Còn "cái ta" thì còn "bất an"
Thưa Thầy, càng chú tâm quan sát kỹ bản thân sao con thấy đâu cũng toàn là bản ngã sai khiến. Như đơn giản một bước chân trái-phải hình như bản ngã cũng đã dẫn trước, khi nhận ra thế con đã buông ra trụ vào hơi thở, nhưng trong tâm vẫn còn vướng một chút gì đó con không buông được...

Ảnh minh hoạ.
Trả lời: Con thấy đúng đó, ngay cả việc sắp xếp ngồi thiền của con cũng do bản ngã sai khiến. Con muốn trụ vào hơi thở cũng là ý đồ của bản ngã.
Bản ngã luôn muốn khẳng định mình và muốn đạt được điều mình mong cầu, nó rất sợ bị quên lãng vì vậy mà luôn cảm thấy bất an, nên nó càng muốn được an và luôn chứng tỏ là mình thường có mặt một cách chắc chắn.
Nó đòi tích cực miên mật để thấy sự hiện hữu của nó là thường hằng, đó chính là nguyên nhân phát sinh ra thường kiến, và cũng chính vì thế mà nó không bao giờ thấy được bản chất vô thường, khổ, vô ngã của cái ngã và pháp mà nó cho là "Ta, của Ta và tự ngã của Ta".
* * *
Hỏi: Thưa Thầy, lúc ngồi thiền sao con ngồi được nửa tiếng đầu là có cảm giác thoải mái nhưng qua 5 phút tiếp con bắt đầu bức rứt khó chịu, con ghi nhận cái tâm lúc đó rồi con đã trú vào hơi thở nhưng tinh thần lại nản, con cũng ghi nhận trạng thái lúc đó và thế là con xả thiền... Con như thế là thiếu cái gì đó đúng không Thầy?
Ngày con ngồi hai thời thôi lúc đi ngủ và sáng thức dậy.
Trả lời: Thiền thực ra là chỉ soi thấy mọi hoạt động của bản ngã để trả pháp về với thực tánh tự nhiên của pháp chứ không còn tạo tác theo ý đồ của bản ngã nữa. Sự phát hiện một số hoạt động của bản ngã nơi con là đúng, nhưng nên tiếp tục phát hiện nó nhiều mặt hơn nữa chứ không nên để nó đánh lừa bằng cách giúp nó thực hiện ý đồ qua cái gọi là "ngồi thiền" để thỏa mãn nó.
Bản ngã muốn ổn định vững chắc nên nó quyết tâm ngồi thiền, nhưng bản chất của nó là bất an nên chính nó lại không nhẫn nại được. Cho dù nó có đạt được như ý thì rồi nó cũng muốn cao hơn, vĩ đại hơn... nên rốt cuộc vẫn bất an!
Nên Đức Phật mới nói "Tam giới bất an như ngôi nhà lửa" là vậy...
Nguồn: trungtamhotong.org
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Lần thứ hai Ma Vương tìm cách phá hoại Bồ Tát Sĩ Đạt Ta ra sao?
Hỏi - Đáp
Hỏi: Lần thứ hai Ma Vương đã tìm cách phá hoại Bồ Tát Sĩ Đạt Ta ra sao?

Bản kinh ngắn, dễ hiểu dành cho Phật tử tụng kinh cầu an đầu năm
Hỏi - Đáp
Hỏi: Tôi muốn tụng kinh cầu an đầu năm tại tư gia để cầu nguyện gia đạo an lành. Tuy nhiên vì không có nhiều thời gian cũng như không rành rẽ các pháp thức kinh kệ nên tôi chỉ muốn tụng đọc bình thường những bản kinh ngắn, dễ hiểu, dễ thực hành.

Vì sao đầu năm cầu an cần tụng kinh, niệm Phật Dược Sư?
Hỏi - Đáp
Vì sao đầu năm các chùa thường tụng kinh Dược Sư để cầu an? Tôi muốn trì niệm danh hiệu Phật Dược Sư để được gia hộ. Xin cho biết nên trì niệm danh hiệu nào vì Phật Dược Sư có nhiều danh hiệu và ý nghĩa của danh hiệu cùng công năng của việc trì niệm Phật Dược Sư.

Vào chùa nên đi lối nào và đứng ở đâu để khấn nguyện?
Hỏi - Đáp
Vấn: Xin thầy cho con biết vào chùa con nên quỳ hoặc đứng ở đâu là đúng nhất khi thắp nhang và khấn nguyện? Vào chùa con nên đi cửa nào vào là đúng? Có bạn bảo là không được đi bằng cửa chính vì chỉ dành cho các thầy hay để cử hành lễ nhưng nếu chùa có một cửa thì phải làm sao?
Xem thêm