Quyền lực (3)
Đến với tận cùng quyền lực, tận cùng của bạc vàng, châu báu Alexander Đại Đế còn để lại chúc thư, tôi chạnh lòng thương cho tất cả sự u mê của chúng sinh, trong sự chìm đắm giữa dòng cuồn cuộn của Dục-Hữu-Kiến-Vô minh-Ái cứ thế đày đoạ nhau, làm khổ nhau. Và rồi làm khổ chính mình.
Việc xác lập “độc lập tài chính” giữa chúng tôi đã định hình từ lâu. Người đàn bà chính thức là vợ tôi nhiều năm nay, có đăng ký kết hôn được nắm giữ toàn bộ những gì gọi là tài sản chung: Để cẩn thận, tôi làm bản di chúc để lại cho con trai riêng của vợ), một căn nhà cho thuê, một ngôi nhà chung, một chiếc xe tải và một xuất đất qui hoạch treo, giờ đã xóa qui hoạch.
Tôi chỉ còn vỏn vẹn…sổ hưu. Thế nhưng, chưa quản lý được sổ hưu tức đã để tôi tự do. Một hôm, sau những ngày tháng căng thẳng, bà đề nghị “ly hôn”. Tôi cười: “Thực sao, nếu muốn bà cứ gửi đơn ly hôn một phía cũng sẽ được như ý, không cần thuận tình đâu. Thấy không lay chuyển được tôi, bà ấy nhẹ giọng hơn. “Phải lo dành dụm tiền để rồi còn có lúc bệnh tật, thuốc men, đi bác sĩ, bệnh viện chứ, lương hưu ông cứ xài thoả thích, ngã bệnh trông cậy vào đâu… Tôi nói Út cũng đồng tình, vợ chồng phải lo lắng lúc thắt ngặt chứ”. Tôi nói: “Bà cứ chuẩn bị tiền cho bệnh viện, không phải lo cho tôi đâu.”
Rời bỏ Trường Sinh Học vì những cuồng tín, u mê bất cập, tôi đã thay đổi phương pháp tu tập, từ lâu tôi hành trì “Tứ thánh định” cùng với những pháp hành Phật giáo Nguyên Thuỷ. Bà ấy thì khác, cũng từ bỏ, nhưng “bỏ tất” và vì không thể theo pháp “khắc kỷ diệt dục” nên thoải mái “Ăn đủ chất, ngủ đủ giấc, uống đủ nước…và đủ thứ thuốc mỗi ngày”. Trong khi dấu hiệu chỉ số đường hơi cao chỉ cần kéo ép gối theo Khí Công Y Đạo là hết. Nhưng không, bà ấy cứ thoải mái uống thuốc, giờ đã là “tiểu đường chính thức”, là thành viên thường trực của Trung Tâm Medic, thuốc uống mỗi ngày đều đặn, không bỏ cử nào…
Tôi, thành viên Ban tư vấn câu lạc bộ K và tiểu đường của Trung Tâm Trường Sinh Học giờ từ bỏ để chứng kiến như thế, tất cả mọi người đều như thế. Làm lụng, tích góp mỗi ngày chỉ để dành tiền…uống thuốc. Và cái chết, vậy là hết một đời, còn dư thì để lại đời con, đời cháu. Để rồi chúng tiếp tục…lặp lại. Thật vô vị, cứ lặp đi lặp lại hết đời này đến đời khác một cuộc sống như thế. Người ta không thấy rằng cần phải thay đổi cách sống thế nào cho có nghĩa. Một lần đi kinh hành (đi bộ) bà ấy lẩm bẩm “nhà mình giờ mỗi người một cách sống, chẳng ai giống ai.” Tôi bảo “ chưa đâu, chỉ đến khi thở máy, chạy thận, hấp hối ở bệnh viện mới thấy rõ hơn”.
