Thực giải 30 bài tụng Duy thức (4)
Khi hiểu rõ những đặc tính quan trọng của A lại da sẽ giúp ích rất lớn cho việc giáo dục con người cả các phương diện lý luận và thực tiễn. Có thể nói lý thuyết Duy thức, lý thuyết chủng tử là lý thuyết nền tảng cho việc giáo dục, giáo hóa con người của Phật giáo
Thực giải 30 bài tụng Duy thức (3)
Bài 4. Chuyển xấu thành tốt
Phiên âm Hán Việt:
Thị Vô Phú, Vô Ký,
Xúc đẳng diệc như thị,
Hằng chuyển như bộc lưu,
A La Hán vị xả.
Việt dịch:
Là vô phú, vô ký
Xúc.. vân vân cũng vậy
Lưu chuyển như dòng thác
Đến La Hán thì ngưng
Thực giải:
Muốn hiểu sâu về con người bên trong, về chiều sâu tâm lý, cảm xúc, suy nghĩ, ý chí, thói quen...của con người thì cần hiểu rõ về bản chất và đặc điểm của tàng thức (A lại da).
Đặc điểm quan trọng của thức A lại da là không bị ngăn che (vô phú), và không nhất định thiện hay ác (vô ký).
Các tâm sở Xúc, Tác ý, Thọ, Tưởng, Tư cũng như vậy. Thức A lại da luôn luôn biến chuyển biến nhanh và mạnh như dòng thác từ trên cao đổ xuống dốc. Người tu học đạt đến quả vị A La Hán mới được chuyển hóa hoàn toàn (không còn tên A lại da nữa), tức chuyển bát thức thành tứ trí
Đặc điểm quan trọng của thức A Lại da là không bị ngăn che (vô phú) và không nhất định là thiện hay ác (vô ký).
Chính bởi những đặc tính quan trọng này của thức A lại da mà những người rèn luyện tu hành mới có thể huân tập chủng tử thiện, chủng tử giác ngộ; gạn lọc, xả bỏ, chuyển hóa các chủng tử bất thiện nhiều đời nhiều kiếp.
Ví dụ tập thói quen nói lời hay, làm việc tốt, hành động lành, suy nghĩ thiện; bỏ và ngăn ngừa những lời nói xấu, hành vi quấy, suy nghĩ ác, thói quen bất lương...Vì những lời nói, hành động, việc làm, suy nghĩ của chúng ta được lưu giữ và biến chuyển liên tục như là chủng tử (hạt giống) trong A lại da.
Nói dễ hiểu là hiểu biết về A lại da và quy luật hoạt động của các chủng tử trong đó giúp ta biết cách chuyến ác thành thiện, chuyển xấu thánh tốt, chuyển nhiễm ô thành thanh tịnh, chuyển bát thức thành tứ trí.
Khi hiểu rõ những đặc tính quan trọng của A lại da sẽ giúp ích rất lớn cho việc giáo dục con người cả các phương diện lý luận và thực tiễn. Có thể nói lý thuyết Duy thức, lý thuyết chủng tử là lý thuyết nền tảng cho việc giáo dục, giáo hóa con người của Phật giáo
Năm tâm sở biến hành: Xúc, Tác Ý, Thọ, Tưởng, Tư cũng giống như thế, nghĩa là cũng thuộc loại không bị ngăn che và không nhất định là thiện hay ác. Thức này luôn luôn biến chuyển vô cùng nhanh chóng, mạnh mẽ và liên tục như dòng thác từ trên cao đổ xuống. Người tu đạt đến quả vị A La Hán thì A lại da được chuyển hóa thành Đại Viên Cảnh Trí (trí tuệ rộng lớn tròn đầy viên mãn).
Đương nhiên là lúc này, tâm thức của vị ấy không còn chủng tử (hạt giống ) bất thiện. Lời nói, hành động, việc làm suy nghĩ...đều thanh tịnh, thánh thiện, chân thật, ích lợi rộng lớn cho chư Thiên và nhân loại.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Phật giáo Việt Nam và sự dung hợp tam giáo thời Trần
Nghiên cứu 14:00 30/11/2024Có thể thấy, Phật giáo - Nho giáo và Đạo giáo đã có sự dung hòa, bổ sung cho nhau để cùng hướng đến xây dựng đời sống tinh thần và đời sống nhân văn cho xã hội.
Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước
Nghiên cứu 08:45 25/11/2024Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần
Nghiên cứu 09:40 15/11/2024Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.
Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Nghiên cứu 09:45 03/11/2024Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...
Xem thêm