STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Đừng đợi tới lúc khổ đau, chông chênh đến mức sắp ngã hoặc đã bẹp dí trước cuộc đời mới tìm tới chùa.
Đầu năm mới, nhà nhà, người người đến chùa, trong tâm thức cầu an cho tự thân, gia đình, người thân. Nhiều người mở rộng ý niệm nguyện cầu ấy ra làng xóm, đất nước, đến tha nhân, vạn loại, thế giới hòa bình.
“Ý dẫn đầu các pháp” - Đức Phật dạy trong kinh Pháp cú. Ý lành hoặc ý hướng tới điều lành sẽ dẫn ta đến với chốn an yên, nơi có bầu không khí thiện, để thả mình vào đó với sự nuôi dưỡng tỏa lan trong tâm hồn.
Đến chùa để an tâm. Và tâm an, người ta sẽ nghĩ đến chùa để tìm đến, tiếp tục kiến tạo những mầm thiện xanh tươi, tốt đẹp hơn. Chiêu cảm là một dạng năng lượng tương ưng tìm đến với nhau.
Trở lại với việc đến chùa ngày đầu năm. Trong bầu không khí xuân thật tươi mới, vạn vật sinh sôi, nẩy nở, lòng người cũng dịu lại, an yên hơn. Mong muốn được vãn cảnh chùa để cầu an cho chính mình, gia đình… là ước nguyện thiện lành.
“Vừa thấy dung nhan Điều Ngự
Trăm ngàn phiền não sạch không
Hướng về tán dương công đức
Tinh chuyên đạo nghiệp vun trồng.”
(thi kệ tán lễ Đức Phật)
Giây phút thấy hình tượng Đức Phật qua tôn tượng an tọa nơi chính điện của chùa khiến người ta lắng lại, có định, từ đó sáng ra (trí sinh). Sự lắng và định đó sâu đến mức nào thì cái thấy sẽ tương ưng như vậy.
Không ít người, trong những lúc sa cơ lỡ vận, thất bại, khổ đau, thất tình… đã kịp nhớ tới chùa để tìm kiếm sự chở che, và nhờ Phật lực đã vượt qua được nỗi khổ niềm đau tưởng chừng như không thể nào vượt qua được.
Đi chùa đầu năm là nét đẹp, là văn hóa của người Việt. Tìm tới chùa trong những lúc khổ đau cũng là một thói quen nương tựa vào tâm linh người Việt. Và thực sự, nếu không có khổ đau, nhiều người sẽ chưa ngộ đạo, chưa thấy được vô thường và giáo lý Phật-đà chưa thể thành thuyền bè giúp người ấy qua bến giác. Trong cái nhìn này, ta sẽ thấy, khổ đau khi đó là chất liệu tốt để con người trở lại chính mình, nương tựa Tam bảo tự thân, vươn lên trong cuộc sống, tìm thấy lại ý nghĩa đời mình. Không bùn thì không thể có sen, ý nghĩa nương nhau biểu hiện thể hiện rõ ở nơi này.
Ai cũng có lúc chông chênh, do nghiệp xấu, do thiếu chánh niệm, tỉnh giác. Trở về nương tựa Tam bảo là một lựa chọn lành. Ngay phút ấy, ta đã mở ra cánh cửa an yên trước gió dông.
Nhưng thực ra, đừng đợi tới lúc khổ đau, chông chênh đến mức sắp ngã hoặc đã bẹp dí trước cuộc đời mới tìm tới chùa, mới tựa nương, mong cứu khổ. Tìm về con đường chánh giác mà Đức Thế Tôn dạy từ hơn 25 thế kỷ trước chính là chọn sống lành để có chánh kiến, chánh tư duy, chánh niệm, chánh định, chánh nghiệp, chánh mạng… Bát chánh đạo là 8 con đường đưa đến an vui, giải thoát, giác ngộ.
