Rung lên hồi chuông đầy yêu thương và trách nhiệm
Đọc cuốn sách “Trời là Ta ở tột cùng nhân bản” của tác giả Kiều Bích Hậu, khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Thấy rằng, ở cái tuổi đã rất già của mình, tôi còn cần làm việc gì đó cho cộng đồng, cho đất nước, bất kể lớn nhỏ. Tôi muốn đồng hành với nhà văn trên con đường này.
Cuốn sách của tác giả Kiều Bích Hậu tưởng như chỉ nói về vấn đề của trẻ tự kỷ, nhưng thực ra lại đề cập muôn vàn khía cạnh xã hội ta hiện nay. Tôi muốn với cuốn sách này, làm thế nào để các nhà lãnh đạo của đất nước, các nhà hoạch định chính sách đọc được thông điệp mà tác giả gửi gắm. Họ bận quá nhiều, ít có thời gian để suy nghĩ, điều chỉnh để lãnh đạo, dẫn dắt người dân ta được tốt hơn. Cuốn sách “Trời là Ta ở tột cùng nhân bản” mang ý nghĩa giáo dục tốt, và hơn thế, gợi mở cả hướng cải cách xã hội ta. Đó là những báo động, cảnh tỉnh, gợi mở hướng đổi mới cho xã hội thông qua những câu chuyện về các nhân vật trong muôn mặt đời thường, với tình huống đầy thách thức mà tác giả đã gói ghém trong cuốn sách.
Tôi từng trải qua những thời kỳ thay đổi lớn của đất nước, từ thời chống Pháp, chống Mỹ, thời kỳ Đổi mới, tôi cũng tham gia hoạch định nhiều chuyện cho đất nước này. Trong quá trình đó, tôi thường đọc nhiều sách, báo để có thông tin và hướng gợi mở giúp mình thay đổi cuộc sống, tìm ra giải pháp cho công việc, cho điều hành phù hợp với sự dịch chuyển của đời sống xã hội và xu thế thời đại. Đến nay, tuy đã nghỉ hưu nhiều năm, nhưng khi đọc cuốn sách “Trời là Ta ở tột cùng nhân bản”, trong lòng tôi lại nguyện sẵn sàng đồng hành cùng tác giả, cho đến khi nào sức khỏe còn cho phép, để đưa cuốn sách đến với những bạn đọc có trách nhiệm với sự phát triển của đất nước.
‘Trời là ta ở tột cùng nhân bản’ - Sức chứa giá trị của một tập sách
Tự kỷ không chỉ là vấn đề của một số em nhỏ, mà là vấn đề rất lớn của cả xã hội, của cả các cán bộ lãnh đạo. Có những cán bộ lãnh đạo cũng bị tự kỷ khi những rắc rối trong công việc không giải quyết được, rắc rối trong gia đình vỡ lở vô phương cứu vãn. Cuốn sách của tác giả Kiều Bích Hậu đã rung lên hồi chuông đầy yêu thương và trách nhiệm để giúp chúng ta thức tỉnh, dừng lại suy nghĩ vấn đề hiện hữu của mình, của đất nước, để thay đổi tốt hơn. Một tác phẩm như vậy là rất cần thiết xuất hiện vào thời điểm quan trọng này của đất nước.
Không chỉ dùng lăng kính văn học soi rọi từng mảnh đời, mà tác giả như một nhà tâm lý học, nhà xã hội học mổ xẻ từng vấn đề của xã hội đương đại, những ung nhọt đang gây đau đớn, cần được chữa trị… Tôi cứ đau đáu suy nghĩ, làm thế nào để người ta đọc được cuốn sách này, truyền tay nhau đọc và cùng nhau thay đổi. Tôi nhớ có lần tôi đọc được bài báo rất hay trên báo Tuổi trẻ, tôi đi phô tô nó, gửi cho một người hoạch định chính sách. Sau đó một thời gian, gặp lại anh ta, tôi hỏi anh đọc bài báo đó chưa, anh ta trả lời, em bận quá chưa đọc. Vậy đó, để những người quan trọng tới vận mệnh của cả đất nước đọc được thông điệp, rất khó khăn. Tôi cho rằng cán bộ phải nghĩ đến dân, chứ không chỉ nghĩ đến cái dạ dày, hay cái nhà của riêng mình.
Ví dụ, một vị Bộ trưởng Bộ lao động - Thương binh và Xã hội, cần có cuốn sách “Trời là Ta ở tột cùng nhân bản” trên bàn và đọc nó. Nhưng hiện giờ vị đó có sách để đọc không, có thời gian nghiền ngẫm thông điệp ẩn trong các câu chuyện mà sách đề cập? Và rồi khi hiểu ra, thì có hành động để thay đổi không? Mỗi thay đổi từ chính sách, ảnh hưởng tới biết bao người dân. Các vị Cục trưởng, Vụ trưởng có đọc được sách này không, làm thế nào để họ đọc?
Tôi nhớ Tổng Bí Thư Đỗ Mười từng có lần đọc được cuốn sách mà ai đó đưa cho ông. Trong cuộc họp Trung ương, ông ấy mang sách đến và giơ nó lên bảo: Có cuốn này các đồng chí phải đọc. Cá nhân tôi cho rằng Tổng Bí Thư Đỗ Mười là vị lãnh đạo quan trọng đối với việc đổi mới, ông tự học, tự trưởng thành và biết sử dụng các nhà khoa học để phục vụ đất nước, đưa đất nước từng bước phát triển.
Tác giả Kiều Bích Hậu đề cập đến nỗi đau tự kỷ. Tôi từng gặp nhiều nỗi đau của xã hội. Ví dụ, tôi gặp những người dân mất đất đi kiện, khiếu nại trong vô vọng. Hoặc những người bị trù dập, họ trở nên bệnh nhân tâm thần, ai viết về họ? Ai kêu cho họ? Tác giả như Kiều Bích Hậu, viết về nỗi đau xã hội, không phải chỉ để bảo vệ những con người yếm thế đó, mà là để bảo vệ thể chế của chúng ta, để chúng ta thay đổi và để xã hội lành mạnh, khỏe khoắn lên. Và mỗi bạn đọc bình thường, đọc sách này, rồi ứng dụng cho cuộc sống của chính mình như thế nào?
Sách của tác giả Kiều Bích Hậu không phải là sách giải trí đâu, mà là sách để giúp lãnh đạo đất nước chúng ta, là sách truyền cảm hứng, giáo dục mọi người. Tôi nghĩ, làm thế nào để 200 vị Ủy viên Trung ương Đảng – những người đáng quý của đất nước này, đọc sách, và nhận thức mình cần thực sự vì nước, vì dân. Cuốn sách là những vấn đề đương đại, có cả vấn đề cách mạng công nghiệp được nói đến khéo léo, vậy thì kể cả các vị Giáo sư, tiến sĩ, các nhà khoa học ở các trường Đại học, cho đến các cán bộ xã, phường cũng cần đọc.
Trước mắt, tôi sẽ hành động ngay ở phường mình cư trú, giới thiệu sách này với các vị lãnh đạo ở đây, tiếp đó, như tôi nói ở trên, tôi sẵn sàng đồng hành cùng tác giả và cuốn sách…
Vũ Quốc Hùng
Nguyên Uỷ viên TW Đảng, phó chủ nhiệm thường trực ủy ban kiểm tra TW Đảng
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm