Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 29/12/2019, 13:40 PM

Sự bình yên của Hà Nội đang dần mất đi, như sâm cầm không về vỗ cánh Hồ Tây

Hóa ra không chỉ mỗi Shonovich và tôi – những người trẻ không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội (nhưng đã yêu Hà Nội như một tình yêu nồng cháy trong đời) mới thấy ngậm ngùi thương nhớ vẻ đẹp, sự yên bình, cổ kính của Hà Nội xưa.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Lời Phật dạy 

“Gửi bạn nơi Hà Nội yêu mến trong tôi!

Không hiểu tại sao mỗi lần nghe bạn kể về Hà Nội, một cảm giác gì đó rất lạ lại xuất hiện trong tôi – mà tôi chẳng thể gọi được thành tên. Chỉ biết rằng thấy lòng nhớ nhung một miền đất xa xôi ấy, thấy những hình ảnh, những con người qua lời bạn kể rất gần gũi và hiện về trong giấc mơ tôi từng đêm cùng những khát khao mong một lần đặt chân đến, để dạo bước bình yên bên bờ hồ có Tháp Rùa, được vào lăng viếng vị Chủ tịch đáng kính của các bạn, được thưởng thức món bún đậu chấm mắm tôm, rồi phở, rồi nem rán…

Bạn đã nhen nhóm và thắp lên trong tôi một tình yêu rất lạ - thứ tình yêu không mang những kỷ niệm, không hề có những trải nghiệm, gắn bó nhưng vẫn cứ thấy yêu thương và nhung nhớ, vẫn muốn được nghe bạn kể về Hà Nội mỗi ngày qua những lần tôi và bạn chat mail với nhau, để rồi nếu một ngày nào đó không gặp bạn online, không được nghe kể một điều gì đó về Hà Nội là tôi lại thấy thiếu đi một điều gì đó ý nghĩa trong nhịp sống hàng ngày của mình…

Bởi thứ tình yêu ấy – tình yêu không kỷ niệm – mà tôi muốn biến thành tình yêu đầy kỷ niệm, muốn một lần ghé chân đến thành phố hòa bình, trái tim của dải đất cong hình chữ S thân thương của các bạn. Trước khi bắt đầu cho cuộc hành trình ấy – tôi muốn làm một điều trước tiên để có thể hiểu hơn, yêu hơn Hà Nội - ấy là học tiếng Việt Nam. Liệu bạn có vui lòng trở thành thành giáo dạy tiếng Việt từ xa cho tôi không nhỉ?

Rất mong nhận được hồi âm của bạn!

Shonovich”

Hình ảnh một bà cụ trên con đường của quận Tây Hồ (Hà Nội) đang

Hình ảnh một bà cụ trên con đường của quận Tây Hồ (Hà Nội) đang "gánh mùa xuân vào phố", gợi nên cảm giác bình yên, ấm áp về một Hà Nội trong những ngày giáp Tết. - ảnh: Lương Đình Khoa

Bài liên quan

Sáng nay check mail, chợt gặp bức thư ấy của người bạn gửi từ Mattxcova khiến tôi chợt ngỡ ngàng khi nhận ra những cuộc trò chuyện bình thường và ngắn ngủi giữa tôi và Shonovich mỗi ngày đã vô tình gieo vào trong Shonovich một thứ yêu mà không hề có một chút kỷ niệm nào với Hà Nội của tôi – một điều ngỡ như chỉ gặp trong cổ tích – nhưng giờ đang hiện hữu rất thật qua những tình cảm và ước mong gửi gắm trong bức thư điện tử chân thành kia.

Tôi và Shonovich quen nhau qua mạng – một kiểu kết bạn bình thường và phổ biến giống như hàng nghìn bạn trẻ khác ở khắp nơi trên trái đất này trong thời đại của công nghệ thông tin. Thực ra Shonovich là người chủ động làm quen với tôi – khi vô tình lạc vào trang blog của tôi và trầm trồ trước những tấm hình chụp cảnh bình minh Hà Nội mà tôi post lên đó, rồi bình luận, kết bạn, làm quen, trao đổi nhiều hơn. Tôi cảm nhận được nhiều điểm tương đồng và tính cách của nhau cũng như sự chân thành trong mỗi cuộc trò chuyện nên thường xuyên chia sẻ, tâm sự với Shonovich về cuộc sống. Shonovich kể cho tôi nghe về nước Nga xinh đẹp của bạn – và ngược lại, tôi thường xuyên kể cho John nghe về Hà Nội.