Con người vì nhiều nghiệp duyên mà chưa biết Phật pháp hoặc biết đến nhưng chưa trọn lòng để chuyển hóa tự thân nên vẫn còn xuống lên sáu đường sinh tử luân hồi ngay trong kiếp sống này. Phát nguyện sống theo chánh pháp là phát nguyện quan trọng, để ta kiến tạo bình an mỗi ngày.
Tôi gọi đó là sống an.
Sống an là sống thiện, từ ý (suy nghĩ), khẩu (lời nói), thân (hành động), để ba nghiệp của mình thanh tịnh. Khi thân, tâm thanh tịnh ta sẽ trở thành pháp khí thiền gia, không chỉ lợi mình mà còn lợi người. Thông qua đời sống an vui của ta, người sẽ cảm thấy nhẹ nhàng bởi từ trường thanh thoát của ta và có cảm hứng sống thiện từ ta. Đó là giá trị hòa bình ta có thể trao cho cuộc đời này, để không hoài phí cả một kiếp người khó được.
Thay vì đi cầu an (cũng tốt) vào những ngày đầu năm, cuối năm, các dịp lễ trọng hoặc rằm, mùng 1, thì ta hãy làm việc tốt hơn một chút đó là phát nguyện sống an mỗi ngày.
Không cần quá to tát, có thể tập thở vào thở ra có chánh niệm; niệm một danh hiệu Phật, Bồ-tát và hồi hướng an vui đến chúng sinh; trở về nhà với nụ cười từ ái; tập nói lời ái ngữ với người thân thương; lắng nghe nhiều hơn thay vì đem cái tôi hơn thua ra bày biện; sẻ chia để bỏ vào “ngân hàng phúc đức” thay vì gom nhặt cho cá nhân những giá trị ngoài thân; nếu không giúp được ai thì mong người bớt khổ…
Đức Phật dạy, đừng chê việc lành nhỏ không làm, đừng nghĩ việc ác bé mà phạm bởi đôi khi, một ngọn lửa tham, sân, si thật nhỏ có thể cháy cả khu rừng công đức.
Năm mới đến, đi chùa lễ Phật không phải để “trả lễ”, chỉ cầu cho bản thân mà khơi thông dòng tâm thức để kết nối với Tam bảo từ mỗi phút lắng, nguyện giữ mình giữa bôn ba.
Sống an, thực ra không khó, chỉ cần ta trở lại với sự định tĩnh nơi mình…
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Trong thời đại số hóa, Phật giáo đã có sự chuyển mình mạnh mẽ qua các phương tiện truyền thông.
Sau thời pháp thoại tối qua với nhóm thiền sinh ở Hà Nội, tôi nhận được một câu hỏi khá đặc biệt từ một bạn thiền sinh mới.
Nhiều lúc ngồi ngẫm nghĩ về nhân tình thế thái, thấy cũng hơi chạnh lòng.
Đối với người Phật tử, để trưởng dưỡng đạo tâm, quy y Tam bảo và thọ nhận 5 giới (5 nguyên tắc sống đạo đức, chánh hạnh) chính là một phát nguyện đầu tiên, quan trọng.
Lá cờ thể hiện lòng tôn kính Đức Phật, biểu tượng của giáo pháp, của ánh sáng trí tuệ mà Ngài đã khai sáng cho nhân loại.
Hoa hậu Thùy Tiên, Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục - những người nổi tiếng - vừa bị báo chí, mạng xã hội và dư luận réo tên, liên quan đến quảng cáo lố một loại kẹo rau củ.
Phật giáo không nằm ở những tờ giấy được dán trên tường, mà nằm ở sự tu tập, giữ gìn giới hạnh và thực hành lòng từ bi.
“Hạnh phúc đích thực” là tên cuốn sách mà tôi là tác giả. Đây là cuộc trò chuyện giữa tôi và Thiền sư Thích Nhất Hạnh xoay quanh chủ đề về hạnh phúc, làm thế nào để chế tác được hạnh phúc đích thực?