Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 07/09/2023, 11:00 AM

Vì sao có một số người khi mất thân thể bị cứng đờ?

Có một số người vãng sanh thân thể mềm mại, đại khái những người niệm Phật vãng sanh phần lớn thân thể đều mềm mại, đây là tướng tốt. Ngược lại, có một số người thân thể cứng đờ, nguyên nhân là gì?

Khi chết mà kinh hoàng sợ hãi thì thân thể sẽ cứng ngắc; khi chết rất tự tại, một chút sợ hãi cũng không có thì thân thể của họ sẽ mềm mại. Do đó, chúng ta từ cơ thể người mất thì sẽ biết được tình trạng lúc họ ra đi, nếu họ ra đi nhẹ nhàng thì nhất định không đọa ác đạo. Khi họ ra đi rất tự tại, rất an tường, rất rõ ràng, thần trí sáng suốt thì chắc chắn sẽ không đọa ác đạo, lúc đó niệm Phật nhất định vãng sanh. Thế nên, khi tiễn đưa người vãng sanh thấy được những tướng lành này, đạo lý là ở chỗ này.

Khi nào chúng ta mới nắm chắc phần vãng sanh

01

Nếu như không tin Phật pháp, không gặp được thiện tri thức; lúc lâm chung gặp được thiện tri thức là đại phước báo, lúc này nếu có người nhắc nhở họ, giúp họ, dẫn dắt họ niệm Phật, cho dù cả đời có tạo ác nghiệp nặng cũng không sợ, đều có thể vãng sanh, đó gọi là đới nghiệp vãng sanh; chỉ sợ lúc đó không có người giúp họ, lại có người quấy rối họ, người thân quyến thuộc lại khóc, lại ồn ào, vậy thì xong luôn, đây là chướng ngại lớn.

Bốn câu sau là nói về tình trạng của họ: “Minh minh du thần”, đây chính là hồn phách của họ, trong Phật pháp gọi là a-lại-da thức, người thế tục gọi là linh hồn. “Du thần” chính là linh hồn, nhà Phật gọi là “du thần” rất chính xác. Gọi bằng linh hồn là lời tâng bốc, tại vì sao?

Chắc chắn không “linh”, nếu nó “linh” thì làm sao có thể vào tam ác đạo được? Nó vào tam ác đạo, do đó có thể biết nó không “linh”. Trong Kinh Dịch, lời của Khổng Lão Phu Tử nói cũng rất có đạo lý, ngài gọi bằng “du hồn”, ở đây chúng ta gọi là “du thần”, gọi như vậy rất có đạo lý. Bởi vì tốc độ của nó rất nhanh, phiêu dạt không định, đích thật là du hồn.

Trong Kinh Dịch nói “du hồn vi biến”, “biến” nghĩa là người đó đi đầu thai, họ lại thay đổi một thân thể khác. Thần hồn mịt mờ chưa rõ là tội hay phước, lúc đó chân thật là “trong bốn mươi chín ngày như ngây như điếc”, ngu dốt đần độn, trong bốn mươi chín ngày là tình trạng như vậy, thông thường chúng ta gọi là “thân trung ấm”, do đó thân trung ấm là mê hoặc... 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phải làm thế nào khi người đối xử không tốt với mình?

Hỏi - Đáp 16:00 30/04/2024

Hỏi: Khi người khác đối xử không tốt với mình thì mình phản ứng như thế nào?

Phát nguyện tụng kinh nên kiêng kị điều gì?

Hỏi - Đáp 14:00 29/04/2024

Hỏi: Tôi đang có ý định phát nguyện tụng kinh A Di Đà hoặc kinh Địa Tạng khoảng 21 ngày hoặc 49 ngày. Điều băn khoăn là tôi vẫn phải nấu thức ăn mặn cho cả gia đình (tôi chỉ đi chợ mua đồ mặn làm sẵn) và nếu quan hệ vợ chồng thì có được không?

Giải phóng chính mình khỏi mọi niềm tin giới hạn

Hỏi - Đáp 09:20 27/04/2024

Hỏi: Tại sao cùng một bài giảng, cùng một câu chuyện hay cùng một vấn đề mà những người nghe lại tiếp nhận chúng theo rất nhiều hướng khác nhau?

Làm sao con chuyển hóa được niềm đau trong con thành sự an lạc và tĩnh lặng?

Hỏi - Đáp 15:00 26/04/2024

Hỏi: Thưa Thầy, khi con nhìn thấy Thầy, con cảm nhận được sự định tĩnh và niềm an lạc nơi Thầy, nhưng đồng thời con lại thấy một niềm đau trong con…Con muốn được như Thầy. Làm sao con có thể chuyển hóa niềm đau trong con thành niềm vui, sự an lạc và tĩnh lặng như Thầy?

Xem thêm