Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 14/03/2023, 15:05 PM

Thiền sư Thích Nhất Hạnh và… quyền năng đích thực

Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói rất nhiều về chánh niệm trong các pháp thoại của mình. Đó là một sự nhận thức sâu sắc, dễ hiểu nhưng cũng không dễ thực hành chánh niệm.

Tổ đình Từ Hiếu là một thiền tự nổi tiếng với nét u tịch và lịch sử hiếm thấy trong rất nhiều ngôi chùa Việt ở Thừa Thiên - Huế. Là nơi an nghỉ của các thái giám triều Nguyễn mới chỉ là một phần tạo nên lịch sử của tổ đình này, nơi đây còn được biết đến bởi một con người làm rạng danh đạo Phật trên toàn cõi thiền trên thế giới, đó là Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Thiền sư Thích Nhất Hạnh sinh ra tại Huế, xuất gia và thành danh là một thiền sư để trở thành một trong những trụ trì từ chính ngôi chùa này. Cũng vậy mà dù ra đi ở phương trời nào, ông cũng đau đáu trở về chốn tổ, dù mình đã trở thành một vị lãnh tụ Phật giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ trên toàn cầu, nhất là ở phương Tây.

Chân dung Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Chân dung Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Thành tựu của ông hẳn không cần phải viết nhiều, nhưng những chân giá trị trong tư tưởng Phật giáo nhập thế đã và đang tạo ra những ứng xử hướng con người vào cõi thiện tâm, để định vị bản thân trong cõi sống ta bà đầy những bất trắc âu lo.

Và chưa cần nói đến tu tập, những ai tiếp cận đến các tác phẩm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh thì đều thấy một phần đời nổi nênh của mình trong đó, để soi rọi thật sâu vào tâm thức mình mà ứng xử, mà sống cho trọn vẹn với sự tỉnh thức của hai tiếng: CON NGƯỜI.

Trong thời đại hiện nay, khoa học công nghệ, mạng xã hội và tất cả những mặt trái của nó kéo theo con người vào những vòng xoáy tha hoá. Đó là sự nóng giận, là hận thù, là vô cảm, là sống gấp, là hàng loạt biểu hiện của bất an từ tâm. Vậy nên chánh niệm trong quan niệm giáo dục của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là chìa khoá mở ra sự bình an cho con người trong hoá giải tất thảy sự tha hoá đó.

chánh niệm trong đạo Phật là một sự thức tỉnh bản thân, là sự quán chiếu vào chính mình trong thực tại một cách rõ ràng, vô tư, để hòa hợp với chính mình và thế giới xung quanh. Nghĩa là một trạng thái thức tỉnh để nhận thức thực tại, những gì đang xảy ra chung quanh ta một cách minh triết nhất.  Sự nhận thức ấy như tinh chất khai mở và chỉ dẫn tâm trí, trong một trạng thái thấm đẫm chất thiền.

Cũng vì vậy mà chánh niệm là một phẩm chất của thiền, thậm chí nó được xem là “trái tim của thiền tập”, là trụ cột trong minh triết Phật giáo. Sự chánh niệm quan trọng nhất chính là nhận thức về bản thân mình, để thức tỉnh nguồn năng lượng vô tận trong mình nhằm giải quyết một cách có hiệu quả những vướng mắc từ đời sống mang lại.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói rất nhiều về chánh niệm trong các pháp thoại của mình. Đó là một sự nhận thức sâu sắc, dễ hiểu nhưng cũng không dễ thực hành chánh niệm. 

Thiền sư giảng: “Chánh niệm là vị trụ trì của ngôi chùa. Bốn lĩnh vực của quán niệm, thứ nhất là thân thể. Thân thể ta đang làm gì, có gì đang xảy ra cho cơ thể ta, ta phải biết. Thứ hai là cảm thọ. Khi nào có vui, buồn, hoặc sợ, chán hay giận thì chúng ta đều biết. Ta nhận diện các cảm thọ đang diễn ra, không cần làm gì khác. Và chánh niệm chính là khả năng nhận diện được cái gì đang xẩy ra trong giờ phút hiện tại. Hai lãnh vực vừa kể gồm những hiện tượng trong thân thể và trong cảm thọ. Tiếp theo là lãnh vực các tâm hành và cuối cùng là lãnh vực những đối tượng của tâm hành.

Chúng ta cần hiểu chánh niệm là năng lượng giúp chúng ta nhận diện được những gì đang xảy ra trong bốn lĩnh vực: thân, thọ, tâm và pháp. Chỉ cần nhận diện thôi, không cần phải làm gì khác. Thực tập chánh niệm bắt đầu bằng sự nhận diện một cách thuần túy tất cả những gì đang xảy ra trong ta và xung quanh ta. 

Nhận diện mà không cần phê phán. Không cần nghĩ rằng điều đang xảy ra là đáng buồn hay đáng vui. Bông hoa tươi thì biết là bông hoa tươi, bông hoa héo thì biết là bông hoa héo. Tâm đang giận hờn thì biết đây là nỗi giận hờn đang ở trong ta. Không cần phải công phá, không cần phải đè nén. Bí quyết của sự thực tập là ở chỗ này…”.

Cũng từ những nhận thức luận này, mà khái niệm “quyền lực” đích thực trong tâm niệm của thiền sư cũng không phải là quyền lực chính trị hay quyền lực kinh tế, mà đó là quyền năng của một thứ năng lực mềm có tên là chánh niệm. Thiền sư Thích Nhất Hạnh cho rằng: “Chánh niệm mới là nền tảng cho những hành động phản ảnh quyền lực đích thực”. Vậy nên nó cần được khơi gợi và rèn dũa trong nhu cầu tự thân của mỗi một con người hiểu đạo để đối diện với từng khoảnh khắc nội tâm để xoá bỏ hận thù, tiêu tan tức giận để đến bến bờ của an lạc và hạnh phúc. Một đích đến quan trọng và đáng mơ ước của tất thảy những kiếp nhân sinh trong cõi sống ta bà này.

Nhà văn, nhà phê bình văn học nổi tiếng người Mỹ Elizabeth M. Đã nhận xét đầy kính trọng về thiền sư Thích Nhất Hạnh như sau: “Nhà sư vĩ đại người Việt Nam, nhà thơ và sứ giả hòa bình, người đàn ông Việt Nam nhỏ nhắn này đã thu hút chúng tôi từng người một vào tĩnh lặng của ông.

Hay có lẽ chính xác hơn nếu nói thầy đã đưa từng người của chúng tôi vào trong yên tĩnh của chính mình, vào trong an tịnh mà mỗi người chúng tôi vốn đã sở đắc nhưng chưa khám phá hay khẳng định. Khả năng thầy đã phát khởi trạng thái này trong tất cả chúng tôi, chỉ bằng sự hiện diện của thầy- đây là một năng lực thiêng liêng. Và đấy là lý do ta tìm đến một Sư phụ: Với hy vọng là công đức của thầy sẽ soi rạng cho ta sự cao quý khuất lấp của chính mình". 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh

Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024

Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...

Xem thêm