Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 11/02/2021, 07:12 AM

Tản mạn về ngộ đạo (I)

Ta hãy tự thoát ra khỏi thân mình hiện tại mà trở về lúc ta mới được sanh ra. Trong phút giây đặc biệt đó ta là gì? Ta vừa được chào đời, được vỗ mông để bật tiếng khóc là phổi ta hoạt động, mọi chất nhớt trong miệng được lấy ra và không khí vào buồng phổi: ta chào đời.

Bất nhị là triết lý đông phương (I)

Thân ta lúc đó là do 5 uẩn kết tạo từ hư không, 5 uẩn do duyên mà hội tụ. Cơ cấu của thân thể ta là 7 đại đất nước gió lửa không kiến thức. Cơ thể ta mở ra 6 cổng (căn) để nhập vào từ ngoài là 6 trần để rồi tạo ra 6 thức. Khi đó ta có hiện hữu cái ta cái ngã đầu tiên.

Ta cũng từ ngay lúc đó nhận được ánh sáng từ mặt trời chiều đến mắt ta và hạt photon của bức xa mặt trời đưa đến, hạt này rồi đến hạt sau cách nhau một khoảng cách ngắn gọi là tốc độ của ánh sáng hơn 300000 km trong một giây. Vì mặt trời chiếu tia bức xạ đến mắt ta, vì trái đất quay xung quanh mặt trời và tự nó quay xung quanh nó nên ta có thời gian. Có sáng có tối có vòng quay và có thời gian. Vì hạt photon bắn ra từ mặt trời đến mắt ta nên ta có thời gian.

Einstein nói nếu ta di chuyển bằng tốc độ của ánh sáng thì thời gian là zero chính vì lý do này. Rồi thời gian làm duyên cho cái chứa đựng của trái đất và của thân thể ta nên ta có không gian. Khi ta còn oe oe chào đời là ta bắt đầu có luồng điện vận chuyển do 1.2 tỷ tế bào neuron thần kinh, từ đó tạo ra ý thức. Ý thức này do bộ não hoạt động và luồng điện ấy làm ta có vận hành nhận thức phân biệt.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Vậy lúc mới sinh ra ta là gì? Ta là do thức số 8 gọi là Tàng Thức chứa nghiệp mang theo, trong Tàng Thức đó là chồng chất các nghiệp có muôn bao kiếp trước của ta và có chứa một Phật tánh là tánh giác cội nguồn của lương tâm ta. Ta cũng mang theo thức số 7 của kiếp trước, đó là cái ngã cái tôi để nó bắt nhịp cầu nối kết với thân 5 uẩn 6 căn mới của đứa bé chào đời. Tàng Thức và Mặc Na Thức là hai thức đi đầu thai cho đời sống mới. Chính cái Mặc Na Thức cái ngã nầy nên ta sinh ra là đã có sẵn bản tánh khác nhau bởi nghiệp duyên là vậy.

Có người nóng tính, có người dễ sân hận, ích kỷ, ngã mạn tham lam, có người hiền từ, có người lanh lợi, có người từ tốn chậm chạp…khác nhau ngay từ lúc chào đời. Kế đến cũng chính cái ta sanh ra này mà ta có duyên theo chân Phật sớm hay muộn bởi kiếp trước ta đã tu tập học hỏi đạo Phật nhiều ít.

Như vậy khi ta mới chào đời ta đã hình thành như vậy và ý thức loé ra ngay tức thì làm che mờ tánh Giác của ta có sẵn trong Tàng Thức. Vì ý thức đó mà thành ra vô minh. Vô minh không có nghĩa là không biết gì mà là biết của ý thức nên không biết thực tướng của vạn pháp.

