Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 14/11/2023, 11:10 AM

Đâu cứ phải tu mới học

Con đường của Đức Phật chính là con đường thân tâm hợp nhất. Chỉ có thân tâm hợp nhất bạn mới theo dõi, kiểm tra thân với thọ, tâm với pháp. Đó là bài học kiểm chứng thường trực, xuyên suốt của mỗi người trong cả cuộc đời.

Tứ niệm xứ là bài học căn bản để kiểm tra sức khoẻ vật chất và tinh thần cho tất cả những người đang sống, muốn sống tốt, lợi lạc cho quần sanh, không làm khổ mình, khổ người…vì là của Đức Phật nên người ta lấy làm “pháp thiền, pháp tu” với nhiều tên gọi khác nhau, cách hiểu khác nhau: Thiền Thân, Thiền Thọ, Thiền Tâm, Thiền Pháp…và biến dạng bởi những mục tiêu không chính đáng của các thầy.

Lắng nghe thọ để kiểm trên thân, lắng nghe thân để kiểm trên thọ. Lắng nghe tâm để nhận ra pháp, lắng nghe pháp để nhận ra tâm. Cứ chú mục câu chữ chỉ hiểu nghĩa mà chẳng sao tiếp nhận được cái ý. Chính vì vậy, không thể phân biệt được cái gì thuộc vật chất, cái gì thuộc tinh thần. Uy lực của Tứ niệm xứ bị đánh mất bởi những người khai thác chúng. 

Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ…(10). Điều khiến nhiều người chăm chăm vào câu chữ được kết tập nhiều lần, rồi tu bổ, rồi sửa chữa, rồi dịch thuật…nhiêu khê nên những lời nôm na trở nên huyễn hoặc, mơ hồ, ảo diệu… “Bốn niệm xứ là con đường đưa đến thanh tịnh, vượt sầu não, diệt khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ niết bàn…”. Đơn giản như thế. 

Tứ niệm xứ - Tinh hoa lời Phật dạy

365788295_324889576865394_3731329471203050039_n

Mười chín đề mục định niệm hơi thở chỉ để tập trung, kéo “con ngựa bất kham” “tâm viên ý mã” trở về thực tại đối với những kẻ sơ cơ, mới học đạo mà mục đích chính là hợp nhất thân với  tâm. Con đường của Đức Phật chính là con đường thân tâm hợp nhất. Chỉ có thân tâm hợp nhất bạn mới theo dõi, kiểm tra thân với thọ, tâm với pháp. Tứ niệm xứ là gì? Niệm là vô sắc nhưng Tứ niệm xứ có cả vô sắc và hữu sắc . Đó là bài học kiểm chứng thường trực, xuyên suốt của mỗi người trong cả cuộc đời .

Nhưng có một điều quan trọng, bạn không thể áp dụng cho người có đời sống phóng túng, sa ngã…những người mà chỉ trông cậy vào dược liệu, thuốc men.

Quán thân trên thân để khắc phục tham ưu...

Quán thọ trên các thọ để khắc phục tham ưu…

Quán tâm trên tâm để khắc phục tham ưu…

Quán pháp trên các pháp để khắc phục tham ưu...

Điều đó có nghĩa mỗi pháp quán đều có 2 mệnh đề: vừa soi chiếu vừa don dẹp, giải quyết. Rất buồn cười là tất cả đều biên thành vô sắc, diễn ra trên tư duy, trong “tác ý” “ám thị” nhiều lúc căng thẳng mà chưa phân biệt đâu là lý, đâu là hoá, hữu sắc với vô sắc. Nói niệm trên thân là nói đến những “cảm thọ”: Đau nhức, ngứa ngáy, mệt mỏi, rã rời…Nói đến niệm trên thọ là nói đến “quán thân”: khu vực nào, tay chân, đầu mình….Sự tương quan thân thọ là một cặp dính mắc, chướng ngại cần khắc phục. Nó chỉ rõ trụ xứ, tình trạng, và nó là gì nếu ta không gọi là bệnh tật, là lậu hoặc.

