Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 10/11/2023, 07:07 AM

Ước mong của người Cư sĩ

Người cư sĩ ước mong những gì và làm sao thành tựu được mong ước của mình? Đó là những gì được nói đến nơi bài kinh Bốn Nghiệp Công Đức, trong Tăng Chi Bộ Kinh.

Người cư sĩ có thể nuôi dưỡng các ước mong chính đáng của mình nhưng cần phải biết cách biến ước mong thành hiện thực.

Người cư sĩ có thể nuôi dưỡng các ước mong chính đáng của mình nhưng cần phải biết cách biến ước mong thành hiện thực.

Bài kinh nầy Đức Phật đã nêu ra bốn ước mong chính đáng của người tại gia, nhằm khích lệ hàng cư sĩ nỗ lực tu tập đạo lý giác ngộ. Có ước mong chính đáng sẽ có nỗ lực và kết quả chính đáng. Bốn ước mong khả ái gồm:

1. Mong thu hoạch được tài sản đúng pháp.

2. Mong có được tiếng đồn tốt đẹp về bản thân, về bà con quyến thuộc và các bậc Thầy.

3. Mong được sống lâu thọ mạng kéo dài.

4. Mong được tái sanh ở các cõi lành sau khi chết.

Đức Phật cho rằng bốn mong ước trên của người cư sĩ là khả ý nhưng khó đạt được. Do đó, Ngài đã chỉ dạy cho ông Anathapindika (Cấp Cô Độc) bốn cách để đạt được bốn điều ấy. Đó là:

1. Nuôi dưỡng và phát triển lòng tin Phật một cách đầy đủ.

2. Tuân thủ đầy đủ năm giới cấm của người cư sĩ (từ bỏ sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo và đắm say rượu).

3. Thực hành đầy đủ hạnh bố thí (sống với tâm không bị cấu uế, xan tham chi phối, bố thí rộng rãi với bàn tay rộng mở, ưa thích từ bỏ, sẵn sàng khi được yêu cầu, vui thích san sẻ vật bố thí)

4. Phát huy nếp sống trí tuệ (sau khi biết được dục tham là uế nhiễm của tâm, từ bỏ dục tham, sau khi biết rõ sân hận là uế nhiễm của tâm, từ bỏ sân hận, sau khi biết được hôn trầm, thụy miên là uế nhiễm của tâm, từ bỏ hôn trầm, thụy miên, sau khi biết được trạo hối là uế nhiễm của tâm, từ bỏ trạo hối, sau khi biết được nghi là uế nhiễm của tâm, từ bỏ nghi, uế nhiễm của tâm).

Những lời dạy này cho thấy Đức Phật hiểu rõ và quán tâm đến ước mong chính đáng của hàng cư sĩ và cách thức giúp cho họ thực hiện thành công các mong ước chính đáng của mình. Bốn ước mong trên chính là mong ước hạnh phúc gắn liền với đời sống của người cư sĩ, nghĩa là tài sản, danh tiếng, tuổi thọ và phước báu đời sau. Người cư sĩ sống đời sống gia đình nên hạnh phúc của họ gắn liền với tiền tài, danh vọng, tuổi thọ và phúc lạc đời sau. Đức Phật cho rằng bốn ước mong trên của người cư sĩ là khó thành tựu, trừ phi họ biết nuôi dưỡng và phát triển bốn đức tánh thiện lành là tin Phật, giữ giới, bố thí và trí tuệ.

Như thế, theo lời Phật dạy, nền tảng hạnh phúc đời này và đời sau của người cư sĩ nằm ở chỗ sống chân thật và tin tưởng vào điều chân thật (tin Phật), sống có đạo đức giới hạnh (giữ giới), sống với tâm tư hiểu biết, thương quý và sẵn sàng giúp đỡ người khác (bố thí), sống với sự hiểu biết sáng suốt về những gì là thiện, bất thiện để nỗ lực sống theo thiện pháp và từ bỏ bất thiện pháp.

Nhìn chung, vấn đề không phải nằm ở chỗ mong ước mà chính là cách thức làm thế nào để thực hiện mong ước. Người cư sĩ có thể nuôi dưỡng các ước mong chính đáng của mình nhưng cần phải biết cách biến ước mong thành hiện thực. Nói khác đi, người cư sĩ có thể khởi lên các mong ước chính đáng nhưng phải chuyên tâm tu tập giáo lý văn, tư, tu thì mọi ước nguyện mới thành tựu.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bình yên

Góc nhìn Phật tử 10:45 06/05/2024

Cuộc đời này, chính là bỏ bớt rườm rà để trở thành đơn giản, bỏ đi hận thù để trao gửi yêu thương. Bình yên chỉ đến khi ta biết trân trọng những điều bình dị trong cuộc sống.

Sống đẹp cùng Tứ nhiếp pháp

Góc nhìn Phật tử 09:58 06/05/2024

Thực hành Tứ nhiếp pháp, cảm hóa người khác sống thiện lành thì xã hội sẽ bớt đi những tệ nạn, khổ đau...

Ơn nước luôn tròn đầy

Góc nhìn Phật tử 07:51 05/05/2024

20 năm trước, khi cùng một người bạn đăng ký dự một khóa thiền do Thiền sư Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai hướng dẫn ở Bảo Lộc (Lâm Đồng), tôi bỡ ngỡ vì làm bất cứ việc gì cũng có một bài kệ để thực tập.

Chỉ có tâm người là đáng sợ

Góc nhìn Phật tử 20:07 04/05/2024

Có một người đến vấn hỏi thiền sư, “Để phòng ngừa tai họa, xin thầy từ bi cho biết cái gì đáng sợ nhất trên cõi đời này?”

Xem thêm