Thứ sáu, 06/09/2024, 14:00 PM

Sự quan trọng của vô ngã

Tu hành mà không hiểu vô ngã thì dầu có làm chùa to, tượng lớn và ngoài miệng tuy không nói nhưng trong tâm vẫn âm thầm cho chùa to, tượng lớn kia là do Ta làm và là của Ta. Và như thế, chùa càng to thì cái Ta càng lớn, mà cái Ta càng lớn thì ngày nào giải thoát?

Vô ngã là nền tảng, là căn bản của tất cả pháp tu khác và cũng là mục tiêu chứng đắc của các bậc A la Hán, và Bồ tát.

Giữ giới mà không hiểu vô ngã thì giới luật trở thành gò bó, cấm đoán và cái Ta sẽ bực bội, khó chịu.

Hoặc nếu giữ giới tinh nghiêm thì sinh tâm kiêu mạn khinh thường những người khác.

Tu Thiền mà không hiểu vô ngã thì dù có ngồi thiền nhập định suốt ngày, suốt đêm, đắc được thần thông đi nữa, cũng không hơn gì ngoại đạo.

Nhiều khi còn móng tâm cho là ta đã chứng đắc này nọ.

Hiểu vô ngã thì không còn soi mói tìm lỗi của người khác, không còn khen mình chê người.

Khi gặp chuyện tranh chấp, xích mích, không còn đổ lỗi cho ai cả, vì biết không có ai là thủ phạm.

Ứng dụng lý vô ngã vào cuộc sống

457815350_481244874724989_8589262789344243851_n

Hiểu vô ngã thì làm các việc phước thiện như bố thí, cúng dường sẽ không cần chùa hay thầy phải ghi tên mình vì hiểu rõ không có một cái Ta hay Ai bố thí cúng dường cả, mà chỉ thấy có một sự bố thí.

Trong Bát Nhã gọi đó là Bố Thí Ba La Mật.

Hiểu vô ngã thì việc giữ giới trở thành tự nhiên, vì không còn cái Ta nào bị gò bó hay cấm đoán.

Hiểu vô ngã thì tự nhiên sẽ hiểu và xa lìa bốn tướng: ngã, nhơn, chúng sinh, thọ giả của Kinh Kim Cang.

Tu Thiền mà hiểu vô ngã thì không còn bị vọng tưởng làm mê hoặc.

Khi những ý niệm tốt xấu khởi lên trong tâm liền biết rõ:

"Đó chỉ là những ý niệm hiện khởi!"

ngoài ra không có một cái Ta nào tốt hay xấu.

Vô ngã là một chánh kiến cần được hiểu và thực hành trên con đuờng tu Phật.

Tuy nhiên, hiểu vô ngã không phải là xong, đó chỉ là căn bản, là bước đầu, chúng ta vẫn phải tiếp tục trau giồi giới, định, huệ, tu tập tất cả hạnh lành mà không chấp vào một cái Ta.

Tập bỏ bớt việc đời để có nhiều thời giờ quán chiếu nội tâm, sống cuộc đời vô ngã vị tha.

Trích trong: “Vô Ngã”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thế nào là viên tịch, tân viên tịch và thuận tịch?

Kiến thức 09:00 25/12/2024

Nhân có học Tăng, khi đọc bài viết bàn về chữ "Tân viên tịch" không hiểu chắc là nói như vậy đúng hay sai....Chúng tôi cũng thấy cần nói rõ.

Luân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú

Kiến thức 08:46 25/12/2024

Thần chú Thủ Lăng Nghiêm còn gọi là Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra hay Bạch Tán Cái tức chỉ cho cái thể dụng rộng lớn của bản lai tự tánh. Bạch là trí tuệ. Tán cái là lòng từ bao la rộng lớn.

Đại sư, Pháp sư, Thái sư nghĩa là gì?

Kiến thức 20:26 24/12/2024

Đại sư, Pháp sư, Thái sư là những danh từ chúng ta thường gặp trong các sách về Phật giáo, Đạo giáo và lịch sử. 

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)

Kiến thức 10:00 24/12/2024

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.

Xem thêm