Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 05/12/2019, 07:31 AM

Từ tin Phật đến thành Phật mất bao nhiêu thời gian?

Thời gian và không gian chỉ là sự phân biệt của hàng phàm phu. Bồ Tát đã lên tới địa vị Thánh, không có tính toán không gian và thời gian như vậy. Vì rằng thời gian và không gian chỉ là tiêu chí của thế giới vật lý.

 >>Vấn đáp Phật giáo

thai-tu-tat-dat-da
Bài liên quan

Thành Phật, nói ra thực là một chuyện vô cùng gian nan và xa vời. Giải thoát sinh tử không phải là cái khó lớn. Chứng quả Bích Chi Phật nhiều nhất mất 100 kiếp, ít thì bốn đời. Để chứng A La Hán, có thể mất một đời, ba đời, nhiều nhất là một trăm kiếp. Người lợi căn tu theo Đại thừa, có thể ngay trong một đời có thể đạt tới cấp sáu căn đều thanh tịnh [Tức là đã gần thoát khỏi sinh tử vì sắp lên địa vị Thánh của Sơ địa]. Nhưng muốn thành Phật thì không phải chuyện giản đơn.

Thông thường từ tin Phật đến thành Phật, phải trải qua ba đại kiếp vô lượng. Một kiếp thôi cũng đã rất dài huống hồ là ba đại kiếp vô lượng [Vô lượng, có nghĩa là dài khó tính bằng con số được, chứ không phải là vô cùng tận]. Trong khoảng thời gian dài đẳng đẳng ấy, hành Bồ Tát đạo, làm lợi lạc cho chúng sinh, nếu tinh tiến đặc biệt thì có thể rút ngắn, nhưng nếu không thì thời gian sẽ kéo dài. Nói chung lại, nếu không đạt tới chỗ phúc đức và trí tuệ đầy đủ hoàn toàn, thì không thể gieo được ân đức giáo hóa đến khắp 10 phương pháp giới, và không thể thành Phật.

phat-thanh-dao
Bài liên quan

Thực ra, thời gian và không gian chỉ là sự phân biệt của hàng phàm phu. Bồ Tát đã lên tới địa vị Thánh, không có tính toán không gian và thời gian như vậy. Vì rằng thời gian và không gian chỉ là tiêu chí của thế giới vật lý. Trong thế giới thuần túy tinh thần, thời gian dài ngắn, không gian lớn hay nhỏ đều không thể an lập được. Ngay cảnh giới trong mộng của người bình thường cũng đã không bị thời gian và không gian tầm thường hạn chế rồi, huống hồ là đối với các bậc Thánh xuất thế ?

Vì vậy mà trong kinh Phật có các câu như : "Kiếp dài nhập vào kiếp ngắn; kiếp ngắn nhập vào kiếp dài, một kiếp nhập vào tất cả các kiếp, tất cả các kiếp nhập vào một kiếp; một niệm nhập vào ba đời, ba đời nhập vào một niệm; đại thiên thế giới nhập vào một hạt bụi, một hạt bụi giống như đại thiên thế giới; hay là trong một lỗ chân lông, chứa đựng vô số lượng thế giới [kinh Hoa Nghiêm]. Những câu như vậy, xem ra giống như chuyện thần thoại không thể tin được, nhưng nếu chịu khó suy nghĩ khách quan và sâu sắc thì sẽ thấy, không phải là không có đạo lý. Đương nhiên, hàng phàm phu, quyết không thể thực nghiệm được cảnh giới như vậy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tứ y, tứ bất y là gì?

Hỏi - Đáp 15:00 27/03/2024

Hỏi: Xin cho biết xuất xứ của giáo lý Tứ y cùng ý nghĩa và phương thức ứng dụng của giáo lý này trong tu tập.

Tu học để làm gì?

Hỏi - Đáp 09:20 27/03/2024

Tu học không phải để mình được bình an, được lợi ích, mà là để thấy ra sự thật về chính mình và đời sống...

Thầy có khi nào nổi giận không?

Hỏi - Đáp 11:00 26/03/2024

Hỏi: Thầy có khi nào nổi giận điên lên không? Lần cuối Thầy nổi giận là khi nào? Xin Thầy nói thêm về sự tha thứ.

Đi chùa khó làm ăn liệu có đúng không?

Hỏi - Đáp 11:45 25/03/2024

Hỏi: Mấy năm trước, tôi đi chùa lễ Phật sám hối vào các ngày 14 và 30. Hai năm trở lại đây, tối nào tôi cũng đi tụng kinh. Bạn trai của tôi cứ đổ thừa là do tôi đi chùa nên khó làm ăn, la rầy và cấm tôi không được đi chùa nữa.

Xem thêm