Sống và suy nghĩ như thế nào để bớt khổ?
Thầy ơi, sống và suy nghĩ như thế nào để bớt khổ chứ con thấy sao cuộc đời này lại khổ quá như vậy!
Muốn bớt khổ
Dần hết khổ
Biết thân không thật
Thấu tâm như huyễn
Vui trong khổ
Lời thêm:
Liên Hữu hỏi thầy, sống và suy nghĩ như thế nào để bớt khổ chứ con thấy sao cuộc đời này lại khổ quá như vậy. Thầy nói:
Buồn khổ lo rầu phần nhiều liên quan đến cách nhìn nhận về thân thể ta, về tâm ý ta, về cuộc đời. Ta yêu quý chăm sóc nâng niu chìu chuộng thân thể ta. Ta muốn thân ta cao đẹp trắng hồng, ai nhìn cũng thích cũng yêu...ta ước mặt ta xinh tóc ta đẹp, trẻ mãi không già, da ta láng min., tóc ta lóng lánh, thân ta mạnh khỏe, không ốm đau bịnh hoạn...

Ảnh minh họa.
Nhưng thực tế là thân ta không nghe theo ý muốn của ta, có xấu có già có bịnh làm ta khổ đau...
Ta khổ não vì ta không hiểu đúng về thân thể ta, ta mong ước những điều không thể có về thân ta.
Tâm ý của ta cũng như vậy. Tâm ý của ta, chính ta cũng không điều khiển, không làm chủ, không nắm bắt được. Tâm ý ta thay đổi biến đổi nhanh chóng, đến chính bản thân ta cũng chóng mặt với sự chuyển đổi của nó.
Cái ta không muốn nghĩ đến thì nó cứ nghĩ, cái ta muốn nhớ thì lại quên, cái ta muốn quên thì nó cứ hiện ra loanh quanh lẩn quẩn trong đầu. Nó bắt ta làm những điều ta không muốn, những điều ta quyết chí làm thì nó cứ chạy nhảy lung tung làm ta không yên được.
Nói vậy có nghĩa là bản chất của tâm ý ta la luôn thay đổi biến chuyển, không nắm bắt được, không thật có, vì khi ta muốn tìm kiếm tâm ý của ta thì ta tìm mãi không ra và cũng không biết mặt mũi nó ra làm sao.
Có người mới nghe tôi nói như vậy thì cười thầm nhưng ngẫm kỹ thì quả là như vậy. Ai quan sát suy nghĩ như vậy là trí tuệ.
Ai thấu rõ sự thật về thân thể và tâm ý thì người ấy đáng kính trọng, ai hiểu và biết chăm sóc và điều phục thân tâm thì người ấy sống vui vẻ và đời sống sẽ rất tuyệt vời.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Từ trong nội tâm phát nguyện làm một người tốt mới là chân sám hối
Hỏi - Đáp
Cách sám hối như thế nào vậy? Trước đây, đối với vấn đề này tôi đã từng thỉnh giáo qua với đại sư Chương Gia là phải lạy mấy bộ kinh sám hối phải không? Hay cầu xin Phật Bồ-tát tha thứ? Đại sư Chương Gia lắc đầu, nói: “Không phải như vậy!”.

Lần thứ hai Ma Vương tìm cách phá hoại Bồ Tát Sĩ Đạt Ta ra sao?
Hỏi - Đáp
Hỏi: Lần thứ hai Ma Vương đã tìm cách phá hoại Bồ Tát Sĩ Đạt Ta ra sao?

Bản kinh ngắn, dễ hiểu dành cho Phật tử tụng kinh cầu an đầu năm
Hỏi - Đáp
Hỏi: Tôi muốn tụng kinh cầu an đầu năm tại tư gia để cầu nguyện gia đạo an lành. Tuy nhiên vì không có nhiều thời gian cũng như không rành rẽ các pháp thức kinh kệ nên tôi chỉ muốn tụng đọc bình thường những bản kinh ngắn, dễ hiểu, dễ thực hành.

Vì sao đầu năm cầu an cần tụng kinh, niệm Phật Dược Sư?
Hỏi - Đáp
Vì sao đầu năm các chùa thường tụng kinh Dược Sư để cầu an? Tôi muốn trì niệm danh hiệu Phật Dược Sư để được gia hộ. Xin cho biết nên trì niệm danh hiệu nào vì Phật Dược Sư có nhiều danh hiệu và ý nghĩa của danh hiệu cùng công năng của việc trì niệm Phật Dược Sư.
Xem thêm