Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 17/07/2023, 10:10 AM

Giải độc 9: Xác định toạ độ

Xác định vị trí trên con đường tu tập, đó là việc trước tiên đối với mọi Phật tử. Điều này đến các bậc tôn túc, các sư thầy thật sự cũng chưa chỉ rõ được cho Phật tử vì phần đông người học Phật cứ căn cứ vào việc “hiểu giáo lý”, “thuộc nhiều kinh”.

Audio

Và thực lòng hàng ngày, chạm vào những “tủ kinh sách” di động, rất đáng ngại vì dễ gây “mất đoàn kết”, thậm chí xung đột, tranh cãi. Phật dạy: Có 5 cách sống:

1. Ta phải sống với tâm không có tưởng;

2. Ta phải sống với tâm không động chuyển;

3. Ta phải sống với tâm không chấn động;

4. Ta phải sống với tâm không lý luận;

5. Ta phải sông với tâm từ bỏ ngã mạn.         

Ba cách trên đơn giản dễ hiểu rồi. Có 2 cách sống không lý luận và từ bỏ ngã mạn cũng đơn giản dễ hiểu nhưng vì nó liên quan trực tiếp đến người khác, liên quan đến ứng xử nên cần thiết nhắc lại ở đây. Có phải thuyết giảng được nhiểu kinh tạng, lý luận là người “học”, “hiểu” không? Có phải người hay tỏ ra hiểu biết, dẫn giải, thuyết giảng là người từ bỏ ngã mạn không? 

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Tôi tin chắc rằng các vị chân sư từng ban ra lời mặc khải nếu sống lại, đối diện những phân tích có lý, hợp tình, hợp lý đạo, lẽ đời sẽ phải nói đôi lời trần tình, xin hậu thế thứ lỗi. Một trong những lời này có “Luận Bảo Vương Tam Muội” - nó đúng là sự “tự nhiễm” nguy hiểm nhất. Còn rất nhiều những “mặc khải” tương tự trong kinh tạng mà Đức Phật đã cảnh báo. “Chớ có tin vì kinh tạng truyền tụng”.

Xin dẫn tiếp một trường hợp khác Tương ưng bộ Chương I: Phẩm cây lau:

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi (Xá-vệ), Jetavana (Thắng Lâm), tại vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc). Rồi một vị Thiên, khi đêm đã gần tàn, với nhan sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, vị Thiên ấy bạch Thế Tôn:

- Thưa Tôn giả, làm sao Ngài vượt khỏi bộc lưu?

- Này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu.

- Thưa Tôn giả, làm sao không đứng lại, không bước tới, Ngài vượt khỏi bộc lưu?

- Này Hiền giả, khi Ta đứng lại, thời Ta chìm xuống. Này Hiền giả, khi Ta bước tới, thời Ta trôi giạt; do vậy, này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu.

(Vị Thiên):

Từ lâu, tôi mới thấy

Bà-la-môn tịch tịnh.

Không đứng, không bước tới,

Vượt chấp trước ở đời.

Vị Thiên ấy nói như vậy và bậc Ðạo Sư chấp nhận. Vị Thiên ấy biết được: "Thế Tôn đã chấp nhận ta". Vị ấy đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài, rồi biến mất tại chỗ.        

Hãy lưu ý lời nói rất nôm na, sắc gọn của Đức Thế Tôn. Tất cả các tưởng giải đều chỉ chú mục vào vế đứng lại thì chìm, bước tới thì trôi dạt còn còn vế thứ hai thì đều loanh quanh “đừng đứng lại, cũng đừng bước tới” rồi đưa vào đấy những kinh tạng, luận giải dài dòng mà người nghe chỉ cảm nhận “đừng nhúc nhích” cứ để tự nhiên…rồi từ từ tụng đọc các loại kinh tạng. Không ai xác định được hay giúp thính giả xác định rằng “ta đang ở đâu” để biết nên tiếp tục làm gì. Trong khi vế trước xác định rõ vị trí, nếu bạn hình dung một đồ thị với hai trục tung hoành, toạ độ 0 là gốc thì phân chia tung hoành về phía phải (dương vô cực) đi về phía cái thiện, hướng của sự giải thoát, ly dục, thoát ra những dính mắc, lậu hoặc, bệnh tật, phiền não. Và phía trái (âm vô cực) đi về phía cái ác, hướng của sự trôi lăn trong lục đạo, luân hồi. Từ đây, bạn xác định rõ đang ở âm vô cực cho nên nếu cứ điềm nhiên đứng lại hay bước tới bạn đều trên cái hướng đi của mục đích sống để chết và chết để sống, cứ vô tư mà trôi lăn trong luân hồi sinh tử rồi tự an ủi mình: “Đức Phật còn tu đến vô lượng kiếp”. 

Hầu hết chúng ta đều ở vị trí đó. Xin lưu ý các bạn, ngay cả các sư thầy nếu chưa vượt qua tức đang ở đấy. Và như vậy lại cứ thản nhiên thuyết giảng dài dòng để rồi nhấn chìm giáo pháp, nhấn chìm chúng sinh vào đắm nhiễm, mê hoặc, đên…vô lượng kiếp? (Xem chi tiết tại đây).