Phút bình yên của Hà Nội trong mùa lá bay bên Hồ Gươm - ảnh Lương Đình Khoa

Phút bình yên của Hà Nội trong mùa lá bay bên Hồ Gươm - ảnh Lương Đình Khoa

Một góc phố đêm mùa thu với những vòm hoa sữa trên đường Lê Văn Lương (Thanh Xuân, Hà Nội) - ảnh Lương Đình Khoa

Một góc phố đêm mùa thu với những vòm hoa sữa trên đường Lê Văn Lương (Thanh Xuân, Hà Nội) - ảnh Lương Đình Khoa

Bài liên quan

Tôi cũng thành thật một điều với Shonovich rằng: Thực tế bây giờ, Hà Nội không còn như trong những bức ảnh ngày cũ tôi chụp mà Shonovich từng xem. Hà Nội bây giờ phần lớn cây xanh được chặt đi để xây dựng các công trình hiện đại hơn, chung cư cao tầng, trung tâm thương mại cũng mọc lên nhiều hơn, ồn ào hơn, và cũng bụi bặm nhiều hơn. Hà Nội chỉ đẹp theo từng khoảnh khắc của mùa, của thời tiết, và của lòng người. Qua góc nhìn và trái tim của những người nghệ sĩ bày tỏ tình yêu bằng các ca khúc, thơ ca, tranh vẽ - Hà Nội cũng trở nên lung linh, đẹp hơn lên rất nhiều.

Shonovich ngỡ ngàng đặt một câu hỏi: Vậy, người ta đang làm gì với một Hà Nội bình yên như tôi đã thấy trong nhiều bức ảnh cũ bạn chụp? Những người yêu Hà Nội, ngoài việc ca ngợi về một Hà Nội trong ký ức qua thơ ca hội họa phim ảnh, thực tế đang làm gì cho Hà Nội?

Một nghệ sĩ nhị biểu diễn trên phố đi bộ Hà Nội dịp cuối tuần - ảnh Lương Đình Khoa

Một nghệ sĩ nhị biểu diễn trên phố đi bộ Hà Nội dịp cuối tuần - ảnh Lương Đình Khoa

Tôi không trả lời được câu hỏi của Shonovich.

Bài liên quan

Tôi vẫn nhớ cảm giác thích thú của mình trên những tuyến đường Kim Mã, đường Láng, rồi đường Nguyễn Trãi của những năm đầu tiên khoác lên mình hai chữ sinh viên và tìm đến với Hà Nội. Nhưng tôi cũng nhớ đã nhói lòng đau cùng hàng nghìn bình luận trên các trang báo mạng vào năm 2014 của người dân Thủ đô ngày biết tin hơn 30 gốc xà cừ cổ thụ trên đường Kim Mã, dọc hồ Thủ Lệ bị đốn hạ để phục vụ cho dự án xây  đường sắt Nhổn - ga Hà Nội, rồi hàng trăm cây xanh khác trong những năm sau đó tiếp tục từng bước được di dời hoặc chặt phá. Rồi những hàng xà cừ cổ thụ trên đường Nguyễn Trãi và đường Láng (đoạn gần cây xăng Ngã Tư Sở) cũng lần lượt được đốn hạ để xây dựng dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông. Và còn biết bao khu chung cư, thương mại khác nữa, cả ở nội đô và ngoại thành…

Hàng xà cừ cổ thụ trên đường Kim Mã trước ngày bị đốn hạ do tác giả bài viết chụp lại - ảnh Lương Đình Khoa

Hàng xà cừ cổ thụ trên đường Kim Mã trước ngày bị đốn hạ do tác giả bài viết chụp lại - ảnh Lương Đình Khoa

Bài liên quan

Ngày 26/9, Hà Nội đứng ở vị trí số 1 trong top 10 thành phố có không khí ô nhiễm nhất nhất thế giới theo danh sách công bố của Tổ chức đo chất lượng không khí thế giới AirVisual. Kết quả này được quan trắc của ứng dụng AirVisual đo vào 8h cùng ngày trên tổng số 10.000 thành phố. Người dân thở dài bởi ai cũng nhận ra rằng kết quả đó một phần cũng bởi Hà Nội thiếu cây xanh và hồ nước, các công trình xây dựng kéo dài nhiều năm.