Đến với tận cùng quyền lực, tận cùng của bạc vàng, châu báu Alexander Đại Đế còn để lại chúc thư, tôi chạnh lòng thương cho tất cả sự u mê của chúng sinh, trong sự chìm đắm giữa dòng cuồn cuộn của Dục-Hữu-Kiến-Vô minh-Ái cứ thế đày đoạ nhau, làm khổ nhau. Và rồi làm khổ chính mình.
Tôi tự nguyện về mảnh đất hương quả làm thủ từ nhà từ đường ngay khi nó chỉ mới là ý tưởng, chưa xây dựng. Đó chỉ là nhà ở của cha mẹ để lại. Giờ chia phần cho thằng em Út để rồi đứa em gái Út thật sự “tiếp nhận” để đầu tư ngôi lầu gỗ có một không hai ở khu vực đồng bằng Đông Nam Bộ này. Câu chuyện “chuyển giao quyền lực” tôi có kể trong “Quyền lực (1)” với một đọan thư: “Chuyện này anh chưa biết “đi phép” bao lâu. Cô Út, chú Tám bàn nhau việc cắt cử người trông giữ nhà từ đường. Từ lâu, anh cố gieo nhân, chuyển nghiệp của chính mình, làm được ít việc ở đấy, chẳng đáng gì so với nghiệp quả của gia tộc, của chi họ. Và ngay cả bây giờ anh vẫn tiếp tục tạo duyên để thay đổi nghiệp quả của mình là chính, mọi sự tùy duyên. Nhân quả là qui luật. Việc chuyển giao nhà từ đường ngày trước anh muốn cô chú bàn bạc thỏa thuận nhau nhưng hai người cứ nằng nặc kéo anh vào chứng kiến. Thì anh cũng đã làm thật tốt phần mình. Giờ việc xây dựng đã hoàn tất phần vật chất mà chủ yếu do mình Út tạo dựng. Riêng phần tinh thần anh đã góp hết sức mình, mong để lại một chút gì tốt đẹp”.
Dù chỉ muốn làm ông thủ từ trông coi nhà từ đường không muốn lạm bàn “chuyện quyền lực” nhưng rồi cuối cùng tôi rút lui vì thực tế “Đạo không thể thoả hiệp và nhân nhượng ác pháp. Nhân nhượng rồi sẽ đến dẫn đến thoả hiệp và cuối cùng bị nhiếp phục bởi ác pháp, bởi quyền lực”.
Đứa cháu nội trong những ngày hè về chơi với tôi rồi dính luôn trong đợt phong toả. Thế là cháu học online, ông cháu hẩm hiu rau cháo có nhau. Nhưng không lâu, dưới áp lực của “liên minh quyền lực”, của cháu, của em…của những người thân và cả người đàn bà được kể ở phần đầu bài. Tôi phải đưa dòng trạng thái lên Facebook: “Khi cảm thấy cái gì đó như cái gai trong con mắt, tức là vấn đề đang ở trong con mắt bạn”. Phong toả được dở bỏ tôi tức tốc chở ngay “thằng cháu nội” trả về nơi sản xuất. Cái laptop tiếp tục cho nó mượn để học online đến gần tháng sau, đó là chuyến đầu tiên “ông từ bỏ chùa”.
Thành viên trong “liên minh quyền lực” nhẹ nhàng bảo với tôi: “Không đâu bằng nhà mình”. Tôi đáp: “Không. Ở nơi nào mà tôi thấy rằng sự có mặt của “ông từ” này là cần thiết thì tôi ở. Có khi tôi sẽ bay ra Yên Bái khi cần”. Với sổ hưu, tôi thực sự không sống nhờ vào những người thân.