Vế thứ hai thưa các bạn, đó là hiệu lệnh cho bạn quay đầu lại. Trong thiền xả tâm (Trưởng lão Thích Thông Lạc, Những Lời Gốc Phật Dạy - Tập 1 tr.109-117):

Ta vượt khỏi bộc lưu

“Giữ thân được nhẹ nhàng

Giữ tâm khéo giải thoát

Không còn các sở hành

Chánh niệm không tham trước

Biết rõ được chánh pháp

Không tầm tu thiền định

Không phẫn nộ vọng niệm

Không thuỳ miên giải đãi

Như vậy vị tu sĩ

Sống giữa nhiều chướng ngại

Ðã vượt năm bộc lưu

Lại gắng vượt thứ sáu

Như vậy tu thiền tư (xả)”   

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Xả bỏ hết mọi chấp trước, để cho thân, tâm nhẹ nhàng, xả bỏ hêt sở hành sao cho thanh tịnh thân tâm…không đơn giản chỉ nhiếp tâm không vọng tưởng, tụng đọc kinh tạng, tập trung vào kinh tạng, ức chế ý thức…mà là quét dọn bên trong bằng sự tỉnh thức, bằng sự tỉnh giác chánh niệm. Chính đây là giai đoạn quyết định cho cuộc đời tu tập chánh pháp vì xả 5 bộc lưu không đơn giản đó là năm dòng thác.

Năm dòng thác đang đổ xuống ở toạ độ 0, nơi phân chia thiện-ác muốn vượt lên là bạn bám vào vách đá, phia trên thác vẫn ầm ào dội xuống. Năm bộc lưu (dục-hữu-kiến-vô minh-ái). Nhiếp tâm khống chế 5 bộc lưu, chiến thắng hoàn toàn 5 bộc lưu tức bạn đã ly dục, ly ác pháp, nhập sơ thiền. Nói cách khác, bạn đã vượt lên được toạ độ 0, đi về hướng dương vô cực. Chính đây là một xác chứng cho quá trình tu tập cần và rất cần sự gíam sát của Hội đồng Giám luật (HĐGL). Từ đây hội đồng thự sự mang thêm trọng trách tổ chức sát hạch định kỳ Tăng chúng để công nhận chứng đạt theo từng cấp học.

Việc hoạch định thêm chức năng này có lẽ cần đầu tư nhiều về qui chế, tổ chức, cơ sở vật chất, thời gian cụ thể. Tuy nhiên đây không phải là công việc quá khó. Một khi HĐGL sát hạch, công nhận Tăng ni đạt được những thành tựu cụ thể này, đồng thời phân rõ 'vàng thau' trong Tăng giới, trong tổ chức, trong từng hệ phái, góp phần chấm dứt tình trạng hiện nay…Điều này sẽ tạo nên sự khác biệt rõ rệt của Giáo hội Phât giáo Việt Nam; không chỉ ở việc xiển dương lý thuyết thông thường mà còn tạo sự khích lệ đối với Tăng chúng hết lòng vì Đạo pháp, tinh tấn tu tập; tôn vinh những trường hợp tu hành nghiêm mật, những người dấn thân vào cuộc đời theo hạnh Bồ-tát; xử lý các trường hợp vi phạm Giới luật và pháp luật trong hàng ngũ tu sĩ.

“Phát triển mạnh mà kỷ cương kém thì nguy hiểm vô cùng”

> Đọc loạt bài Giải độc tại đây

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thiền và định

Góc nhìn Phật tử 16:00 19/05/2024

Thiền định, đó là thuật ngữ chỉ phương pháp trụ định thân tâm gom lại trước hiện trạng bị phân tán, bị chi phối bởi bao nhiêu lo lắng suy tư, sợ hãi, tức giận, buồn bã, phiền não…

Nét đẹp của người tu sĩ

Góc nhìn Phật tử 11:22 19/05/2024

Cuộc đời tu là cả hành trình dài chiến đấu với tham sân si của chính mình. Đâu phải dễ dàng để từ bỏ những thói quen thế tục, những suy nghĩ phàm trần đã huân tập trong tâm mình từ bao kiếp.

Đức Phật của tôi

Góc nhìn Phật tử 10:16 19/05/2024

Với ký ức tuổi thơ, tôi đã từng mường tượng Đức Phật là một đấng nào đó ở trong cõi xa xăm, huyền bí và có nhiều phép mầu đầy quyền năng thông qua những câu chuyện cổ tích “Cây nêu ngày Tết”, “Ăn cám trả vàng”...

Hoan hỷ trong Pháp với trí tuệ sáng suốt

Góc nhìn Phật tử 09:00 19/05/2024

Con à, hoan hỷ trong pháp nghĩa là thấy rõ sự vận hành Nhân Duyên Sinh của pháp thuận lẫn nghịch, cả khổ lẫn vui, cả sinh lẫn diệt...với Trí Tuệ sáng suốt, chứ không phải vui thích chấp lấy điều này và ghét bỏ điều kia theo ý đồ tham muốn của mình.

Xem thêm