Đôi lúc, tôi cứ băn khoăn tự hỏi: Sao tư duy quy hoạch của những nhà quản lý quy hoạch ở các thành phố lớn lại cứ loay hoay và khá kỳ quặc vậy nhỉ?  Trong khi bao nhiêu thành phố khác trên thế giới “thèm” nhiều cây xanh, hướng đến không gian xanh, gần gũi và hòa nhập với thiên nhiên, thì ở mình lại hướng đến những khối bê tông xù xì, thích những gì nhân tạo hơn là tự nhiên.

Một góc khu đô thị Văn Quán (Hà Đông, Hà Nội) - nơi được coi vẫn còn giữ được một chút bình yên cho phố phường với hồ nước và cây xanh - ảnh Lương Đình Khoa

Một góc khu đô thị Văn Quán (Hà Đông, Hà Nội) - nơi được coi vẫn còn giữ được một chút bình yên cho phố phường với hồ nước và cây xanh - ảnh Lương Đình Khoa

Bài liên quan

Người ta sẵn sàng phá đi những cây xanh và dễ dàng chấp nhận những khối nhà tầm khoảng chục tầng và những công trình bê tông thay vào đó. Hình như họ nghĩ khá đơn giản là cứ xây các tòa nhà cao tầng cho giống như trên phim -  đó là phát triển, là hiện đại mà không biết rằng nếu hôm nay quy hoạch sai thì hậu quả không chỉ chính chúng ta, cả con cháu chúng ta, về nhiều thế hệ sau này sẽ phải gánh lấy!

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2017, tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, tỷ lệ diện tích cây xanh chỉ đạt khoảng 2m2/người, bằng 1/10 chỉ tiêu cây xanh của các thành phố tiên tiến trên thế giới. Cũng theo báo cáo này,  mỗi người dân đô thị cần diện tích khoảng 10m² cây xanh hoặc 25m² thảm cỏ để đảm bảo không khí trong lành cho cuộc sống.

Có thể tương lai chúng ta sẽ có một Hà Nội hiện đại hơn bởi công nghệ và các công trình xây dựng như thế, nhưng cũng đồng nghĩa là một Hà Nội nóng bức hơn trong mỗi mùa hè đỏ lửa, không gian xanh bình yên và thanh sạch cho thành phố này cũng dần mất đi, để lại một Hà Nội ngột ngạt và ô nhiễm hơn từng ngày.

Trăng trong lòng phố qua những vòm hoa sữa Hà Nội đêm mùa thu - ảnh Lương Đình Khoa

Trăng trong lòng phố qua những vòm hoa sữa Hà Nội đêm mùa thu - ảnh Lương Đình Khoa

Những giá trị và vẻ đẹp được ví như một thứ hương trầm cũng dần tan chảy theo hơi nóng vô hình và vô tình do con người tạo nên – để trước năm 2016, “cụ” Rùa cũng hoảng hốt giật mình liên tục ngoi lên mặt nước hồ Gươm mà xem con cháu của cụ hôm nay đang làm gì với Thủ đô, mà ngẩn ngơ nuối tiếc, thu vào tầm mắt những vẻ đẹp xưa còn sót lại trước khi chúng cũng mất đi vội vàng như một màu sương bảng lảng mỗi sớm ven hồ.

Tháng 1/2016, “cụ” Rùa Hồ Gươm cũng viễn viễn ngừng hơi thở, chưa kịp sống đợi ngày nhìn ngắm tương lai hiện đại hơn của Hà Nội.

Cái bình yên của Hà Nội đang dần mất đi. - ảnh Lương Đình Khoa

Cái bình yên của Hà Nội đang dần mất đi. - ảnh Lương Đình Khoa

10

Có cô gái nhỏ chảy trong mình hai dòng máu Đức – Việt đặt chân đến Hà Nội vào thời điểm những năm 1995 đã chia sẻ trên trang blog của mình như thế này: “Phố cổ những ngày nhớ Berlin, đi dạo phố Tây, trời heo may, không chút nắng, nhớ những đôi mắt những màu da của các bạn, bên ấy cũng có những cửa hiệu be bé nằm san sát nhau thế này, dừng chân cửa nhà thờ, nhẩm theo một khúc thánh ca. Hà Nội như một Châu Âu thu nhỏ. Trải qua thời gian đổi mới, Hà Nội đã không còn là một Paris phiên bản. Hà Nội giờ chỉ là Hà Nội thôi. Con người Hà Nội nơi đây yêu và sống, giữ gìn Hà Nội theo cách của riêng họ. Hà Nội là của người Hà Nội”.

