Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 15/03/2023, 10:05 AM

Sự khác biệt giữa biết và làm trong thế giới hữu hình và vô hình

Mỗi người chúng ta siêng năng làm việc từ thiện, truyền bá Phật Pháp thì cũng tức là ta đang củng cố mạnh mẽ lại đạo Phật đang trong thời mạc pháp. Hơn ai hết, nhiệm vụ này là trọng trách của người đệ tử Phật, nhất là người xuất gia.

Audio

Giữa thế giới hữu hình và thế giới siêu hình biết và làm cáo một số điểm mâu thuẫn, khác biệt. Ví như, trong thế giới siêu hình, những vong linh biết rất nhiều điều, nhưng không làm được, hoặc làm được rất ít. Họ có thể biết được tính cách, đạo đức, hay tương lai của một người, nhưng không thể tiếp xúc để khuyên bảo, giúp đỡ vì không có duyên. Còn trong thế giới hữu hình, chúng ta có thể cực khổ làm được nhiều điều nên dễ dàng tạo phước- điều mà người cõi âm không làm được. Nhưng chúng ta không có cái biết nhiều như họ. Mà ta chỉ có thể dựa vào cái biết theo suy luận từ giáo lý, từ nhân quả để biết đúng và làm đúng.

3

Còn những người không biết nhân quả, không hiểu đạo lý để phân biệt thiện ác đúng sai thì họ chỉ sống chủ quan, không hiểu rõ tội phước nên làm nhiều điều sai lầm. Điều này hoàn toàn ngược lại với cõi vô hình. Vì người trong thế giới vô hình biết rất rõ nhân quả, tội phước nhưng không làm được gì nhiều. Người cõi âm biết quá nhiều nên lòng họ tha thiết muốn được làm. Sự tha thiết đó tăng lên dần dần, đến khi thuần rồi thì chính cái tâm muốn sống để làm ấy sẽ trở thành động lực để thúc đẩy sự tái sinh qua kiếp sống khác. Nên, người chết muốn làm thì phải sống, nhưng người sống muốn biết thì không cần phải chết mà ta chỉ cần tu thôi. Chúng ta có cả một kho tàng kiến thức quý báu do Đức Phật truyền dạy, nên ta cứ siêng năng tu tập, học hỏi thì sẽ biết nhiều, khi biết nhiều rồi thì cố gắng làm cho nhiều cho đúng.

Ngược lại, nếu mỗi người chúng ta siêng năng làm việc từ thiện, truyền bá Phật Pháp thì cũng tức là ta đang củng cố mạnh mẽ lại đạo Phật đang trong thời mạc pháp. Hơn ai hết, nhiệm vụ này là trọng trách của người đệ tử Phật, nhất là người xuất gia. Chúng ta phải cố gắng xây dựng lại Phật Pháp bằng cách hiểu biết sâu rộng giáo pháp, mạnh mẽ tu tập, siêng năng hoằng pháp, chăm chỉ làm từ thiện, và nhất là đừng bao giờ tu một mình.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Người tu quý trọng đạo đức

Kiến thức 16:00 04/05/2024

Tất cả Tăng Ni cần ý thức được việc bổn phận của mình, đó là phải cố gắng tu và xả bỏ cái ngã riêng tư cùng những hư danh hão huyền, để đạt được đạo chân thật mới là cứu cánh. Đừng mắc kẹt vào những cái nhỏ mà quên mất việc lớn, uổng một đời tu của mình.

Tinh tấn siêng năng được an lạc hạnh phúc

Kiến thức 13:45 04/05/2024

Khi nói tinh tấn là nói sự nỗ lực siêng năng cần cù cố gắng hướng thiện, hướng thượng chân chánh thành tựu định lực trí tuệ từ bi giác ngộ, rồi tận tâm giáo hóa cứu giúp chúng sanh vượt thoát khổ đau trong sáu nẻo luân hồi.

Còn hiện hữu là còn Khổ

Kiến thức 12:00 04/05/2024

Mục đích của sự tu tập theo đạo Phật là để chấm dứt luân hồi tái sinh, chấm dứt sự hiện hữu dù bất cứ ở đâu dưới mọi hình thức nào, gọi là Vô dư Niết-bàn, có nghĩa là không còn bất kỳ một lộ trình tâm nào nữa.

Đức Thế Tôn và hạnh vô úy

Kiến thức 07:56 04/05/2024

Cuộc sống vốn có những mối quan hệ chằng chịt, đan chéo lẫn nhau. Sự tương tác ấy đã tác động đến mọi lãnh vực của cuộc sống xã hội, từ lối sống cho đến văn hóa…mà kinh, sách lại là những sản phẩm, gia tài văn hóa của các bậc tiền nhân đã lưu lại.

Xem thêm