Thật vậy, lúc ta sanh ra thì ý thức bắt đầu hiện ra từ phân biệt màu sắc hình tướng của vạn pháp chung quanh ta và chính bản thân của mình. Ý thức đó dựa vào hình tướng, đặc tánh, công dụng của vạn pháp mà ta học đặc tên cho nó, và tạo ra sự hiện hữu của các pháp theo danh xưng và cảm nhận của riêng ý thức của ta hay do cha mẹ dạy ta. Bắt đầu từ ngày đó vạn pháp không còn là của chính nó nữa mà là vạn pháp ngay cả bản thân ta đều do ý thức ta đặt để một tên, một tánh chất và một khái niệm sự hiện hữu của chính nó. Tam giới duy tâm vạn pháp duy thức là đây. Và cũng bắt đầu từ đó ngoài uẩn sắc là thân thể của ta còn lại 4 uẩn kia là Tâm của ta. Ta có Tâm và có thức. Ý thức đó lớn dần theo thời gian, cũng theo thời gian mà ta có 12 nhân duyên. Có thời gian nên có không gian rồi ý thức đi đến phân biệt có số lượng. Ta lớn dần lên với cái tôi cái ngã lớn dần. Ta bắt đầu có lậu hoặc đau khổ cũng từ ngày chào đời đó.

Bất nhị là triết lý đông phương (II)

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Đức Phật ngồi thiền dưới cội bồ đề đã nghiệm ra bản thân chúng sanh từ khi sanh ra đã có khổ, và ngài tìm đường diệt khổ giải thoát chúng sanh. Rồi cuộc sống dần theo thời gian mà tạo nghiệp, tạo ra ý thức và sự biết của vô minh tức là sự biết của não bộ hoạt động của neuron thần kinh vận hành. Ngài dạy chúng ta hãy thoát ra trả về các pháp cho pháp chính nó là nó không phải cái do ý thức ta xen vào đó là thật tướng của các pháp đó là ngộ đạo.

Ngộ đạo hiểu đơn giản là chúng ta biết được vạn pháp như lúc ta chưa sanh ra đời và sắp sanh ra đời. Với cái Thật của vạn pháp đó ta biết chúng là chính chúng hiện hữu như thị như là như hiện tiền như chính là chúng. Cái rắc rối là chúng ta có ý thức có học vấn có phân tích có tư duy hiểu biết để rồi quay lại nhìn vạn pháp như thị như chính nó bằng cách là chúng ta biết nó sau cái biết của não bộ của neuron thần kinh. Vì thế ta gọi nó là cái biết thứ hai sau cái biết đầu tiên nên gọi là Giác.

Như vậy tu tập theo gót chân Phật là đi trở về cái điều này. Stephen Hawking đưa thuyết bùng nổ tạo ra vũ trụ từ một singulary thì ta quay về từ vũ trụ mênh mông này về lại cái gốc từ đầu tiên là một singulary nhỏ như một Quark vậy.

> Phật học với cư sĩ Phổ Tấn

(Còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ý nghĩa của việc tu tập tâm từ

Kiến thức 09:53 07/11/2024

Trong kinh Tương Ưng, một lần nữa Đức Phật đã khẳng định rằng nếu ai tu tập làm cho tâm từ bi phát triển, vị ấy sẽ sống trong chánh niệm an lạc và xóa bỏ mọi thù hận có mặt nơi tự thân.

Vai trò của cư sĩ tại gia trong Phật giáo

Kiến thức 09:50 07/11/2024

Cư sĩ tại gia, với lòng thành kính và sự hỗ trợ không ngừng, đã chứng tỏ rằng họ là một lực lượng không thể thiếu trong sứ mệnh hoằng pháp của Đức Phật, góp phần làm cho ánh sáng Phật pháp chiếu rọi khắp mọi nơi.

Tu tập và phát triển lòng từ

Kiến thức 09:36 07/11/2024

Ðức Phật là sự biểu hiện của lòng từ vô lượng. Một tấm gương tiêu biểu cho lòng từ cả bằng ngôn giáo và thân giáo.

Buồn khổ đến từ đâu?

Kiến thức 08:00 07/11/2024

Những nguyên nhân lớn gây buồn phiền khổ não cho chúng ta hiện nay:

Xem thêm