Nói đến niệm trên tâm cũng thế, nó không chỉ là những dính mắc trên tâm mà còn tương quan đến pháp: Giận dữ, phiền não, lo buồn, sợ hãi, khiếp đãm…tất cả đều có nguyên nhân hiện tượng trên pháp mà ra. Mà pháp không đơn thuần là thế giới bên ngoài mà còn là chính trong ta. (bởi ta cũng là một pháp trong các pháp). Chính vì vậy khi quán niệm trên tâm bạn cứ chăm chăm vào tâm mà chẳng biết cái mắc mứu, chướng ngại đó ở đâu thì bao giờ bạn mới khắc phục tham ưu cho được. Ngay cái tâm bạn lại cho là “bộ não” thì bạn thật thiển cận. Nói đến Tứ niệm xứ nó buộc bạn phải hiểu về tứ đại.

Chính vì lẽ đó mà “Tứ niệm xứ” phải là một trong ba bài học căn bản dành cho người sơ cơ, mới vào đạo.

-Tứ niệm xứ

-Tứ chánh cần

-Tứ đại

Thậm chí, chẳng hướng đến đạo quả gì mà chỉ sống cuộc sống đáng sống: khoẻ mạnh từ tinh thần đến vật chất. Đó là những nguyên lý đầu tiên khiến tôi đến với Trường Sinh Học nhưng đáng tiếc khuynh hướng mê tín ngày càng lộ rõ giục tôi phải chia tay.

Để có thể trình bày hệ thống vì sao mà Tứ niệm xứ lại là bài học căn bản. Quán chiếu trên thân, tho, tâm, pháp nếu đơn giản như giáo lý phát triển: Thân bất tịnh, tâm vô thường, pháp vô ngã, thọ thị khổ thì Tứ niệm xứ là cái khung mặc định, tất cả như nhau có gì nữa quán chiếu.

Kinh nghiệm đã cho tôi từ sau cú “gục ngã tại trường lực” . Tôi đã mất gần một năm trời để có thể “đứng vững trên đôi chân của mình”. Thân đấy, thọ đấy…để khắc phục “chướng ngại, dính mắc” tôi đã không “tác ý” mà dùng nhiều  phương pháp vật lý, xông củ cải kiên trì để lắng nghe “dòng cảm thọ” chuyển biến mỗi ngày để tôi có ngày hôm nay mà không phải ngồi xe lăn, khá hơn tí kéo lê một bên, bán thân bất toại.

Tôi ấn tượng với “Tứ niệm xứ” từ sau những ngày ấy. Và giờ đây với tâm với pháp cũng thế. Tôi mỗi ngày ôm chặt 3 pháp: Tứ chánh cần, Tứ niệm xứ, và tri kiến về tứ đại, để lắng nghe những chuyển biên thay đổi nhỏ nhất.

Chỉ có cách hành trì, chứng nghiệm thực tế mới cho bạn “tri kiến giải thoát” cho bạn hiểu biết để nói đến những khiếm khuyết hiện nay trong phương pháp tu tập mà hầu hết “nghiện” thuyết, “nghiện” biện luận, “nghiện” lên lớp dạy đạo, thuyết pháp… Điều mà Trưởng lão luôn miệng nhắc nhở: “dẫn tâm vào đạo, dừng dẫn đạo vào tâm”.  

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao con muốn tu tập?

Góc nhìn Phật tử 09:30 05/11/2024

Thưa sư cô, con muốn tu tập, sư cô dạy cho con tu với được không ạ? Hằng ngày con nghe giảng pháp, niệm Phật và thỉnh thoảng con có ăn chay. Như vậy có phải tu không ạ?

Tình mẹ - Bến bờ bình yên cho con

Góc nhìn Phật tử 20:21 04/11/2024

Tình yêu thương của người mẹ dành cho con là tình cảm sâu sắc, thiêng liêng và bền bỉ nhất trên đời.

Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời

Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024

Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Xem thêm