Yên Bái, nơi có Làng Phật giáo Nguyên Thuỷ, tôi đã ra đó một tuần cùng với con dâu đang là người thừa kế “nhà, đất, xe cộ…”. Cả hai có tinh thần dấn thân học đạo, bê nguyên xi giáo thuyết : “Đừng cất giữ vàng bạc, châu báu”. Mà tôi thì chỉ giữ sổ hưu để là con người tự do, cơm chay ngày một bữa…
Cả hai đã đến Tu viện Chơn Như Trảng Bàng Tây Ninh (Đã thọ bát ở đấy một tuần) rồi nghe nói đến Làng Phật giáo Nguyên Thuỷ Yên Bái nên cũng muốn “thực mục sở thị”. Chồng bận rộn công việc nên tôi lại là “áp tải” cho chuyến Yên Bái ấy. Thêm nữa, chuyện Yên Bái tôi có giới thiệu với Hoa Bé (nicname) - người Hà Nội, một thành viên Trường Sinh Học bị K mà tôi tư vấn. Con bé cứ nằng nặc “phải chi có chú đi thì hay” bởi thế, khi tôi cho hay sẽ đi Yên Bái, nó thét lên mừng rỡ “Ô d..e..e” . Tôi được đi cùng con dâu, nhưng vé ai nấy trả.
Sau chuyến Yên Bái vài tháng Hoa Bé mất. Những nổ lực cuối cùng không thể cứu vãn nổi qui luật của nhân quả. Nhân quả không có bà con, họ hàng với ai cả…
Phần tôi, chuyến Yên Bái cũng nằm trong chiến thuật liên minh quyền lực cản phá quyết liệt, nhưng tôi, bản chất xưa nay không chấp nhận sự thoả hiệp, nhân nhượng nào nên đã đi. Trở về tiếp tục công việc của ông thủ từ, xây dựng nhà từ đường cho đến hoàn thành tốt đẹp. Giờ ngôi từ đường lừng lững giữa hư không với bố cục rất ngạo nghễ, đầy cảm hứng sáng tạo của một “thầy” phong thuỷ khoảng sân trống trải, hồ nước, đài phun trước mặt ngôi lầu gỗ kiến trúc cổ điển pha trộn hiện đại, kính giáp dạng. Sát góc nhà từ đường là am thờ âm binh chiến sĩ, cô hồn...Tất cả nét cổ kính mà tôi dự định cho nhà từ đường hoàn toàn bị phá vỡ. Phát kiến của “thầy” phong thuỷ, là sự phối hợp giữa tài điều khiển âm binh, với cô hồn,...Những điều rất chướng ấy đang trở thành niềm tin tâm linh. Vì vậy, đừng hỏi tôi vì sao ngôi từ đường có chừa phòng VIP mà tôi chẳng về…
Tôi đang hỗ trợ thằng con trai Út xây dựng ngôi nhà của nó ở Chánh Phú Hoà - Bến Cát. Thằng con đang học nghiệp vụ luật sư sắp ra trường. Trong thời gian này, tôi vẫn đi đi, về về Thủ Dầu Một trong ngôi nhà đã di chúc cho thằng con trai của bà xã sau. Thời gian này, tôi thấm thía với bài viết “Tu là đụng chạm” của Thầy Thích Thái Hoà.
Nhưng có hề gì những thử thách. Vâng thử thách mới kiểm chứng được tâm có bất động, tâm có thanh thản, tâm có an lạc, tâm có vô sự không…Ngay cả khi thằng con đầy triển vọng trong gia đình luật sư cũng ra đi trong sự bế tắc cùng cực. Lại có dịp để kiểm chứng về lời Phật dạy: “Nên sống với tâm không có tưởng? Tâm không lý luận /Tâm không chấn động/Tâm không động chuyển /Tâm từ bỏ ngã mạn”.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Dành cho bạn
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Phép mầu từ việc niệm danh hiệu Đức Phật Dược Sư
Góc nhìn Phật tử 09:54 02/12/2024Là một Phật tử, tôi luôn tin rằng lời dạy của Đức Phật không chỉ là lý thuyết, mà còn là nguồn năng lượng nhiệm mầu, giúp chúng ta vượt qua những khổ đau và tìm thấy an lạc trong cuộc sống.
Xem thêm