Hóa ra không chỉ mỗi Shonovich và tôi – những người trẻ không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội (nhưng đã yêu Hà Nội như một tình yêu nồng cháy trong đời) mới thấy ngậm ngùi thương nhớ vẻ đẹp, sự yên bình, cổ kính của Hà Nội xưa.

Rất nhiều người dân và du khách từ các nơi tìm về, chỉ còn tìm thấy một chút riêng của Hà Nội bên Tháp Rùa, Hồ Gươm - những biểu tượng còn lại từ ngàn xưa. - ảnh Lương Đình Khoa

Rất nhiều người dân và du khách từ các nơi tìm về, chỉ còn tìm thấy một chút riêng của Hà Nội bên Tháp Rùa, Hồ Gươm - những biểu tượng còn lại từ ngàn xưa. - ảnh Lương Đình Khoa

Những ngày đầu tháng 9/2019 vừa qua, một triển lãm ảnh trưng bày hơn 40 tác phẩm ảnh về không gian công cộng và cuộc sống thường ngày của người dân Hà Nội (do Đại sứ quán Đan Mạch và PPWG - Nhóm làm việc vì sự tham gia của người dân thực hiện) đã diễn ra tại Nhà Bát Giác, khu phố đi bộ xung quanh hồ Hoàn Kiếm với tên gọi “Vì một Hà Nội đáng sống”, khiến người xem bất giác giật mình. Hóa ra bao nhiêu vẻ đẹp, bao nhiêu tình yêu, bao nhiêu thứ  được coi là một “Hà Nội đáng sống” lại không phải ở các tòa nhà chọc trời, các công trình hiện đại đang mọc lên. Nó giản đơn chỉ là vẻ đẹp và tình yêu từ sự bình yên của Hà Nội, với những vỉa hè sống động, những chiếc xe đạp chở mùa vào phố theo sắc hoa tươi, những không gian thanh sạch và an toàn để sinh hoạt cộng đồng nơi Bờ Hồ, công viên. Rồi những mái ngói cổ phong rêu dấu thời gian, cầu Long Biên trầm mặc trong nắng chiều lấp lánh từ mặt sông Hồng phản soi, là mái tóc bạc và những nếp nhăn nơi quán nước vỉa hè của một bà cụ mang nụ cười an vui dưới giàn hoa tím…

Một góc cầu Thê Húc dẫn vào đền Ngọc Sơn bên Hồ Gươm - ảnh Lương Đình Khoa

Một góc cầu Thê Húc dẫn vào đền Ngọc Sơn bên Hồ Gươm - ảnh Lương Đình Khoa

12 (3)

Cứ mộc mạc, giản dị như thế đủ thành tình yêu. Và thực ra mọi thứ tình yêu trong cuộc sống này dù là với người hay với cảnh – đều cần sự bình yên. Chỉ có bình yên, thì tình yêu đó mới lâu bền và thơm hương kết trái.  

Một họa sĩ già kiếm tìm và lưu giữ chút bình yên của Hà Nội vào trong từng bức họa bên Hồ Gươm - ảnh Lương Đình Khoa

Một họa sĩ già kiếm tìm và lưu giữ chút bình yên của Hà Nội vào trong từng bức họa bên Hồ Gươm - ảnh Lương Đình Khoa

Không rõ có phải vì quá yêu mà những nhà quản lý thấy cần phải tô vẽ, khoác lên vai thành phố này những chiếc áo rộng màu mè theo “gu” thẩm mĩ thời đại để Hà Nội nổi bật, “hot” hơn hay không, chỉ biết rằng, hơn 15 năm gắn bó với mảnh đất này, tôi cảm nhận rõ được một điều: Cái bình yên của Hà Nội đang mất đi, giống như sâm cầm không còn bay về Hồ Tây mà “vỗ cánh mặt trời” như trong câu hát một thời Trịnh Công Sơn đã viết ngày ông đặt chân đến chốn này.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nhất tâm niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024

Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.

Nhớ về một người Thầy

Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024

Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.

Những người Thầy khả kính

Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024

Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.

Đồng tiền có thể tạo ra sự tham lam và sự bất mãn vô tận

Góc nhìn Phật tử 18:30 20/11/2024

Trong xã hội hiện đại, đồng tiền đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng tiền bạc mang lại sự tiện ích và tiến bộ, nhưng khi ta bị chi phối quá mức bởi nó, tiền bạc có thể trở thành cơn ác mộng và làm chúng ta trở thành nô lệ.

Xem thêm