trở về nhà…

Đối trị phiền não khi niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 11:05 26/04/2024

Thực ra không phải tới lúc niệm Phật chúng ta mới có phiền não, hoặc nhận biết ra chúng ta đang có, thậm chí quá nhiều phiền não, mà nói cho đúng: phiền não đã có trong chúng ta từ vô lượng kiếp tới nay.

Trường sinh bất tử qua cái nhìn của nhà Phật

Góc nhìn Phật tử 21:39 25/04/2024

Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Góc nhìn Phật tử 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Xem thêm